Định hướng phát triển nghề dệt truyền thống Phùng Xá trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghề dệt truyền thống phùng xá trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 109 - 121)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Định hướng và giải pháp

4.4.2 Định hướng phát triển nghề dệt truyền thống Phùng Xá trên địa bàn

huyện Mỹ Đức.

Với quan điểm phát triển nghề, làng nghề phù hợp với Chiến lược và Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô, gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ngoại thành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn kết với phát triển làng nghề chung cả nước, Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề của huyện đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đặt ra mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể, trong đó có mục tiêu hình thành đội ngũ doanh nhân có trình độ quản lý, trình độ tổ chức kinh doanh, tiếp thị sản phẩm, tạo mẫu mã sản phẩm tại các làng nghề; chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực làng nghề theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - thương mại, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.

Phát triển nghề dệt truyền thống Phùng Xá song song với khôi phục, phát triển ngành nghề truyền thống, ổn định thị trường tiêu thụ, bảo đảm an tồn về mơi trường sinh thái. Phát triển nghề dệt truyền thống gắn với phát triển du lịch, tạo thành các tua du lịch hấp dẫn...Khuyến khích tạo điều kiện thu hút khách quốc tế đến với làng nghề, sử dụng sản phẩm và dịch vụ của làng nghề.

Phát triển mạnh theo hướng hiện đại nhưng phải bền vững, đảm bảo môi trường làng nghề xanh – sạch – đẹp.

Áp dụng những công nghệ mới, máy móc hiện đại vào q trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng và khối lượng sản phẩm, đa dạng hòa mẫu mã sản phẩm của nghề dệt truyền thống Phùng Xá.

Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân trong làng nghề và các vùng lân cận, nhằm giải quyết những vấn đề xã hội.

Phát triển nghề và làng nghề theo cụm công nghiệp, đẩy nhanh tốc độ xây dựng các cụm công nghiệp huyện Mỹ Đức. Đảm bảo cho các cụm cơng nghiệp có được cơ sở hạ tầng cần thiết như đường giao thông, điện và đặc biệt nước sinh hoạt.

Tôn vinh và xây dựng đội ngũ doanh nhân giỏi, xây dựng cộng đồng doanh nghiệp đông về số lượng, mạnh về chất lượng, làm hạt nhân hình thành phát triển ngành nghề, làng nghề và phát triển CN-TTCN trên địa bàn.

Tạo điều kiện cho một số thợ đi học hỏi kinh nghiêm tại các làng nghề ở các tỉnh bạn.

Phát triển sản xuất nghề dệt truyền thống Phùng Xá theo hướng CNH- HĐH với trình độ chuyên môn cao, quy mô lớn. Xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế ngày càng được đẩy mạnh ở các nước trên thế giới trong đó có nước ta, bởi vậy cần đẩy mạnh sản xuất theo hướng xuất khẩu và mở rộng thị trường trong nước.

Nhanh chóng triển khai dự án cung cấp nước sạch cho hộ sản xuất và nhân dân. Xây dựng hệ thống kênh mương thu gom nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt, xây dựng hệ thống xử lý chất thải tại làng nghề, tập trung xử lý triệt để các nguồn nước thải trước khi thải vào mơi trường xung quanh. Hình thành HTX thu gom rác thải, mỗi thơn xóm có xe thu rác định kì hàng tháng, phân loại rác hợp lý tránh gây ô nhiễm mơi trường. Khuyến khích trồng nhiều cây xanh để hạn chế ơ nhiễm khơng khí.

4.4.3 Các giải pháp phát triển nghề dệt truyền thống trên địa bàn huyện Mỹ Đức

4.4.3.1. Giải pháp về chính sách

Nhà nước sớm hồn thiện, bổ sung hệ thống chính sách pháp luật đồng bộ, cụ thể sát với thực tiễn phát triển nghề truyền thống tại địa phương.

