Giải pháp về tuyên truyền và phổ biến chính sách, pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 107)

Tiếp tục tăng cường và thường xuyên tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai cho các hộ gia đình, cá nhân để làm cơ sở thực hiện bằng các hình thức và phương tiện thông tin đại chúng như sau:

- Tuyên truyền và phổ biến văn bản pháp luật qua đài phát thanh và truyền hình của huyện, qua các loa phóng thanh của thôn, xóm;

- Cử cán bộ xuống tận các thôn, xóm trong các xã để tuyên truyển và phổ biến pháp luật, lắng nghe và giải đáp những thắc mắc của người dân về các văn bản pháp luật mà họ chưa hiểu;

- Hướng dẫn người dân cách tra cứu thông tin trên các kênh khác nhau về thủ tục hành chính trong việc đăng ký biến động và quy định pháp luật về đất đai.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

- Huyện Yên Mỹ là một trong những khu vực trọng điểm phát triển kinh tế của tỉnh, tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu về sử dụng đất cũng tăng kéo theo nhiều bất cập trong quản lý hành chính về đất đai đặc biệt trong việc thực hiện các quyền sử dụng đất vì vậy các cấp chính quyền địa phương cần tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cũng như quan tâm hơn nữa đến việc thực hiện các quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân.

- Kết quả nghiên cứu: Giai đoạn 2010-2017 các quyền sử dụng dụng đất

thực hiện nhiều ở khu vực đô thị và các xã lân cận, đặc biệt thời điểm sau khi hoàn thành công tác cấp GCN năm 2015 thì mức độ giao dịch tăng lên đáng kể do người dân yên tâm khi thực hiện các giao dịch. Đối với các xã nghiên cứu cho thấy cơ bản các quyền sử dụng đất hộ gia đình và cá nhân thực hiện tốt yêu cầu quy định của Luật đất đai như: Quyền chuyển nhượng đạt 84,38%; Quyền thế chấp đạt 100%; Quyền tặng cho và chỉ có thực hiện quyền tặng cho tỷ lệ còn thấp chỉ đạt 60% số trường hợp tham gia thực hiện đầy đủ các quy định.

Nhìn chung tỷ lệ giao dịch quyền sử dụng đất giữa khu vực nông thôn và đô thị vẫn có sự chênh lệch đáng kể như chuyển nhượng do đây là xu thế chung vì lợi thế về vị trí địa lý và kinh tế xã hội; Đối với các các quyền như thế chấp, tặng cho tỷ lệ này dần thu hẹp qua các năm do các xã vùng nông thôn có các nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển vì vậy tiềm lực kinh tế hộ gia đình có khá hơn nên nhu cầu về vốn có xã chứng lại, thâm trí có xã giảm; Đối với quyền tặng cho vùng nông thôn vẫn tang là do diện tích đất ở gắn liền vườn taph vẫn cao nên có sự chia tách cho con cái. Mặt khác sự nhận thức về pháp luật đất đai nói chung và thủ tục, trình tự thực hiện đăng ký đất đai nói riêng vùng nông thôn cũng ngày được nâng cao vì vậy về cơ bản giữa 2 khu vực cũng ngày càng thu hẹp.

- Qua nghiên cứu đề tài đã đề xuất được 5 nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy tình hình thực hiện các QSDĐ của người sử dụng đất trên địa bàn, đồng thời hoàn thiện cơ chế chính sách để người dân thực hiện tốt trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước khi thực hiện các quyền sử dụng đất, đó là: Chính sách; Cải cách thủ tục hành chính; Xử lý hành vi vi phạm pháp luật đất đai; Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt đông quản lý đất đai; Tuyên truyền phổ biến pháp luật.

5.2. KIẾN NGHỊ

- Mở rộng đối tượng và phạm nghiên cứu việc thực hiện các quyền của các tổ chức sử dụng đất để đánh giá một cách hệ thống và toàn diện về thực trạng chuyển QSDĐ, đồng thời để có được những giải pháp đồng bộ cho vấn đề này.

