Xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện quyền của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 105 - 108)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.4.xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện quyền của

HIỆN QUYỀN CỦA NGƢỜI SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN MỸ - TỈNH HƢNG YÊN

Để khắc phục và hạn chế những tồn tại trong việc thực hiện các quyền sử dụng đất, trên cơ sở phân tích các kết quả điều tra và nghiên cứu những điều kiện trên địa bàn huyện, tôi xin đưa ra một số giải pháp sau.

4.4.1. Giải pháp chính sách

- Hoàn thành sớm việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất. Đây là điều kiện pháp lý tiên quyết nhằm tạo điều kiện cho hộ gia đình, cá nhân thực hiện quyền chuyển nhượng, thế chấp bằng quyền sử dụng đất;

- Tiếp tục rà soát, phát hiện những mâu thuẫn, bất cập và sửa đổi, bổ sung các quy định về xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến việc thực hiện quyền chuyển nhượng, thế chấp quyền sử dụng đất;

- Cần bổ sung các quy định về quản lý chặt chẽ hệ thống sổ, sách bản đồ về đất đai v.v nhằm xác định tính chất hợp pháp của quyền sử dụng đất khi chuyển nhượng, thế chấp và góp vốn bằng quyền sử dụng đất v.v.

4.4.2. Giải pháp cải cách thủ tục hành chính

- Cải cách thủ tục hành chính nói chung trong tất cả cách lĩnh vực, các ngành hiện nay là yếu tố hết sức quan trọng, đặc biệt đối với lĩnh vực được coi là “nóng” và nhạy cảm như lĩnh vực về đất đai, chính vì vậy bằng các biện pháp thực hiện nhằm đơn giản hóa các thủ tục hành chính;

- Thực hiện dịch vụ công về đất đai như cung cấp thông tin về quy hoạch, thông tin về đất đai, hỗ trợ pháp lý trong các giao dịch đất đai, trong việc thực hiện thủ tục hành chính pháp lý trong chuyển nhượng đất đai;

- Đơn giản hóa các thủ tục hành chính tạo điều kiện để người sử dụng đất thực hiện quyền SDĐ được thuận lợi, nhanh chóng, nhất là trong quyền thừa kế.

4.4.3. Một số giải pháp về xử lý hành vi vi phạm pháp luật dất đai

- Sửa đổi, bổ sung các quy định về xử lý vi phạm pháp luật đất đai nói chung và xử lý vi phạm pháp luật về chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp và góp vốn bằng quyền sử dụng đất nói riêng theo hướng tăng mức phạt tiền; đặc biệt bổ sung quy định cho phép Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được xử phạt vi phạm hành chính về đất đai theo mức thấp nhất là 10 triệu đồng. Có như vậy việc phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật đất đai mới mang lại hiệu quả bởi lẽ, các vi phạm pháp luật đất đai xảy ra ở cấp cơ sở. Khi phát hiện và được xử lý kịp thời với chế tài xử phạt nặng sẽ có tác dụng ngăn ngừa không cho vi phạm pháp luật đất đai tiếp tục thực hiện.

- Sửa đổi, bổ sung quy định về xử lý vi phạm pháp luật đất đai nói chung

và xử lý vi phạm pháp luật về chuyển nhượng, thế chấp và góp vốn bằng quyền sử dụng đất nói riêng theo hướng tăng tỷ lệ số lượng các vụ vi phạm pháp luật đất đai bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Bổ sung quy định đề cập chi tiết hơn quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nói chung và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nói riêng trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm

pháp luật đất đai…

4.4.4. Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai nƣớc về đất đai

Để thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai nhưng cũng tạo điều kiện tốt nhất cho các hộ gia đình, cá nhân thực hiện được các quyền của chủ sử dụng đất thì ngoài các giải pháp nêu trên cần có sự đổi mới theo đúng tinh thần Quyết định số 179/2004/QĐ-TTg ngày 06/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 và cụ thể là:

- Đổi mới theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác quản lý đất đai với mục tiêu quản lý được hiệu quả hơn;

- Đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin như: đường truyền mạng, trang thiết bị phục vụ lưu trữ dữ liệu, vận hành dữ liệu và các phần mềm ứng dụng trong công tác quản lý đất đai;

- Hoàn thiện công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và thời gian tiếp theo là hoàn thành bộ cơ sở dữ liệu đất đai;

- Phát triển toàn diện để dữ liệu có thể cung cấp được cho các ngành như Thuế, du lịch, xây dựng, ngân hàng trong nước, ngân hàng nước ngoài,….v..vv..

- Tạo điều kiện cho chủ sử dụng đất thực hiện các giao dịch qua hệ thống mạng internet.

4.4.5. Giải pháp về tuyên truyền và phổ biến chính sách, pháp luật

Tiếp tục tăng cường và thường xuyên tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai cho các hộ gia đình, cá nhân để làm cơ sở thực hiện bằng các hình thức và phương tiện thông tin đại chúng như sau:

- Tuyên truyền và phổ biến văn bản pháp luật qua đài phát thanh và truyền hình của huyện, qua các loa phóng thanh của thôn, xóm;

- Cử cán bộ xuống tận các thôn, xóm trong các xã để tuyên truyển và phổ biến pháp luật, lắng nghe và giải đáp những thắc mắc của người dân về các văn bản pháp luật mà họ chưa hiểu;

- Hướng dẫn người dân cách tra cứu thông tin trên các kênh khác nhau về thủ tục hành chính trong việc đăng ký biến động và quy định pháp luật về đất đai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 105 - 108)