Xây dựng cơ chế thơng thống cho các cơ quan, đơn vị và nhân dân tham gia tổ chức hoạt động làng nghề được tiếp cận chủ trương, chính sách của nhà nước về phát triển ngành nghề nơng thơn, có chính sách miễn giảm thuế cho những cơ sở ngành nghề truyền thống, mới thành lập hoặc mới khôi phục tùy thuộc vào loại nghề, loại sản phẩm. Có biện pháp khuyến khích các chủ đầu tư ngoài tỉnh hoặc người nước ngoài bỏ vốn đầu tư cho công nghiệp nông thôn;

Cần thấy rõ vai trị của cơng tác Quy hoạch, kế hoạch thực hiện các chương trình tổng quan phát triển nghề trong thời gian dài cho toàn huyện cho

từng ngành nghề, làng nghề; Quy hoạch quỹ đất đầu tư hạ tầng tạo điều kiện cho các hộ sản xuất được đầu tư mở rộng;

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng chính quyền các cấp cụ thể bằng việc ban hành các Nghị quyết, chuyên đề, chương trình đề án dự án cụ thể; tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng cho các ngành nghề, làng nghề các cụm công nghiệp phát triển. Nâng cao vai trò năng lực của đội ngũ cán bộ ở địa phương, xây dựng đề án về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ làng nghề. Nhà nước dành một nguồn kinh phí nhất định để đào tạo nghiệp vụ văn hoá, nghiệp vụ du lịch cho người lao động trong làng. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở ở các làng địa phương, đào tạo về kỹ năng giao tiếp, tiếp thị, xúc tiến quảng bá... Địa phương cần có chính sách thu hút và đãi ngộ lao động để bảo đảm đủ nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế địa phương, hỗ trợ làng nghề phát triển. Thực hiện lồng ghép hiệu quả với các chương trình như: phát triển nơng thôn, phát triển làng nghề, vốn từ nguồn ODA, vốn từ nguồn vay tín dụng, vốn huy động cộng đồng, các nguồn vốn khác;

Thực hiện chủ trương thị trường tín dụng nơng thơn. Vận động, hỗ trợ và có chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư tín dụng về nơng thơn hoạt động. Có chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với các hộ dân có mơ hình hoạt động sản xuất tốt tại làng nghề;

Xây dựng chương trình đào tạo nghề, hỗ trợ kinh phí tham quan, học hỏi kinh nghiệm đối với những làng sản xuất điển hình, tiên tiến. Có cơ chế hỗ trợ đầu tư cơng nghệ mới, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, các giải pháp hữu ích thích hợp với trình độ, khả năng của người dân địa phương, hỗ trợ kinh phí để xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề đối với một số sản phẩm có uy tín trên thị trường;

Xây dựng chiến lược, chương trình kế hoạch quảng bá, tiếp thị sản phẩm, hình ảnh làng nghề. Đồng thời bản thân các làng cũng tự xây dựng chương trình quảng bá sản phẩm cho làng, địa phương của mình;

4.4.3.2. Giải pháp về nguồn lực cho phát triển sản xuất kinh doanh của nghề dệt truyền thống Phùng Xá

a. Giải pháp về vốn

Chúng ta đã biết một trong những khó khăn của các cơ sở sản xuất kinh doanh nghề dệt ở Phùng Xá là thiếu vốn để đầu tư phát triển sản xuất bền vững và có quy mơ lớn hơn. Các doanh nghiệp cần có vốn để mua nguyên vật liệu, mở

rộng phương thức sản xuất kinh doanh, tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm để có thể tiêu thụ sản phẩm của mình sản xuất ra. Để khắc phục những khó khăn này, các giải pháp đề ra là:

Cần tận dụng những chính sách hỗ trợ làng nghề của chính phủ để huy động vốn cho phát triển kinh tế hộ gia đình.

Thơng qua hội phụ nữ, hội nông dân… tổ chức các buổi nói chuyện, hướng dẫn về các thủ tục vay vốn ngân hàng giúp người dân có những hiểu biết về quy trình vay vốn của các ngân hàng.

Mở các trung tâm hỗ trợ tài chính tư vấn cho các các hộ, các doanh nghiệp về luật về tài chính về các chiến lượng kinh doanh, nhất là đối với các doanh nghiệp mới khởi nghiệp.

Mở hệ thống tín dụng tại xã, phát triển các hình thức cho vay khác nhau với lãi suất ưu đãi. Chính quyền và các đồn thể làm cơng tác bảo lãnh, tín chấp để các cơ sở sản xuất tiếp cận nguồn vốn của các tổ chức tín dụng.

