Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 56 - 61)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Yên Mỹ Tỉnh Hưng Yên

4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

4.1.2.1. Điều kiện kinh tế

a. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế: Nền kinh tế của huyện trong những năm qua phát

triển nhanh và ổn định. Năm 2015 tổng giá trị sản phẩm các ngành của huyện đạt 2.377,029 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 17,76% năm. Năm 2016 tổng giá trị sản phẩm các ngành của huyện đạt 3.011,170 tỷ đồng, tốc độ tăng trươởng kinh tế đạt 20,59% năm.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

+ Năm 2015 cơ cấu kinh tế của huyện đạt là: Nông nghiệp 22,07 %; Công nghiệp - Xây dựng 41,03 %; Dịch vụ thương mại 36,90%;

+ Năm 2016 cơ cấu kinh tế của huyện đạt là: Nông nghiệp 20,29 %; Công nghiệp - Xây dựng 42,01%; Dịch vụ thương mại 37,70 %.

b. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

- Về sản xuất nông nghiệp: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp đến năm 2016 đạt 632.462,6 tỷ đồng, đạt 185,07% so với năm 2012, trong đó: Nông nghiệp chiếm 85,5% (trồng trọt: 72%, chăn nuôi: 28%), lâm nghiệp 13,43%, Thuỷ sản 1,07%; giá trị thu nhập/diện tích canh tác 32 triệu đồng/ha; sản lượng lương thực năm 2016 đạt 23.500/25.000 tấn, so với năm 2009 sản lượng tăng 4.127,2 tấn, bằng 121,3%.

- Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:

+ Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp xây dựng năm 2016 bình quân đạt 2.466,55 tỷ đồng/năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt trên 24,00%;

+ Các dự án đầu tư vào địa bàn tăng nhanh, đến nay tổng dự án đầu tư trên địa bàn huyện là 99 dự án (tăng 32 dự án so với năm 2012) đã bàn giao đất cho 95 dự án với tổng diện tích thu hồi là 603,96 ha. Trong đó 76 dự án đã đi vào hoạt động, hoàn thành giai đoạn 1 dự án khu dân cươ mới thị trấn Yên Mỹ.

- Xây dựng:Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý nguồn vốn

ngày càng có hiệu qủa, chất lượng công trình đã được nâng lên. Kêu gọi, thu hút nhiều nguồn vốn từ doanh nghiệp, các tổ chức vào đầu tư xây dựng. Phong trào làm giao thông nông thôn hàng năm được phát huy, triển khai đồng bộ trên tất cả các xã, thị trấn; trong 5 năm đã làm được 220 km, đạt 110% NQ, so với năm

2009 tăng 90 km.

- Thương mại: Phát triển khá nhanh, đặc biệt doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các hộ kinh doanh phát triển nhanh cả về số lượng, lĩnh vực đầu tư và doanh thu; các loại hình hình dịch vụ ngày càng phát triển, cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống nhân dân.

4.1.2.2. Điều kiện xã hội

a. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

- Dân Số: Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 2017 toàn huyện có 135.492 người.

Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu về dân số huyện Yên Mỹ năm 2017

TT Xã/thị trấn Dân số (ngƣời) 1 Thị trấn Yên Mỹ 13.530 2 Xã Ngọc Long 5.598 3 Xã Giai Phạm 8.463 4 Xã Đồng Than 9.984 5 Xã Nghĩa Hiệp 5.033 6 Xã Hoàng Long 7.395 7 Xã Yên Phú 11.985 8 Xã Yên Hòa 5.676 9 Xã Trung Hưng 7.297 10 Xã Trung Hòa 11.632 11 Xã Lý Thường Kiệt 6.038 12 Xã Minh Châu 5.363 13 Xã Thanh Long 8.398 14 Xã Tân Lập 8.098 15 Xã Liêu Xá 8.469 16 Xã Tân Việt 8.616 17 Xã Việt Cường 3.917 Toàn huyện 135.492

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Yên Mỹ (2017)

- Lao động và việc làm: Nhân khẩu trong độ tuổi lao động năm 2017 là 59.619 người chiếm 44,00% trong tổng dân số. Trong đó có 34.388 lao động nông nghiệp; 25.231 lao động phi nông nghiệp. Lực lượng lao động của huyện

tập trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Các loại hình dịch vụ phát triển đáp ứng được nhu cầu chủ yếu của kinh tế nông nghiệp nông thôn. Nhiều nghề truyền thống được khôi phục, phát triển và mở thêm nhiều nghề mới, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động ở nông thôn.

