Nội dung phát triển của nghề dệt truyền thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghề dệt truyền thống phùng xá trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 29 - 34)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.4. Nội dung phát triển của nghề dệt truyền thống

2.1.4.1. Sự Phát triển về quy mô

Phát triển về quy mơ có thể hiểu là sự thay đổi là độ lớn của từng cơ sở sản xuất về vốn, lao động, mặt bằng sản xuất kinh doanh…Phát triển quy mơ chính là làm cho các yếu tố này của từng cơ sở sản xuất (hộ, doanh nghiệp, hợp tác xã) lớn lên, phù hợp hơn. Nói cách khác chính là mở rộng về số lượng sản phẩm sản xuất, tăng giá trị sản xuất bằng cách tăng số lượng lao động, khai thác thêm nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng thêm tài sản cố định và tài sản lưu động trên cơ sở kỹ thuật như trước. Quy mô hộ, doanh nghiệp hợp lý là sự đầu tư hợp lý về vốn, lao động, mặt bằng sản xuất kinh doanh…nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ phù hợp yêu cầu, mục tiêu kinh tế xã hội, với nhu cầu thị trường, đem lại lợi nhuận cho hộ, doanh nghiệp (Lê Đăng Hải, 2015).

a. Quy mô về vốn cho phát triển nghề dệt truyền thống

Các nghề thủ cơng truyền thống đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội nơng thơn. Tuy nhiên, hình thức tổ chức sản xuất hộ gia đình vẫn là chủ yếu, tương ứng với đó là quy mơ vốn của các làng nghề

nhìn chung cịn nhỏ. Để phát triển và duy trì các nghề thủ cơng truyền thống, Nhà nước nên áp dụng tổng hợp các giải pháp quản lý, trong đó có chính sách vốn và đầu tư tín dụng.

Đây là nguồn lực vật chất rất quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ chủ yếu nhất của nguồn vốn là đầu tư phát triển sản xuất, đầu tư phát triển cơ sở vật chật và kết cấu hạ tầng, đầu tư đổi mới công nghệ. Vì vậy phát triển các ngành nghề thủ cơng truyền thống phụ thuộc rất lớn vào các nguồn vốn huy động được. Trước đây, vốn của các hộ sản xuất kinh doanh đều rất nhỏ bé, chủ yếu là vốn tự có nên đã làm hạn chế việc tăng trưởng sản xuất. Ngày nay, sự phát triển của thị trường ln địi hỏi lượng vốn rất lớn để đáp ứng các nhu cầu của thị trường. Vì vậy rất cần sự hỗ trợ tích cực và cụ thể từ phía nhà nước, đặc biệt là việc đề ra những chính sách phù hợp với đặc điểm sản xuất của nghề dệt truyền thống để có thể đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất và xuất khẩu (Lê Đăng Hải, 2015).

b. Sử dụng lao động trong phát triển nghề dệt truyền thống

Lao động luôn là nhân tố đóng vai trị chủ chốt của mọi hoạt động sản xuất. Trình độ của người lao động càng cao thì khả năng áp dụng khoa học và cơng nghệ mới vào sản xuất càng tốt, góp phần tăng năng suất và chất lượng lao động. Nguồn nhân lực cho nghề dệt truyền thống bao gồm hai lực lượng chính: (i) những nghệ nhân, những thợ thủ công, những người trực tiếp làm và sáng tạo ra những sản phẩm; (ii) những người quản lí, những chủ cơ sở sản xuất kinh doanh. Những nghệ nhân, thợ thủ cơng có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc truyền nghề, dạy nghề, đồng thời chính là những người sáng tạo ra những sản phẩm độc đáo mang đậm yếu tố truyền thống. Những người quản lí có hiểu biết về kinh tế thị trường, và có thể giúp nghề dệt truyền thống khơng chỉ tồn tại mà cịn phát triển mạnh mẽ, vươn ra thị trường trong nước và quốc tế (Lê Đăng Hải, 2015).

c. Quy mô về đất đai phục vụ cho nghề dệt truyền thống

Phát triển nghề dệt truyền thống với mục đích giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. Thực tế hiện nay, ở đại đa số làng nghề, hệ thống hạ tầng kỹ thuật thiếu đồng bộ, mặt bằng sản xuất chật hẹp, công nghệ lạc hậu.... đây là những yếu tố lớn kìm hãm sự phát triển của nghề dệt.

Hiện nay, chúng ta có chủ trương dành một phần quỹ đất để hình thành các các cụm cơng nghiệp làng nghề vừa và nhỏ, có chun mơn hóa một số nghề

chính và phân cơng lao động, chuyển một số hộ nông dân chuyên làm nghề thành các doanh nghiệp gia đình nhỏ, với mục tiêu các cụm làng nghề này sẽ làm giảm các chi phí trao đổi, rủi ro trong kinh doanh, là nơi tiếp nhận các sáng kiến, thơng tin…Tuy nhiên, do chưa có cách tổ chức hợp lý, chế độ chính sách chưa hợp lý, tiềm lực và kỹ năng tổ chức triển khai thực hiện còn hạn chế,…nên hiện nay các cụm làng nghề chưa thu hút được các hộ làm nghề trong làng nghề chuyển vào để sản xuất (Lê Đăng Hải, 2015).

