Tình hình dân số và lao động huyện Mỹ Đức năm 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghề dệt truyền thống phùng xá trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 48 - 51)

Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ trọng (%)

Tổng nhân khẩu 199.464 100

Nhân khẩu nông nghiệp 64.086 31,79

Nhân khẩu phi nông nhiệp 135.378 68,21

Tổng lao động 84.762 100

Lao động nông nghiệp 21.979 25,93

Lao động phi nông nghiệp 62.783 74,07

Tổng số hộ 31.226 100

Hộ nông nghiệp 6.731 21,56

Hộ phi nông nghiệp 22.495 72,04

Bình quân nhân khẩu 3,94

Bình quân lao động 1,84

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức (2018)

3.1.2.4. Điều kiện cơ sở hạ tầng

* Hê ̣ thống giao thông:

Đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện đã được đầu tư bê tơng hóa từ trung tâm huyện về đến tận các xã, thơn, xóm và mơ ̣t sớ đường giao thơng chı́nh đã được nhựa hóa thuận lợi cho viê ̣c đi lại và trao đổi hàng hóa được dễ dàng (Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức, 2018).

* Thủy lợi:

Kênh mương: do nguồn kinh phı́ có ha ̣n nên viê ̣c cứng hóa kênh mương, kè đường giao thông nô ̣i đồng chưa được thực hiê ̣n theo kế hoa ̣ch xong hầu hết các tuyến giao thông nô ̣i đồng đã được đắp đất, hệ thống kênh mương nội đồng đã được khép kín, na ̣o vét đảm bảo thuâ ̣n lợi cho viê ̣c tưới tiêu và đi la ̣i để phu ̣c vu ̣ sản xuất nông nghiê ̣p (Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức, 2018).

3.1.2.5. Đặc điểm văn hóa xã hội

* Về giáo dục – đào tạo:

Phong trào thi đua dạy tốt, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện được huyện quan tâm, giáo dục mũi nhọn tiếp tục được phát huy. Quy mô phát triển trường lớp các ngành học, bậc học đã đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân. Các cấp học đều hoàn thành mục tiêu đề ra, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đã đáp ứng cơ bản về số lượng và chất lượng, từng bước giải quyết được tình trạng thiếu giáo viên ở từng cấp học. Cơng tác xã hội hóa giáo dục được tăng cường và phát huy hiệu quả. Phong trào khuyến học, khuyến tài tiếp tục được đẩy mạnh.

Huyện cũng đã chú trọng nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của giáo viên, học sinh, thực hiện xóa gần 480 phịng học cấp 4, phịng học tạm, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường (Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức, 2018).

* Hoạt động văn hóa – thể thao

Huyện Mỹ Đức cũng là một trọng những địa phương chú trọng nhiều đến việc phát triển văn hóa – xã hội. Tồn huyện hiện có 126 di tích lịch sử, văn hóa, di tích cách mạng, trong đó đã có trên 60% di tích được tu bổ, tơn tạo, phát huy giá trị. Có những di tích được đầu tư tới hơn 20 tỷ đồng như chùa Hương, Hồ Quan Sơn… Huyện Mỹ Đức có 81 lễ hội truyền thống, trong đó có nhiều lễ hội lớn như: lễ hội chùa Hương xã Hương Sơn… (Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức, 2018)

* Y tế - dân số

Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, tăng cường cơng tác y tế dự phịng, chủ động chống dịch bệnh. Khơng ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ thầy thuốc.

* Đặc điểm về ngành nghề, và ngành nghề truyền thống: được đầu tư khá mạnh trong những năm vừa qua. Trong đó có ngành dệt truyền thống. Từ việc xây dựng phương thức quản lý đến việc ổn định cơ chế, chính sách cụ thể để khuyến khích phát triển từng loại hình ngành nghề.

