Thực trạng về tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghề dệt truyền thống phùng xá trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 76 - 77)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng phát triển nghề dệt truyền thống phùng xá huyện Mỹ Đức,

4.2.6 Thực trạng về tiêu thụ sản phẩm

Thị trường tiêu thụ sản phẩm luôn là mối quan tâm của mọi ngành sản xuất và dịch vụ trong nền kinh tế thị trường. Giải quyết tốt vấn đề thị trường, việc tiêu thụ sản phẩm trôi chảy, thuận lợi là điều kiện để khơi thơng cho sản xuất, kích thích sản xuất phát triển. Trong quá trình chuyển nền kinh tế nước ta từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, đặc biệt là sau khi Liên Xô cũ và các nước Đông Âu sụp đổ đã làm mất đi thị trường truyền thống cho các hàng thủ cơng mỹ nghệ. Tình hình đó đã gây nhiều khó khăn cho sản xuất hàng hóa nước ta nói chung, cho ngành nghề thủ cơng truyền thống nói riêng. Song, với đường lối và chính sách đổi mới đúng đắn đã và đang hồi phục và mở rộng các ngành nghề truyền thống, một số mặt hàng thủ công truyền thống đã tìm được thị trường xuất khẩu mới và tăng trưởng vững, thị trường trong nước đang được mở rộng ra khắp các tỉnh trong nước. Trong phát triển làng nghề cần khai thác những sản phẩm chất lượng cao có thế mạnh ở những thị trường xuất khẩu và thị trường đô thị trong nước, nhăm đạt kết quả và hiệu quả cao.

Qua điều tra có 2 hình thức tổ chức tiêu thụ sản phẩm nghề dệt truyền thống Phùng Xá chính là:

Hoạt động giao dịch ký kết hợp đồng: Bán khăn theo hợp đồng đã ký kết giúp hộ gia đình, cá nhân và doanh nghiệp chủ động trong sản xuất, có thể tiêu thụ một khối lượng hàng hố lớn. Đồng thời đây là căn cứ để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Sau quá trình bàn bạc, thảo luận hai bên đi đến thống nhất và ký kết hợp đồng. Trong đó có đầy đủ các thoả thuận giữa hai bên về số lượng, chất lượng, chủng loại, giá cả hàng hoá, thời gian giao nhận và trách nhiệm các bên khi thực hiện hợp đồng.

- Tổ chức mạng lưới phân phối: là đưa sản phẩm khăn bông vào các kênh phân phối, một hệ thống tổ chức và cơng nghệ điều hồ, cân đối, thực hiện hàng hoá để tiếp cận và khai thác hợp lý nhất nhu cầu thị trường. Để đưa sản phẩm khăn bông từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ cuối cùng và nhanh nhất nhằm đạt lợi nhuận tối đa. Trong nền kinh tế thị trường phân phối hàng hố khơng chỉ dừng lại ở khâu quyết định khối lượng hàng để hưởng việc chuyển giao danh nghĩa quyền sở hữu thông qua các hoạt động mua bán của trung gian để làm cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng mà bao gồm cả việc vận hành mạng lưới trung gian theo các yếu tố khác nhau. Để kiểm soát được hành vi của người tiêu dùng và kiểm sốt được hàng hố của mình, hộ gia đình, cá nhân và doanh nghiệp trên địa bàn huyện Mỹ Đức cần tập trung hàng hoá tại các địa điểm để

phục vụ cho nhu cầu một cách hợp lý, thông qua mạng lưới phân phối.

Thực tế cho thấy, khi xác định hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm thì doanh nghiệp đã xác định hệ thống các điểm bán hàng của mình. việc xác định này phải dựa trên các kết quả nghiên cứu thị trường, các điểm bán phải được bố trí ở những vị trí thuận lợi, đảm bảo sẽ thu hút được nhiều khách hàng nhất.

Hiện nay sản phẩm dệt truyền thống Phùng Xá đang có được thị phần trong xuất khẩu. Địa phương cũng đang có sự đầu tư mạnh mẽ về vốn, nhân lực và đào tạo tay nghề cả về chiều rộng cũng như chiều sâu nhằm phát triển những sản phẩm đã có, đang có và những sản phẩm mới nhằm phong phú về chủng loại và mẫu mã sản phẩm.

Sơ đồ 4.2. Kênh tiêu thụ sản phẩm dệt

Nguồn: số liệu điều tra (2018)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghề dệt truyền thống phùng xá trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 76 - 77)