- Để nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện các quyền sử dụng đất, bên cạnh các vấn đề cần thiết nêu trên, việc cải thiện cách quản lý nhà nước về đất đai tạo điều kiện thuận lợi thực hiện tốt các quyền sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân; minh bạch hoá các thông tin về đất đai, minh bạch các quy định trong việc xử lý hồ sơ giao dịch về QDĐ sẽ góp phần rất nhiều thúc đẩy thị trường nhà đất phát triển, góp phần phát triển kinh tế xã hội cho huyện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012). Báo cáo số 193/BC-BTNMT về tổng kết tình hình thi hành Luật Đất đai 2003 và định hướng sửa đổi Luật Đất đai.

2. Bộ Tư pháp (2006). Từ điển Luật học -Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý. NXB Từ điển Bách khoa và NXB Tư pháp, Hà Nội.

3. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2004). Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc thi hành Luật Đất đai. 4. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2014). Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, ngày

15 tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.

5. Chu Tuấn Tú (2000). Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của Liên Bang Malaisia. Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới. Vụ Khoa học và Hợp tác Quốc tế. 6. Cục Đăng ký đất đai năm (2017). Báo cáo Tổng kết năm 2017.

7. Hoàng Việt, Hoàng Văn Cường (2008). Bình ổn giá quyền sử dụng đất nông thôn ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Lưu Quốc Thái (2007). Quá trình thị trường hóa đất đai ở Trung Quốc một số đánh giá và bài học kinh nghiệm, Tạp chí khoa học pháp luật số 2(39)/2007. 9. Nguyễn Cảnh Quý (2017). Một số vấn đề cần hoàn thiện trong pháp luật đất đai ở

Việt Nam hiện nay. Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, truy cập ngày 15/4/2018 tại http://lsvn.vn/nghien-cuu-trao-doi/phan-tich-nghien-cuu/mot-so-van-de-can-hoan- thien-trong-phap-luat-dat-dai-o-viet-nam-hien-nay-24503.html.

10. Nguyễn Thanh Trà và Nguyễn Đình Bồng (2009). Giáo trình thị trường bất động sản, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Nguyễn Đình Bồng (2009). Một số vấn đề về thị trường quyền sử dụng đất ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, Hội thảo khoa học Thị trường bất động sản: thực trạng, nguyên nhân và những giải pháp, Hà Nội.

12. Đào Trung Chính (2009). Một số vấn đề về quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường.

13. Bùi Sỹ Dũng (2012). Nghiên cứu thực trạng thực hiện các quyền chuyển nhượng, góp vốn, thế chấp quyền sử dụng đất của người sử dụng đất nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai. Đề tài cấp Bộ. Bộ Tài nguyên và Môi trường

14. Nguyễn Quang Tuyến và Nguyễn Xuân Trọng (2011). Tổng quan về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Hội thảo khoa học Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. Bàn về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, tr .316-317, Hà Nội.

15. Nguyễn Thanh Trà và Nguyễn Đình Bồng (2005). Giáo trình Thị trường bất động sản. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

16. Nguyễn Văn Khánh (2013). Nghiên cứu về quyền sở hữu đất đai ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 29, Số 1, tr. 1-16. 17. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Mỹ (2010). Báo cáo thuyết minh

quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Yên Mỹ giai đoạn 2010 - 2020.

18. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Mỹ (2017). Báo cáo tổng kết năm 2017. 19. Phòng Thống kê huyện Yên Mỹ năm (2017). Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm

vụ và kế hoạch năm 2018.

20. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá VIII (1992). Hiến Pháp năm 1992. 21. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XI (2003). Luật Đất đai năm 2003. 22. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI (2005). Luật Dân sự năm 2005. 23. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XIII (2013). Hiến Pháp năm 2013. 24. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XIII (2013). Luật Đất đai năm 2013. 25. Tôn Gia Huyên và Nguyễn Đình Bồng (2007). Quản lý đất đai và thị trường bất

động sản. NXB Bản đồ 9/2007, Hà Nội.

26. Trần Thị Minh Hà (2000). Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của Ôxtrâylia, Báo cáo chuyên đề tổng hợp về chính sách và tình hình sử dụng đât đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới. Vụ Hợp tác Quốc tế và Khoa học Công nghê, Hà Nội.

27. Trần Tú Cường (2012). Nghiên cứu cơ sở lý luận và qui định về quyền sử hữu, quyền sử dụng đất đai của một số quốc gia trên thế giới, rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam. Đề tài cấp Bộ của Bộ Tài Nguyên và Môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 107)