2.1.4.2. Phát triển về hình thức tổ chức sản xuất

Trong lịch sử hình thành và phát triển các nghề truyền thống hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh phổ biến nhất là hộ gia đình. Ngày nay, bên cạnh hình thức này, một số hình thức khác đã ra đời và phát triển. Các hình thức chủ yếu là: tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Những hình thức này, tồn tại và có tác động hỗ trợ lẫn nhau trong điều kiện mới của nền kinh tế thị trường.

- Hộ ngành nghề: hộ vừa là một đơn vị sản xuất, 1 đơn vị kinh tế, vừa là 1 đơn vị sinh hoạt, một tế bào sống của xã hội. Các thành viên trong gia đình đều có chung một cơ sở kinh tế, có chung sự sở hữu đối với tài sản dùng chung cho sinh hoạt và đối với tư liệu sản xuất. Lao động việc làm trong phạm vi gia đình với mục đích khơng hồn tồn để lấy tiền mà là để đóng góp phần mình vào thu nhập chung của gia đình. Mỗi thành viên trong gia đình có trách nhiệm đối với cơ sở kinh tế ấy và làm cho nó tăng dần lên bằng lao động của mình. Thành quả lao động chung của gia đình thể hiện qua tổng số thu nhập đều được tiêu dùng chung. Gia đình cũng là đơn vị tự tổ chức lao động. Ở đó người chủ đồng thời là người thợ giỏi, nắm quyền quản lý, quyết định và điều hành mọi việc, từ phân cơng lao động đến phân phối thu nhập. Hình thức hộ gia đình đã thể hiện nhiều ưu điểm, đó là việc có thể phát huy và sử dụng mọi thành viên trong gia đình tham gia vào các công việc khác nhau của quá trình sản xuất kinh doanh, tận dụng được thời gian lao động và mặt bằng sản xuất.

- Các loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp tư nhân cơng ty TNHH, cơng ty cổ phần, đây là những loại hình tổ chức kinh doanh có thể phát triển cho nghề dệt truyền thống có trình độ tập trung hóa cao, có quan hệ rộng với các thị trường, có khả năng và yêu cầu đổi mới công nghệ để mở rộng quy mô sản xuất. Hình thức này được phát triển từ một số tổ chức sản xuất hộ gia đình có tiềm lực kinh tế khá, có trình độ tổ chức và có khả năng tiếp cận thị trường. Ở một số mô

hình làng nghề truyền thống, hình thức này tuy khơng chiếm tỉ trọng lớn về số lượng nhưng lại đóng vai trị trung tâm liên kết mà các hộ gia đình là vệ tinh thực hiện các hoạt động đặt hàng, giải quyết đầu ra, đầu vào cho hộ gia đình... (Nguyễn Việt Cường, 2016).

2.1.4.3. Phát triển kỹ thuật công nghệ dệt

Trong điều kiện hiện nay, khi mà giao lưu thương mại mang tính tồn cầu hố thì việc ứng dụng khoa học công nghệ mới có ý nghĩa quyết định, có tác động trực tiếp tới sự đảm bảo và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Nhận thức được điều đó, nghề dệt truyền thống đã đẩy mạnh việc áp dụng kỹ thuật và đổi mới công nghệ, cải tiện phương pháp sản xuất để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, hạ giá thành tạo ra sự phát triển mạnh mẽ và ổn định cho ngành. Đổi mới cung ứng quản lý tiên tiến, cùng với giải pháp cần thiết để nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện có hiệu quả chương trình thương mại điện tử. Có chính sách thu hút, đào tạo, bồi dưỡng lực lượng lao động có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp và các cơ sở làng nghề. Tăng cường liên doanh, liên kết, hợp tác nhằm thu hút vốn đầu tư lớn, kỹ thuật tiên tiến, công nghệ hiện đại, phương pháp và kinh nghiệm quản lý của các đối tác đầu tư ngoài nước. Chủ động và gia tăng sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với nhau thông qua từng hiệp hội ngành nghề để nâng cao tiềm lực, sức cạnh tranh và bảo vệ sự phát triển ổn định. Tuy nhiên, việc áp dụng khoa học kỹ thuật không phải là hồn tồn mà vẫn phải giữ nét văn hố và truyền thống cốt yếu trong mỗi sản phẩm thủ công truyền thống (Nguyễn Thị Thúy Diễn, 2010).

2.1.4.4 Phát triển về quy trình sản xuất

Quy trình sản xuất của nghề dệt truyền thống được chia làm nhiều công đoạn, nhiều bước. Trong đó kết hợp cả những cơng đoạn sản xuất được thực hiện theo phương pháp thủ công và những cơng đoạn theo máy móc hiện đại.