- Thu nhập: Do chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển nhanh và tương đối ổn định, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần, kinh tế tập thể được hỗ trợ và khuyến khích phát triển, các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục đứng vững và phát triển. Thực hiện tốt các chức năng dịch vụ phục vụ nông nghiệp và đời sống dân sinh, nhiều ngành nghề truyền thống được khôi phục, mở thêm một số nghề mới góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn. Nhu cầu ăn, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh, điện, nước và hoạt động văn hoá được đáp ứng tốt hơn.

b. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

- Giao thông: Tổng diện tích đất giao thông là 847,60 ha, chiếm 9,16% so với diện tích tự nhiên. Có tuyến quốc lộ 5A và 39A mới; tuyến đường tỉnh 39 cũ, 200, 206A, 199, 209, 206 và hệ thống đường huyện 206, 206B, 207A, 199, 39 cũ, 196, ..., đường xã, đường thôn xóm, đường ra đồng và nội đồng cũng tương đối phát triển.

Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện có quốc lộ 39A; 5A chạy từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Tỉnh lộ 199, 200 chạy theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam. Các tuyến giao thông trục phân bố tương đối đồng đều và khá hoàn chỉnh là điều kiện thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Đường quốc lộ đi qua Yên Mỹ với tổng chiều dài là 16,14 km, trong đó đường quốc lộ 5A do Trung ương quản lý đi qua địa bàn huyện với chiều dài 1,24km rải nhựa, đường cấp I, tình trạng mặt đường tốt; Quốc lộ 39A mới dài 10,54 km rải nhựa do tỉnh quản lý; Quốc lộ 39A- cầu vượt dài 4,2m rải nhựa do tỉnh quản lý tình trạng mặt đường tốt.

- Thủy lợi, cấp, thoát nước: Yên Mỹ nằm trong vùng tưới tiêu thuộc hệ thống thuỷ nông Bắc - Hưng - Hải và với các sông chính như sông Bắc Hưng Hải, sông Bần, sông Từ Hồ, sông Trung, đã chủ động được nước tưới, tiêu thoát nước úng phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp của huyện.

Tổng diện tích đất thuỷ lợi của huyện là 388,31 ha, chiếm 4,2% so với tổng diện tích tự nhiên, bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình thuỷ lợi, kênh mương, đê điều và các công trình phục vụ thuỷ lợi như trạm bơm, dự trữ phòng chống bão lụt.

- Năng lượng: Nguồn điện năng cung cấp cho sản xuất, sinh hoạt trên địa bàn huyện được cấp từ lưới điện quốc gia 35 KV thuộc trạm Phố Cao và lưới điện quốc gia 10KV từ trạm Khoái Châu và trạm trung gian Hưng Long. Toàn huyện có 167 máy biến áp với tổng công suất 41.750 KVA, tăng 12 máy so với năm 2006. Mạng điện quốc gia đã được kéo về 17/17 xã, thị trấn phục vụ sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. 100% số hộ trên địa bàn huyện được sử dụng điện năng.

- Bưu chính viễn thông: Mạng lưới thông tin liên lạc ngày càng phát triển với một trung tâm bưu điện huyện và 4 bưu cục, 17/17 xã, thị trấn đều có điểm bưu điện văn hoá xã. Năm 2016 trung tâm viễn thông huyện đã phát triển thêm 4917 máy điện thoại, nâng tổng số máy điện thoại trên địa bàn huyện là 19503 máy, bình quân 15 máy/100 dân, tăng 4 máy/100 dân so với năm 2008. Ngành bưu chính viễn thông đã đáp ứng kịp thời các yêu cầu thông tin liên lạc phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương.

- Cơ sở y tế: Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, năm 2009 UBND huyện đã bàn giao các trạm y tế xã, thị trấn về Sở Y tế quản lý theo quy định. Do nhu cầu thuyên chuyển công tác, số lượng bác sỹ hiện đang công tác tại trạm y tế xã chỉ đạt 59%. Trong năm không có thêm xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Đến nay toàn huyện mới có 11/17 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.