Phát huy hết khả năng vốn trong các hộ trong địa phương.Qua tìm hiểu được biết có một lượng vốn đáng kể các hộ sản xuất kinh doanh tích luỹ được họ thường gửi tiết kiệm hoặc đầu tư bất động sản mà cụ thể là mua đất dự trữ.

Vay từ các chi hội trong xã như hội nơng dân, hội phụ nữ.

Phát triển hình thức cho vay bằng hiện vật. Cụ thể là các tổ chức tín dụng hỗ trợ trực tiếp cơng nghệ sản xuất hiện đại, máy móc phục vụ sản xuất. Các hiện vật này quy ra giá trị thành tiền và các hộ sản xuất sẽ thanh toán dần khoản vay này cho các tổ chức hổ trợ. Hình thức này có ưu điểm là hướng người dân sử dụng vốn có mục đích, sử dụng nguồn vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tránh tình trạng vay vốn để làm việc khác, vay vốn để thoả mãn các nhu cầu khơng cần thiết.

Đơn giản hóa, linh hoạt hóa các thủ tục cho vay vốn của ngân hàng, của các quỹ tín dụng hiện nay giảm lãi xuất , tăng thời gian vay vốn, tăng cường quản lý, hỗ trợ và tư vấn cho hộ sử dụng vốn sao cho hiệu quả. .

Các hộ gia đình cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, khuyến khích các hộ gia đình mở rộng sản xuất kinh doanh lên quy mơ trung bình và lớn:

b. Giải pháp về đất đai phục vụ cho sản xuất

với các hộ các doanh nghiệp đang tận dụng tối đa đất ở cho sản xuất kinh doanh và muốn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nhưng diện tích đất có hạn nên việc phát triển nghề bị hạn chế rất nhiều. Đối với xã hội do nghề mộc phát triển trong khu dân cư nên ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt, ô nhiễm môi trường và cảnh quan vì vậy để khắc phục vấn đề về đất đai cần các giải pháp sau:

- UBND huyện nhanh chóng triển khai phương án kêu gọi các nhà đầu tư và hỗ trợ xây dựng 2 cụm công nghiệp đã được thành phố Hà Nội phê duyệt. Để dự án được tiến hành sớm, thu hút được các nhà đầu đầu tư, UBND huyện Mỹ Đức đề nghị UBND thành phố Hà Nội xem xét mức cho thuê mặt bằng với giá hợp lý, bên cạnh đó có những đề án để các nhà đầu tư thấy được tiềm năng của nghề dệt mang lại.

- Các cơ sở sản xuất cần tận dụng tốt diện tích đất đang có tại gia đình để sản xuất, bố trí sắp xếp hợp lí các máy móc và ngun liệu; với những hộ, doanh nghiệp có điều kiện thì có thể đi th hoặc mượn mảnh đất hoặc một phần đất ở xung quanh để sản xuất.

c. Giải pháp về lao động và đào tạo nguồn nhân lực

Trên địa bàn cần có chiến lược đào tạo và truyền nghề cho con em mình, cho những người lao động tâm huyết và sẽ gắn bó với nghề. Đối với nghệ nhân, những người có kinh nghiệm, kỹ thuật tinh xảo trong sản xuất dệt cần tạo điều kiện cho họ về chính sách, chế độ trong làm việc và truyền đạt lại nghề truyền thống. Chiêu mộ và trả lương xứng đáng với công sức và tay nghề của họ.

Qua phân tích thực trạng của các cơ sở sản xuất thì nhu cầu sử dụng lao động có tay nghề là rất lớn, trong khi số lao động này lại chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, phần đông là lao động phổ thơng. Do đó, mức lương họ nhận được khơng cao. Đứng trước tình hình đó địi hỏi về phía các cấp chính quyền cần có chủ trương giải pháp để đào tạo nghề cho các đối tượng lao động trong làng nghề, những chủ trương đó cần phải được điều tra khảo sát nhu cầu học của người lao động để tránh tình trạng nội dung đào tạo nghề khơng phù hợp với nhu cầu lao động học nghề, kết hợp cùng với các trung tâm đào tạo nghề của thành phố.

