Thực trạng về quy trình sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghề dệt truyền thống phùng xá trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 69 - 71)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng phát triển nghề dệt truyền thống phùng xá huyện Mỹ Đức,

4.2.2. Thực trạng về quy trình sản xuất

Để tạo nên sản phẩm dệt hoàn chỉnh, ra những tấm vải những chiếc khăn với những đường nét hoa văn tinh tế cần phải trải qua nhiều công đoạn, từ khâu thiết kế cho đến khâu tổ chức sản xuất khâu nào cũng đòi hỏi sự cẩn thận, khéo léo và tính kiên nhẫn của người thợ.

4.2.2.1 Giai đoạn thiết kế

Muốn làm được sản phẩm đẹp thì cần có bản thiết kế đẹp, chi tiết, tỉ mỉ về quy cách, hình dáng, trang trí mỹ thuật. Các mẫu này có thể là các mẫu truyền thống, có thể do khách hàng yêu cầu, cũng có thể được truyền từ hộ sản xuất này sang hộ sản xuất khác. Hiện nay có rất nhiều mẫu mã ngoài những mẫu mã truyền thống của ta thì có rất nhiều mẫu mã của Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn quốc…để đáp ứng thị trường tiêu thụ người thiết kế phải cập nhật thường xuyên để tạo ra các bản thiết kế đẹp.

Xưa kia thị hiếu của người tiêu dùng còn ở mức đơn giản chỉ là những chiếc khăn thô dần dần lên những chiếc khăn với hoa văn được in phun với những công cụ thô sơ là những khung cửi gỗ làm bằng phương pháp thủ công thì giai đoạn thiết kế chỉ là những bản vẽ bằng tay trên những trang giấy người thợ dựa trên bản vẽ tiến hành sản xuất nhưng ngày nay với yêu cầu mãu mã đa dạng phong phú, với hoa văn và đường nét tinh xảo tất cả phải được dệt trực tiếp trên khăn thì người thợ phải thiết kế bản vẽ trực tiếp trên máy tính sau đó chuyển vào máy dệt để dệt ra những sản phẩm khăn với hoa văn theo yêu cầu vì vậy địi hỏi người thợ thiết kế phải lành nghề, có tay nghề cao khơng những giỏi về chuyên môn cịn phải giỏi cả về vi tính mới thiết kế ra những bản vẽ đảm bảo chỉ tiêu sản xuất.

4.2.2.2 Giai đoạn sản xuất

Chỉ với nguyên liệu đầu vào là những cối sợi trắng, bằng đôi bàn tay khéo léo cùng với óc sáng tạo, người thợ đã làm ra những chiếc khăn với đủ mẫu mã, kiểu dáng màu sắc, kích cỡ để đến tay ngươi tiêu dùng trong và ngoài nước. Đối với làng nghề dệt khăn truyền thống Phùng Xá quá trình sản xuất ra sản phẩm khăn trải qua 5 công đoạn: từ mắc sợi, cho đến dệt, tẩy, nhuộn, máy biên mép, cuối cùng là in phun hoặc thêu hoa văn, có thể nói đây là quá trình kết hợp giữa lao động thủ cơng và sự trợ giúp của máy móc.

Bước 1: Mắc sợi là công đoạn đầu tiên cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm nên rất được coi trọng. Vì thế người thợ mắc phải tinh mắt, tập trung và cẩn thận quan sát từng sợi chỉ. Từng cối sợi sẽ được kéo lên đều đặn qua giàn mắc và lên guồng quay, sau khi quay đủ thì tồn bộ sợi trên guồng sẽ được cuộn đầy vào trục.

Bước 2 là dệt: công đoạn này được thực hiện tại hầu hết các hộ, hầu như hộ nào cũng có máy dệt. máy dệt tay cày, chân giận trước kia đã được thay thế bằng máy dệt bán tự động kèm mô tơ hay máy kiếm hồn tồn. Cơng đoạn này đòi hỏi người thợ phải nhanh nhẹn, am hiểu kỹ thuật vận hành máy móc.

Bước 3, Tẩy nhuộm là công đoạn quan trọng làm nổi bật mẫu mã của sản phẩm. Hiện nay khâu này do các công ty tẩy nhuộm trong địa bàn làng Phùng Xá phụ trách với hệ thống trang thiết bị như bể tẩy nhuộm, máy sấy công nghiệp, mấy hấp, thiết bị xử lý thuốc tẩy…Nguyên liệu để tẩy chủ yếu là javen, thuốc màu, nước xả.

Bước 4, Tiếp đến là công đoạn máy biên và mép. Khâu này có thể đi kèm máy luôn tại xưởng của hộ quy mơ lớn có đầu tư máy may, hoặc đươc tách riêng cho hộ gia đình đảm nhận. Đây cũng là khâu cần nhiều cơng nhân nhất vì nó địi hỏi những bước tỉ mỉ của thợ thủ công. Như phải rọc khăn từ những tấm to ra từng khăn một, xếp khăn và cắt chỉ. Để đáp ứng yêu cầu cao về mẫu mã của thị trường người thợ máy phải cứng tay và máy đẹp đường kim mũi chỉ trên bề mặt khăn.

Bước 5: In phun với sản phẩm hoa văn là bước cuối chỉ dành cho sản phẩm là hàng khăn trơn có mầu nền sẵn. người thợ thủ công chỉ cần đặt khăn lên bàn in, dùng lưới in có hình hao văn, sau đó qt màu lên khăn vì thế mà u cầu đặt ra ở công đoạn này là pha màu sao cho đẹp mắt. Hiện nay một số doanh nghiệp đã đầu tư máy in phun cho ra sản phẩm khăn có màu đẹp mắt.

Sơ đồ 4.1. Quy trình dệt tại các cơ sở sản xuất kinh doanh

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghề dệt truyền thống phùng xá trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 69 - 71)