5. Cấu trúc luận văn
1.4. Hành trình sáng tác của Ma Văn Kháng
1.4.1. Cuộc đời và sự nghiệp văn học
Nhà văn Ma Văn Kháng tên thật là Đinh Trọng Đoàn, sinh ngày 01 tháng 12 năm 1936, quê ở phƣờng Kim Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1959 và Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ 1974. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học, Ma Văn Kháng đƣợc bố mẹ rất quan tâm đến việc học hành. Có tố chất thông minh cùng với năng khiếu và sự tìm tòi sáng tạo nghệ thuật, ông đã thành công trên con đƣờng sự nghiệp văn chƣơng. Ma Văn Kháng đƣợc đánh giá là một trong những “cây bút văn xuôi lực lƣỡng” của văn học Việt Nam hiện đại nửa cuối thế kỉ XX.
Là một ngƣời con Hà thành chính hiệu nhƣng Ma Văn Kháng đã có một thời gian sinh sống và làm việc trên vùng rẻo cao Tây Bắc. Từ tuổi thiếu niên, Ma Văn Kháng đã tham gia quân đội và đƣợc cử đi học ở khu học xá Nam Ninh, Trung Quốc. Năm 1954, sau khi tốt nghiệp sƣ phạm trung cấp tại khu học xá Nam Ninh, Ma Văn Kháng đƣợc cử về tiếp quản thủ đô nhƣng ông từ chối và xin về dạy học ở Lào Cai với lý do “muốn viết văn thành ra dám liều mạng lên miền biên ải một phen xem sao”. Ông về dạy cấp II ở Lào Cai và bắt đầu xung phong tham gia nhiều hoạt động xã hội.
Năm 1960 ông đƣợc cử về học Đại học Sƣ phạm Hà Nội, tốt nghiệp năm 1964 ông lại xin về Lào Cai để dạy cấp III. Sau đó ông chuyển sang làm thƣ ký cho đồng chí Bí thƣ Tỉnh ủy rồi làm Phó Tổng biên tập tờ báo của Đảng bộ Tỉnh. Suốt 20 năm gắn bó với mảnh đất Tây Bắc, Ma Văn Kháng am hiểu lối sống, phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số. Từ sâu trong tâm khảm, ông đã coi Tây Bắc là quê hƣơng thứ hai của mình. Cái tên Ma Văn Kháng phần nào đã nói lên tình yêu ông dành cho mảnh đất nghĩa tình đó.
Sau khi đất nƣớc thống nhất, năm 1976 ông chuyển về công tác tại Hà Nội. Ông từng làm Tổng Biên tập, Phó Giám đốc Nhà xuất bản Lao động. Từ tháng 3/1995 là Ủy viên Ban Chấp hành, Uỷ viên Đảng đoàn, Hội Nhà văn khóa V - Tổng biên tập tạp chí Văn học nước ngoài. Ở cƣơng vị nào, ông cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ, sống chan hòa, đƣợc mọi ngƣời yêu mến.
Nửa thế kỉ cầm bút, với bút lực dồi dào, Ma Văn Kháng đã có trong tay một sự nghiệp khá đồ sộ về số lƣợng và chất lƣợng các tác phẩm văn chƣơng. Ông đã chứng tỏ đƣợc khả năng và bản lĩnh của mình khi tung hoành ngòi bút trên nhiều lĩnh vực và đề tài khác nhau. Cũng ít ai biết, dù ở tuổi 80, nhƣng với khối óc minh mẫn và đôi mắt tinh anh, ngƣời nghệ sĩ ấy vẫn chƣa có ý định gác bút, ông vẫn không ngừng tƣ duy, tìm lối thể hiện những đề tài mà ông theo đuổi, cần mẫn ngồi bên chiếc máy tính cũ, viết nên những câu chuyện giản dị mà rung động lòng ngƣời. Sau những năm tháng miệt mài, tâm huyết sáng tạo nghệ thuật, Ma Văn Kháng đã đóng góp cho nền văn học Việt Nam hiện đại hơn gồm hơn 200 truyện ngắn, 18 tiểu thuyết, một cuốn hồi ký, một tập bút ký và tiểu luận phê bình.
Một số tác phẩm chính:
Đồng bạc trắng hoa xòe (tiểu thuyết, 1979)
Mưa mùa hạ (tiểu thuyết,1982)
Vùng biên ải (tiểu thuyết,1983)
Trăng non (tiểu thuyết,1984)
Mùa lá rụng trong vườn (tiểu thuyết,1985)
Côi cút giữa cảnh đời (tiểu thuyết, 1989)
Đám cưới không có giấy giá thú (tiểu thuyết, 1989)
Chó Bi, đời lưu lạc (tiểu thuyết,1992)
Một mình một ngựa (tiểu thuyết, 2007)
Vệ sĩ của Quan Châu (truyện ngắn, 1988)
Trái chín mùa thu (truyện ngắn, 1988)
Heo may gió lộng (truyện ngắn, 1992)
Trăng soi sân nhỏ (truyện ngắn, 1994)
Ngoại thành (truyện ngắn, 1996)
Truyện ngắn Ma Văn Kháng (tuyển tập, 1996)
Vòng quay cổ điển (truyện ngắn, 1997)
Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương (hồi ký, 2009)
Với nhiều tác phẩm có giá trị văn học cao, cả về nội dung, tƣ tƣởng và nghệ thuật, ông đƣợc vinh dự đón nhận hàng chục giải thƣởng, trong đó có những giải thƣởng cao quý nhất: Giải thƣởng Văn học Đông Nam Á 1998 cho tập truyện ngắn Trăng soi sân nhỏ; Giải thƣởng Văn học Nghệ thuật đợt I năm 2001 cho các tác phẩm tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn, Đồng bạc trắng hoa xòe; Tập truyện ngắn Trăng soi sân nhỏ; Giải thƣởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật đợt IV năm 2012 cho cụm tác phẩm: Truyện ngắn chọn lọc và 3 tiểu thuyết Mưa mùa hạ, Côi cút giữa đời thường, Gặp gỡ ở La Pan Tẩn. Tác phẩm văn học của ông còn đƣợc lựa chọn biên soạn trong sách giáo khoa. Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của ông đƣợc dựng thành phim truyền hình nhiều tập.