* Với các chủ sản xuất

Trình độ văn hóa và trình độ chun mơn của chủ các cơ sở còn thấp, ảnh hưởng tới vấn đề tổ chức quản lý sản xuất của các hộ. Để khắc phục các hạn chế trên cần có các biện pháp cụ thể như sau:

Tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn kiến thức cơ bản về chuyên mục tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, kiến thức kinh tế thị trường cho đội ngũ cán bộ quản lý trong các cơ sở dệt của xã. Nội dung đào tạo bồi dưỡng cần đặc biệt quan tâm đến việc phổ biến kiến thức pháp luật có liên quan tới tổ chức sản xuất kinh doanh sản phẩm dệt của địa phương.

Cung cấp thông tin về khoa học, thị trường và những chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước có liên quan đến các làng nghề, nghề dệt truyền thống.

Tổ chức các đợt tham quan các mơ hình điển hình về phát triển tiểu thủ công nghiệp, dệt truyền thống tại các địa phương khác.

Về lâu về dài cần đẩy mạnh phong trào khuyến học, động viên con em trong thôn sau khi học xong trở về quê hương phát triển ngành nghề truyền thống, nhất là sinh viên các ngành kinh tế, mĩ thuật, kỹ thuật.

* Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ cho người lao động, cụ thể:

Nâng cao trình độ học vấn và dân trí cho người lao động trong các làng dệt truyền thống. Bởi vì thời gian qua hầu hết các thợ sản xuất trong địa phương đều tiếp xúc với nghề sớm, do cái lợi trước mắt mà các gia đình cho con em mình bỏ học từ sớm để theo nghề dẫn tới trình độ dân trí thấp ảnh hưởng lớn tới hoạt động nhận thức và sản xuất.

Mở rộng quy mơ và đa dạng hóa các hình thức dạy nghề, truyền nghề. Tập trung chủ yếu vào đào tạo những kiến thức thiết thực về sản xuất, kỹ thuật làm khăn dệt. Kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành thực tế tại các cơ sở sản xuất, giữa truyền nghề trực tiếp với đào tạo cơ bản.

Nhà nước cần hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề, truyền nghề. Miễn giảm phí cho người học nghề ở các trường mà trực tiếp làm cho các cơ sở ở địa phương. Nhận thức rõ vai trò của đội ngũ thợ lành nghề, có trình độ cao đối với sự phát triển của làng nghề. Các cấp chính quyền cũng như các cơ sở sản xuất có các chính sách ưu đãi đối với những thợ giỏi, có tay nghề cao, bên cạnh đó khuyến khích họ giới thiệu, truyền bí quyết cho các thế hệ sau.

4.4.3.3 Giải pháp về ứng dụng kỹ thuật công nghệ vào sản xuất

Yêu cầu cơ bản và đặc thù của sản xuất trong phát triển nghề là kết hợp chặc chẽ giữa tính truyền thống và tính hiện đại. Thế mạnh của cơng nghệ truyền thống là thực hiện tính độc đáo về kĩ thuật, kỹ xảo, tạo nên phong cách riêng có của sản phẩm với những nét đặc trưng về nghệ thuật và văn hóa dân tộc. Cịn thế

mạnh của công nghệ hiện đại là tạo ra sản phẩm hàng loạt, chất lượng tốt và đồng đều, năng suất lao động cao. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng giao lưu quốc tế, sự kết hợp giữa công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại sẽ tạo ra nhiều sản phẩm với chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng mà vẫn không mất đi bản sắc của làng nghề.

Với việc đổi mới và ứng dụng công nghệ hiện đại kết hợp với công nghệ truyền thống của nghề dệt truyền thống Phùng Xá là hết sức cần thiết, đòi hỏi sự đồng bộ cả về phát triển thị trường công nghệ, khả năng nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học vào thực tiễn, cũng như năng lực của người quản lý và sản xuất, và sự hồn thiện các cơ chế chính sách trong lĩnh vực này. Vì vậy, chính sách cơ chế về kỹ thuật và công nghệ hỗ trợ phát triển nghề dệt truyền thống Phùng Xá chỉ thực sự có hiệu quả khi tập trung vào một số nội dung sau:

- Cơ chế khuyến khích đổi mới cơng nghệ trên cơ sở phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả của sản xuất kinh doanh ở Phùng Xá theo hướng tạo ra nhiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghề dệt truyền thống phùng xá trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 109 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)