- Cơ sở giáo dục - đào tạo:

+ Giáo dục mần non: Tỷ lệ huy động trẻ đến trường đạt 94,7%;

+ Giáo dục bậc tiểu học: Đã 100% xã, thị thực hiện đạt chương trình phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; có 38/38 trường hoàn thành chỉ tiêu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia;

+ Giáo dục trung học cơ sở: Có 21 trường với 253 lớp học và 7.703 học sinh; đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Tỷ lệ bình quân giáo viên/lớp học là 2,20;

+Trung học phổ thông: Đến cuối năm 2014 có 11 xã đạt phổ cập giáo dục bậc Trung học; toàn huyện có 4 trường trung học phổ thông, được phân bố theo

+ Dạy nghề: Để nâng cao trình độ lao động, huyện đã có trường dạy nghề với các nghành nghề đào tạo chính là chế biến nông - lâm sản, cơ khí, lái xe....

- Cơ sở thể dục - thể thao

Trung tâm Thể dục - thể thao và sân vận động đã được xây dựng ở thị trấn Yên Mỹ, một số sân thể thao trung tâm cụm xã đã được hình thành trên địa bàn của huyện. Các xã, thị trấn và nhiều thôn xóm đã có sân chơi thể thao. Đã duy trì và phát triển các đội thể thao cơ sở và thu hút đông đảo quần chúng thường xuyên tham gia.

4.1.2.3. Đánh giá chung

- Thuận lợi: Yên Mỹ là huyện được tỉnh Hưng Yên xác định là vùng trọng điểm phát triển công nghiệp của tỉnh, có khu công nghiệp Phố Nối A, Phố Nối B và khu công nghiệp Thăng Long II phát triển sôi động. Có vị trí địa lý, giao thông thuận tiện, gần các trung tâm đô thị lớn thuộc địa bàn kinh tế trọng điểm của miền Bắc như Hà Nội, Hải Phòng… là điều kiện để Yên Mỹ hoà nhập với quá trình phát triển năng động của khu vực, tiếp nhận thông tin thị trường cũng như chuyển giao nhanh các công nghệ và thiết bị tiên tiến. Là huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh, tiếp giáp với các huyện phát triển, càng tăng cường khả năng giao lưu kinh tế với các vùng trong và ngoài tỉnh. Có nguồn lao động dồi dào, có khả năng tiếp thu khoa học và công nghệ.

- Tồn tại, khó khăn: Việc thực hiện các chương trình, đề án, dự án của huyện là chậm: chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tuy có tiến bộ xong còn chậm, hiệu quả chưa cao, việc đưa giống cây, con hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất chưa kịp thời. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở một số cơ sở là chưa chặt chẽ, chưa có biện pháp xử lý nghiêm minh đối với người quản lý và người vi phạm, tình trạng vi phạm hành lang an toàn giao thông, lấn chiếm đất đai, xây dựng trái phép chưa được xử lý kịp thời. Tình trạng ô nhiễm môi trường ở các cơ sở sản xuất công nghiệp, làng nghề và khu dân cư nông thôn còn chậm được xử lý, chưa có những giải pháp hữu hiệu để giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường. Sự hợp tác liên kết trong sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là hạn chế, hiệu quả thấp, công tác quản lý một số loại hình dịch vụ chưa cao.

- Những mặt cần tiếp tục thực hiện trong thời gian tới:

triển nhưng chưa tương xứng với lợi thế và tầm vóc của huyện công nghiệp phát triển như hiện nay. Giá trị gia tăng trong giá trị sản xuất nông nghiệp tăng chậm. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật chưa có hiệu quả cao. Tốc độ tăng trưởng trong chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản vẫn bị hạn chế. Năng suất lao động của người lao động nông nghiệp chưa cao. Chi phí sản xuất trong ngành công nghiệp là cao. Tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm... Số lượng các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa tương xứng với tiềm năng của huyện. Tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ chưa cao, loại hình dịch vụ đơn điệu, chất lượng và hiệu quả kinh doanh dịch vụ còn bị hạn chế. Nhiều lĩnh vực dịch vụ chưa được hình thành và hiệu quả khai thác chưa cao, chưa đáp ứng tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá của huyện; chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa các ngành và các địa phương để hỗ trợ cho việc phát triển dịch vụ; chưa tạo được một số ngành dịch vụ mũi nhọn của huyện; chưa khai thác được tiềm năng và lợi thế của địa phương.

Huyện có nguồn lao động dồi dào, nhưng trình độ là thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất nhất là trình độ tay nghề phục vụ cho phát triển công nghiệp, gây cản trở cho ứng dụng khoa học - kỹ thuật - công nghệ.

4.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN YÊN MỸ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 56 - 61)