Nguồn cung cấp nguyên liệu cho nghề dệt truyền thống huyện Mỹ Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghề dệt truyền thống phùng xá trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 100 - 102)

huyện Mỹ Đức

Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Kết quả điều tra các doanh nghiệp liên quan đến sợi nhiều nhất cho thấy có tới 50,89% các doanh nghiệp sản xuất mua nguyên liệu trực tiếp từ các công ty ở tỉnh bạn như Công ty Nam Long, Damsan ở Thái Bình, Công ty TNHH Dệt Hà Nam, công ty Phú Bài ở Đà Nẵng tuy khoảng cách địa lý khá xa nhưng do những nơi này thường liên quan đến nguồn cung cấp đầu ra nên các doanh nghiệp thường kết hợp phương tiện vận chuyển sợi nhập đến, khăn xuất ra; các công ty cung cấp sợi ở Thành phố Hà Nội tuy khoảng cách địa lý gần

nhưng lại hạn chế trong giao dịch nên số lượng sợi mua ở đây chỉ chiếm 17,6 %. Ngoài ra do để thuận tiện trong quá trình giao dịch, cũng như nợ đọng vốn một số công ty nhỏ chấp nhập mua lại sợi của các công ty lớn trong huyện với giá cao chiếm 26,54% ngoài ra có duy nhất 1 công ty là nhập khẩu sợi từ nước ngoài nhưng với tỷ lệ nhỏ 4,97%.

Khi được hỏi về thị trường cung cấp nguyên liệu phục vụ cho nghề dệt hiện nay giám đốc công ty Cổ phần PHUXAHA đóng tại địa bàn xã Phùng Xá cho biết:

Hộp 4.4 Chia sẻ của doanh nghiệp về vấn đề nguyên liệu đầu vào

Cũng theo đánh giá của chính các doanh nghiệp thì có tới 70% các doanh nghiêp nhận định các tác nhân cung ứng nguyên liệu phục vụ sản xuất hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu với số lượng lớn, vì đa phần các tác nhân có liên kết với một hoặc một vài nguồn cung ứng nguyên liệu ở các nơi khác.

Một điểm nữa cần được nhắc tới là thời gian đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu của các tác nhân cung ứng, 100% các doanh nghiệp cho biết là tương đối nhanh. Việc giao dịch diễn ra nhanh chóng, chủ hộ chỉ cần gọi điện đặt hàng, việc chuyển hàng sẽ diễn ra trong ngày hoặc chậm nhất là 1-2 ngày. Và chất lượng của sợi nguyên liệu cũng tương đối đảm bảo về độ trắng, độ dai, và độ tơi. Với chất lượng sợi đó có thể sử dụng cho các máy dệt kiếm đại trà của các hộ và các loại máy cửi đầu cao cấp của các doanh nghiệp. Tuy nhiên giá cả sợi không ổn định, tương đối cao từ 50 – 80 nghìn/kg vì vậy các doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng vốn tương đối lớn để mua nguyên liệu đầu vào.

4.3.5.2 Thị trường đầu ra

Sự cạnh tranh thị trường của các ngành nghề dịch vụ ở nông thôn hiện nay vốn rất nhỏ hẹp với sự cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp, sản phẩm nhập ngoại, trong bản thân các làng nghề trên cùng địa bàn cũng có sự cạnh tranh khốc liệt. Sự cạnh tranh không chỉ đến từ những sản phẩm cùng chất lượng mà còn Nguồn nguyên liệu phục vụ cho nghề dệt hiện nay trên thị trường cũng khá sẵn những lúc công ty có vốn và có kế hoạch dệt cụ thể thì có thể nhập sợi từ các tỉnh bạn và thành phố Hà Nội thì giá cả cũng hợp lý, còn những lúc chưa chuẩn bị được vốn mà cần sợi dệt ngay thì có thể lấy lại của một số công ty cung cấp sợi trên địa bàn huyện tuy nhiên giá cả phải chấp nhận cao hơn rất nhiều.

đến từ các sản phẩm kém chất lượng. Hay sự đa dạng về mẫu mã, chất liệu sản phẩm chưa đáp ứng được thị trường tiêu dùng. Đối với thị trường xuất khẩu còn khốc liệt hơn nên đã ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm của làng nghề. Trong một số sản phẩm của các làng nghề đã có mặt tại thị trường nước ngoài nhưng nhìn chung số lượng xuất khẩu vẫn còn hạn chế, cho đến nay các làng nghề chưa có biện pháp tích cực, mặc dù các hộ cũng nhận thức được vấn đề này, chủ yếu là thị trường truyền thống, khả năng mở rộng thị trường còn hạn chế vì thông tin chưa đáp ứng kịp nên sản phẩm của nghề dệt thường bị các tư thương mua với giá rẻ hoặc ép giá.

Thị trường tiêu thụ đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kì cơ sở sản xuất nào. Muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, các nhà sản xuất phải xác định được thị trường và cụ thể là xác định nhu cầu khách hàng ra sao để có thể đáp ứng được.

Qua điều tra 100% các hộ cá thể sản xuất kinh doanh nghề dệt vẫn đang sản xuất trên quy mô nhỏ và chủ yếu là dệt thuê khăn gia công cho các doanh nghiệp, để ra khăn thành phẩm phải đòi hỏi qua nhiều công đoạn vì vậy việc tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là công việc của các doanh nghiệp và các thương lái trong vùng.

Hiện nay nghề dệt khăn truyền thống Phùng Xá trên địa bàn huyện do thiếu thốn nhiều điều kiện để hoàn thiện sản phẩm và hạn chế về thị trường tiêu thụ sản phẩm nên phần lớn số lượng khăn sản xuất ra là dệt cho các công ty khăn ở các tỉnh bạn, đây là thiệt thòi rất lớn vì khăn tuy được sản xuất tại địa phương mình nhưng lại được chuyển đi nơi khác khác và trở thành sản phẩm của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghề dệt truyền thống phùng xá trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 100 - 102)