Đối với nghề dệt trước kia quá trình sản xuất sản phẩm chủ yếu là bằng phương pháp thủ công nên quy trình sản xuất rời rạc khơng khép kín và nhiều cơng đoạn nhiều bước hơn. Quy trình sản xuất khơng tập trung ở một hộ mà được phân tán ra nhiều hộ vì quy mơ sản xuất nhỏ lẻ, cơ sở vật chất và trình độ chun mơn cịn hạn chế. Mỗi hộ chỉ có thể thể phụ trách một công đoạn nhất định trong quy trình dệt.

Ngày nay nhờ ứng dụng các tiến bộ của khoa học cơng nghệ, có nhiều máy máy thiết bị hiện đại hỗ trợ nên quy trình sản xuất khép kín hơn, ít cơng đoạn hơn và được thực hiện ở phạm vi tập trung hơn do các hộ, các doanh nghiệp mở rộng quy mơ sản xuất, có điều kiện về cơ sở vật nên có doanh nghiệp gần như thực hiện tồn bộ quy trình sản xuất ra thành phẩm.

2.1.4.5 Phát triển về sản phẩm và chất lượng sản phẩm

Sản phẩm và chất lượng sản phẩm là kết quả quá trình sản xuất, để đánh giá một cơ sở sản xuất kinh doanh có hiệu quả chính là thể hiện sự tăng lên về số lượng và chất lượng sản phẩm. Sản phẩm của nghề dệt ngày càng tăng lên về số lượng, mẫu mã sản phẩm ngày càng phong phú, chủng loại sản phẩm ngày càng đa dạng; chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.

Chất lượng là sự kết hợp các đặc tính của sản phẩm có thể thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng, các hộ, doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng nhưng không thể với bất cứ giá nào mà ln có những ràng buộc về kinh tế – xã hội. Giá cả trở thành một yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng. Nhiệm vụ của quản lý chất lượng (QLCL) là xác định mức thu nhập của khách hàng để đưa ra mức chất lượng đáp ứng nhu cầu của họ với chi phí chấp nhận được.

Quan điểm tạo ra lợi thế cạnh tranh cho rằng chất lượng là những đặc tính của sản phẩm, dịch vụ mang lại lợi thế cạnh tranh phân biệt nó với sản phẩm cùng loại trên thị trường. Quan niệm này dẫn đến việc tập trung vào tìm kiếm, thiết kế các đặc điểm sản phẩm mang tính cạnh tranh mà các đối thủ khơng có được (Đức Tâm, 2017).

Tuy nhiên để thành công, các cơ sở sản xuất không thể bỏ qua các yếu tố được gán cho sản phẩm, ví dụ như giá cả, dịch vụ sau bán hàng, vấn đề giao hàng đúng hẹn với những điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Đó là những yếu tố mà khách hàng nào cũng quan tâm sau khi thấy sản phẩm, dịch vụ mà họ định mua, định sử dụng thỏa mãn nhu cầu của họ. Có thể nói rằng các khách hàng, nhất là các khách hàng có tổ chức, đều không chỉ mua sản phẩm mà còn mua cả hoạt động quản lý. Trong thời đại cạnh tranh gay gắt hiện nay, nhiều khi những yếu tố này lại đóng vai trị quyết định đến sự thành bại (Đức Tâm, 2017).

2.1.4.6 Phát triển về thị trường tiêu thụ sản phẩm

Thị trường tiêu thụ sản phẩm luôn là mối quan tâm của mọi ngành sản xuất và dịch vụ trong nền kinh tế thị trường. Giải quyết tốt vấn đề thị trường, việc tiêu thụ sản phẩm trôi chảy, thuận lợi là điều kiện để khơi thông cho sản xuất, kích thích sản xuất phát triển. Trong quá trình chuyển nền kinh tế nước ta từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, đặc biệt là sau khi Liên Xô cũ và các nước Đông Âu sụp đổ đã làm mất đi thị trường truyền thống cho các hàng thủ cơng mỹ nghệ. Tình hình đó đã gây nhiều khó khăn cho sản xuất hàng hóa nước ta nói chung, cho ngành nghề thủ cơng truyền thống nói riêng. Song, với đường lối và chính sách đổi mới đúng đắn đã và đang hồi phục và mở rộng các ngành nghề truyền thống, một số mặt hàng thủ cơng truyền thống đã tìm được thị trường xuất khẩu mới và tăng trưởng vững, thị trường trong nước đang được mở rộng ra khắp các tỉnh trong nước. Trong phát triển làng nghề cần khai thác những sản phẩm chất lượng cao có thế mạnh ở những thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước, nhằm đạt kết quả và hiệu quả cao (Nguyễn Hùng Cường, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghề dệt truyền thống phùng xá trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 29 - 34)