Thực trạng về hình thức tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghề dệt truyền thống phùng xá trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 71 - 72)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng phát triển nghề dệt truyền thống phùng xá huyện Mỹ Đức,

4.2.3. Thực trạng về hình thức tổ chức sản xuất

Trong lịch sử hình thành và phát triển của nghề dệt truyền thống Phùng Xá huyện Mỹ Đức hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh phổ biến nhất là hộ gia đình. Ngày nay, bên cạnh hình thức này, một số hình thức khác đã ra đời và phát triển. Các hình thức chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân, cơng ty trách nhiệm hữu hạn. Những hình thức này, tồn tại và có tác động hỗ trợ lẫn nhau trong điều kiện mới của nền kinh tế thị trường.

Bảng 4.6. Các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh nghề dệt Phùng Xá huyện Mỹ Đức (2016 – 2018) Loại hình ĐVT 2016 2017 2018 Tốc độ tăng trưởng bình quân 2016- 2018 (%) Số

lượng (%) CC lượng Số (%) CC lượng Số (%) CC

Hộ gia đình, cá nhân Hộ 1985 97,98 2168 97,92 2285 97,82 7,29 Doanh nghiệp Doanh nghiệp 41 2,02 46 2,08 51 2,18 11,53 Tổng 2026 100,00 2214 100,00 2336 100,00

Nguồn: UBND huyện Mỹ Đức (2016-2018) Bước 1: Mắc sợi

Bước 2: Dệt

Bước 3: Tẩy nhuộm

Bước 4: Máy biên và mép

Qua bảng ta thấy, hộ gia đình, cá nhân năm 2016 là 1985 hộ, đến năm 2018 là 2285 hộ, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,29%. Đối với doanh nghiệp tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 11,53%.

Đối với hình thức hộ gia đình: mọi lao động già trẻ trong gia đình đều có thể được huy động vào các cơng việc thích hợp, từ côn ống sợi, phụ mắc, mắc sợi, dệt, tẩy nhuộm, nhặt chỉ, may viền xếp khăn đóng gói. Chủ gia đình hoặc các lao dộng chính trong gia đình thường là nghệ nhân, thợ giỏi hoặc là người có tay nghề khá đảm nhận việc chỉ đạo các công đoạn san xuất, thực hiện các khâu công việc đồi hỏi kỹ thuật cao, khó, phức tạp, tính thẩm mỹ cao và nghiệm thu đánh giá chất lượng sản phẩm. Qua điều tra thường các hộ gia đình làm chỉ nhận dệt thuê khăn gia công cho các doanh nghiệp. Họ chỉ việc nhận sợi về và sử dụng máy móc dệt ra những tấm khăn thơ cho trả cho danh nghiệp, nhận tiền công dệt theo trọng lượng khăn dệt. Một vài hộ có điều kiện thì mua thêm guồng mắc, máy may về làm thêm các khâu như mắc sợi và nhận may viền, có một vài hộ kinh doanh lớn thì làm thêm nhiều khâu.

Đối với hình thức doanh nghiệp: Quy mơ sản xuất lớn, thuê mướn thêm cơng nhân và hình thức sản xuất kinh doanh có nhiều dạng: có doanh nghiệp đầu tư máy móc thiết bị, th cơng nhân, mua sợi về dệt và tự hồn thiện sản phẩm; có doanh nghiệp mua sợi cho các hộ khác gia gia cơng và hồn thiện sản phẩm; có doanh nghiệp chỉ nhận làm đại lý cho các công ty lớn ở tỉnh bạn theo hợp đồng ký kết.

Những năm gần đây, một số hộ ở làng nghề có khả năng về vốn, kỹ thuật và tay nghề cao đã thành lập các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH tại địa phương.

Bên cạnh sự phát triển của hình thức sản xuất hộ gia đình ở làng nghề thì các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh khác như: doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH ở các làng nghề những năm gần đây cũng vận động theo chiều hướng tăng lên. Nếu như năm 2016 trên địa bàn xã mới chỉ có 41 doanh nghiệp tư nhân, cơng ty TNHH thì đến năm 2018 con số này đã tăng lên đến 51 cơ sở.

Số lượng sản xuất theo hình thức cá thể đang có sự gia tăng khá lớn trong những năm qua. Điều đó cho thấy, ngành nghề dệt truyền thống đang phát triển tương đối, bắt kịp với nhu cầu thị trường hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghề dệt truyền thống phùng xá trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 71 - 72)