Để phát huy tiềm năng du lịch, những năm qua, huyện Mỹ Đức đầu tư mạnh xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng, mở rộng đường giao thông kết hợp chặt chẽ với văn hóa và dịch vụ. Riêng với khu danh lam thắng cảnh Hương Sơn đã

được đầu tư sửa chữa cải tạo, làm đường giao thông, bến xe, nạo vét suối Yến, đưa điện cao thế vào Thiên Trù, xây dựng tuyến cáp treo. Việc tổ chức lễ hội với các dịch vụ du lịch là nguồn thu quan trọng cho huyện. Năm 2018, tổng thu từ lễ hội đạt hơn 50 tỷ đồng. Năm 2019, dự tính sẽ có 2,6 triệu lượt người hành hương tới thăm Chùa Hương.

Với những thuận lợi về vị trí địa lý, kinh tế xã hội, trong tương lai huyện Mỹ Đức sẽ trở thành một trung tâm du lịch không chỉ của Hà Nội mà còn của cả nước nếu được đầu tư, khai thác xứng tầm. Và đặc biệt là sự phát triển trong những ngành nghề thủ công truyền thống như trồng dâu nuôi tằm và nghề dệt truyền thống như ở Phùng Xá (Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức, 2018).

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và mẫu khảo sát

3.2.1.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Để phản ánh thực trạng phát triển nghề Dệt truyền thống tại Huyện Mỹ Đức tác giả lựa chọn 02 điểm nghiên cứu với tiêu chí sau: một điểm đại diện cho việc nghề Dệt đã phát triển từ rất và có tỷ lệ hộ dân tham gia sản xuất kinh doanh nghề dệt lớn; một điểm đại diện cho việc nghề dệt mới phát triển và đang diễn ra một cách manh mún, nhỏ lẻ, tỷ lệ hộ dân tham gia sản xuất kinh doanh nghề dệt cịn hạn chế. Dựa vào các tiêu chí đó tác giả chọn 02 xã là xã Phùng Xá và xã Phù Lưu Tế.

- Xã Phùng Xá là xã nằm ven bờ Sông Đáy thuộc miềm Trung huyện Mỹ Đức với tổng diện tích đất tự nhiên 442.56ha, dân số 8.712 người, là xã đã được công nhận là làng nghề truyền thống từ năm 2002. Xã đã thành lập được Hiệp hội làng nghề và có tới 90% các hộ dân của xã là làm nghề dệt truyền thống và sản phẩm dệt chủ yếu là dệt khăn bông các loại.

- Xã Phù Lưu Tế: Là xã lân cận giáp với xã Phùng Xá với tổng diện tích 556.04 ha, dân số 9.120 người, người dân nơi đây chủ yếu làm nghề nông, đời sống cịn nhiều khó khăn vất vả, một vài năm trở lại đây các hộ dân trong xã đã nghiên cứu học hỏi và đưa nghề truyền thống Phùng Xá về phát triển tại xã, tuy nhiên tỷ lệ hộ dân tham gia nghề dệt chiếm khoảng 10% và sản phẩm dệt là khăn bông các các loại.

3.2.1.2 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

Quá trình điều tra các cơ sở sản xuất kinh doanh nghề dệt dựa vào hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh nghề dệt trên dịa bàn huyện để tiến hành điều tra (các hộ và các doanh nghiệp).

Luận văn chọn những thôn tập trung nhiều hộ và doanh nghiệp làm nghề dệt để điều tra, nghiên cứu: Tại xã Phùng Xá chọn 2 thôn: Thôn Thượng 1 và Thôn Hạ; Xã Phù Lưu Tế chọn 2 thôn: Thôn 1 và Thôn 3

Tại Xã Phùng Xá có đơng các hộ làm nghề dệt tác giả tiến hành điều tra 39 hộ, và 4 doanh nghiệp. Các hộ dệt ở đây có quy mơ sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ, các doanh nghiệp có quy mơ sản xuất kinh doanh lớn. Tại xã Phù Lưu Tế do các hộ sản xuất kinh doanh nghề dệt hạn chế nên tác giải tiến hành điều tra 20 hộ và 01 doanh nghiệp.

- Điều tra 59 hộ và 5 doanh nghiệp thuộc 4 thôn bằng phương pháp chọn ngẫu nhiên để tiến hành điều tra theo bảng câu hỏi trong phiếu điều tra và được phân bổ theo bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghề dệt truyền thống phùng xá trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 48 - 51)