Chính sách của Nhà nước và địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghề dệt truyền thống phùng xá trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 87 - 89)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nghề dệt truyền thống phùng xá

4.3.1. Chính sách của Nhà nước và địa phương

4.3.1.1. Chính sách của Nhà nước

Q trình đổi mới cơ chế chính sách cùng với hệ thống chính sách kinh tế vĩ mơ của nhà nước có những tác động to lớn, có ý nghĩa quyết định tới sự phát triển của các ngành nghề truyền thống. Trong từng thời kì khác nhau các chính sách của nhà nước sẽ có tác động khác nhau đến sự phát triển của các làng nghề. Nhưng nhìn chung những chính sách của nhà nước trong giai đoạn hiện nay đều tạo ra những cơ hội để những làng nghề truyền thống, cũng như những làng nghề mới phát triển một cách mạnh mẽ. Các làng nghề cần nắm bắt thật tốt những cơ hội này để phát triển (Trần Minh Yến, 2004).

Có rất nhiều các văn bản của nhà nước đã ban hành như: Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 của Chính Phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn và Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 về phát triển ngành nghề nông thôn.

Quyết định 131/2009/QĐ-TTg ban hành vào tháng 1 năm 2009 Thủ tướng chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất 4% cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất, kinh doanh (tức là vốn lưu động), được gọi là gói kích cầu thứ nhất của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp theo là gói kích cầu thứ hai cho các tổ chức, cá nhân vay vốn trung và dài hạn của ngân hàng để đầu tư mới sản xuất kinh doanh, xây dựng kết cấu hạ tầng trong thời gian tối đa là 24 tháng.

Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp nơng thơn. Theo đó những hộ sản xuất của làng nghề sẽ được vay vốn phát triển sản xuất với mức lãi suất ưu đãi. Các hộ sản xuất làng nghề có thể vay vốn phát triển sản xuất với số lượng lớn lên tới 200 triệu đồng/hộ, nếu là các hợp tác xã sản xuất, hoặc các tổ hợp sản xuất có thể được vay tới 500 triều đồng. Nghị định 41 sẽ góp phần giải quyết tốt những vấn đề về vốn để phát triển sản xuất mà các hộ làng nghề đang gặp phải.

Nghị định 66/2006/NĐ-CP về nội dung và những chính sách phát triển ngành nghề nơng thôn. Theo nội dung của Nghị định 66 thì làng nghề sẽ được nhà nước hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng làng nghề. Các cơ sở ngành nghề có dự

án đầu tư, có hiệu quả sẽ được tạo điều kiện thuận lợi về giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất tại các cụm cơ sở ngành nghề nông thôn và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Mặt khác, các cơ sở ngành nghề khi thực hiện các hoạt động triển khai ứng dụng kết quả khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ, hay tiếp nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thì được hưởng các ưu đãi theo chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học công nghệ. Cơ sở ngành nghề nông thôn thực hiện đề tài nghiên cứu độc lập hoặc phối hợp với các cơ quan nghiên cứu khoa học để tạo ra cơng nghệ mới, hồn thiện sản phẩm nghiên cứu có khả năng thương mại hoá thuộc lĩnh vực ngành nghề nơng thơn thì được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ. Một điểm nữa là các dự án đầu tư cơ sở dạy nghề nông thôn được hưởng các chính sách về tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước theo quy định để đào tạo nguồn nhân lực đối với các ngành nghề cần phát triển theo quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn.

Nghị định 66 đã góp phần phát triển cơ sở hạ tầng làng nghề dệt, hộ trợ đẩy nhanh sự tiếp nhận, học hỏi những cơng nghệ mới trong làng nghề. Mặt khác cịn giúp đào tạo phát triển nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động sản xuất của làng nghề.

Gần đây nhất Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 về phát triển nhành nghề nông thôn, nghị định này thay thế cho Nghị định số 66/2006 /NĐ-CP ngày 7/7/2006. Đây là một bước đột phá về cải cách thủ tục hành chính là Chính phủ đã quyết định ln 3 tiêu chí cơng nhận nghề truyền thống; thể hiện trách nhiệm của Chính quyền với doanh nghiệp; hỗ trợ cho các cơ sở ngành nghề nông thôn khi đầu tư phát triển ngành nghề như tạo điều kiện thuận lợi về giá đất để sản xuất, ưu tiên vay vốn, hỗ trợ lãi xuất vay từ quỹ quốc gia về việc làm, quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, quỹ phát triển khoa học công nghệ và quốc gia; tạo điều kiện doanh nghiệp tiếp cận chương trình xúc tiến thương mại quốc gia; ứng dụng kết quả khoa học cao trong sản xuất sản phẩm mới, tăng năng xuất, nhu cầu cạnh tranh nhưng vẫn bảo tồn bản sắc văn hóa của nghề truyền thống Việt Nam

Như vậy sự phát triển của các làng nghề, các ngành nghề cần có sự tham gia của nhà nước, các cấp chính quyền thơng qua các chính sách để hỗ trợ, thúc đầy phát triển các làng nghề, ngành nghề nông thôn. Tuy nhiên các chính sách

cũng cần cụ thể hóa để sát với thực tiễn và được tuyên truyền phổ biến rộng rãi đến với người dân và các hộ sản xuất kinh doanh nghề dệt.

4.3.1.2. Chính sách của địa phương

Nghị quyết số 25/2013/NQ - HĐND ngày 4/12/2013 của HĐND thành phố Hà Nội về chính sách khuyến khích vùng sản xuất nơng nghiệp, chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội, chính sách hỗ trợ đầu tư cơng trình cấp nước sạch nơng thơn thành phố Hà Nội.

Quyết định 31/2014/QĐ-UBND ngày 4/8/2014 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định về chính sách phát triển làng nghề.

Đây là các văn bản của Thành phố Hà Nội được cụ thể hóa từ các văn bản của Chính phủ, hữu hiệu nhất, mang lại nhiều thuận lợi cho việc phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn tại các quận, huyện của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực vẫn cịn những mặt hạn chế như:

Quyết định số 31 có 3 nội dung chính : Hộ trợ đào tạo nghề, tập huấn nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp (chỉ hỗ trợ đối với các ngành nghề thủ công mỹ nghệ); Hộ trợ xúc tiến Thương mại – Xây dựng Thương hiệu (chỉ hỗ trợ 3 nội dung đào tạo tập huấn, đặt tên thương hiệu, thiết kế lô gô, tư vấn chiến lược) ; Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Qua đó ta thấy đối tượng được hỗ trợ đào tạo nghề còn hạn chế; Trong hỗ trợ xúc tiến thương mại – xây dựng thương hiệu thì nội dung như đăng ký bảo hộ nhẵn hiệu tập thể là nội dung quan trọng thì chưa được thực hiện.

Nhìn chung, chính sách của Nhà nước và địa phương có ảnh hưởng rất lớn đến nghề dệt truyền thống Phùng Xá. Bên cạnh những mặt thuận lợi thì vẫn cịn những chỗ hạn chế, bất cập. Vì vậy chính quyền địa phương cũng như các hộ sản xuất kinh doanh cần nắm bắt những điểm thuận lợi để vận dụng vào phát triển ngành nghề tại địa phương, tiếp tục đề nghị các chính sách cần thiết chưa được thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghề dệt truyền thống phùng xá trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 87 - 89)