Ở những sáng tác thời kì đầu, đề tài cuộc sống của con ngƣời miền núi chính là “đặc khu” mà Ma Văn Kháng dành cả thời trai trẻ của mình để toàn tâm, toàn ý sáng tác. Nếu nhƣ nhà văn Tô Hoài là ngƣời đặt nền móng cho những trang văn viết về vùng rẻo cao Tây Bắc thì Ma Văn Kháng là nhà văn đã góp sức mình xây những viên gạch để bức tƣờng ấy càng trở nên vững chắc, có giá trị. Ông lao động văn chƣơng “nhƣ một ngƣời Mèo trồng bắp trên núi, lặng lẽ, cần cù, kiên nghị, không ồn ào, to tiếng với ai, góp nhặt nhƣ chú kiến tha mồi về tổ.” [51; tr.129]
Trải qua nhiều môi trƣờng làm việc, giữ nhiều chức vụ với các trọng trách khác nhau, Ma Văn Kháng đã phát huy mọi khả năng của mình để quan sát và lắng nghe cuộc sống ở nhiều góc cạnh. Sau mỗi chuyến đi, nhà văn lại chắt chiu đƣợc những mảnh ghép nhỏ để trang trí cho bức tranh văn chƣơng nghệ thuật của mình ngày một sinh động và hấp dẫn hơn.
Đến văn học với những bƣớc chân đầu tiên là thể loại truyện ngắn, các tác phẩm của Ma Văn Kháng đƣợc nhiều độc giả yêu mến, đón đọc. Tuy nhiên, ông vẫn chƣa hài lòng với bản thân mình khi ông cho rằng, phạm vi và dung lƣợng của thể loại này chƣa đủ phản ánh những rối ren, phức tạp, những gam màu đa sắc của cuộc sống. Ông cho rằng: “Chỉ có tiểu thuyết viết theo quy luật sáng tạo nghệ thuật mới cho phép tôi chuyển hóa khối lƣợng, vốn sống khá dày dặn sau nhiều năm tích lũy, cho phép tôi phản ánh hiện thực một cách sâu sắc, cho phép tôi gửi gắm vào đó những suy nghĩ, những tình cảm, những kinh nghiệm của cá nhân tôi.” [21; tr.24]
Nếu điểm tên những gƣơng mặt cho tiểu thuyết Việt Nam thời kì Đổi mới, Ma Văn Kháng chắc hẳn sẽ đƣợc nhắc hàng đầu. Cùng với Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu, Nguyễn Mạnh Tuấn...ông đã dũng cảm tiên phong mở đƣờng cho sự đổi mới của văn học Việt Nam.
Ma Văn Kháng, nhà văn từng đƣợc mệnh danh là “ngƣời khuấy động văn đàn Việt Nam hiện đại” (Lƣu Khánh Thơ), kém ít tuổi so với Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải nhƣng cũng thuộc nhóm đại biểu tinh anh của văn học một thời, xứng danh là một trong những ngọn cờ tiên phong đổi mới. Trong đoàn kỵ mã oai hùng, mấy chiến hữu hàng tƣớng lĩnh đã ra đi, Ma Văn Kháng vẫn “một mình một ngựa” cùng đồng đội “giƣơng thẳng nghĩa kỳ” mải miết cuộc trƣờng chinh vào chiến trận nhân văn để tiêu diệt cái xấu, cái ác trên đời.
Bƣớc sang thời kỳ Đổi mới, văn học chuyển mình từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng thế sự, Ma Văn Kháng không là ngoại lệ của xu thế đó. Nhà
văn đã nhìn hiện thực cuộc đời với cái nhìn mới nhiều chiều, để thấy cả bề mặt lẫn bề sâu với tất cả quan hệ ngổn ngang, chồng chéo, phức tạp của nó. Con ngƣời là đối tƣợng để khám phá không còn và không thể đƣợc quan niệm nhƣ trƣớc. Đó là con ngƣời trong mối quan hệ đa chiều lịch sử, xã hội, gia đình và với chính mình, là con ngƣời trong tính toàn vẹn, phong phú và phức tạp, có hạnh phúc lẫn khổ đau, có cao cả lẫn thấp hèn, bóng tối lẫn ánh sáng. Con ngƣời, với Ma Văn Kháng, đó là một luận đề lớn ngày càng đƣợc nhận thức, chiêm nghiệm với chiều sâu triết học, xã hội học, văn hóa học và tâm lý học nghệ thuật.
Khi chuyển hƣớng ngòi bút sáng tác của mình, Ma Văn Kháng đã phải tiếp cận với một hiện thực phong phú, ngổn ngang, trái phải, trắng đen lẫn lộn. Đất nƣớc vừa trải qua hai cuộc chiến tranh, nay trở về với cuộc sống hòa bình, con ngƣời lại phải đối diện với những cuộc chiến im lặng không tiếng súng. Đời sống của nền kinh tế thị trƣờng nhƣ một thứ thuốc thử năng lực và phẩm chất con ngƣời.
Các sáng tác của Ma Văn Kháng thời kì này có sự vận động từ đề tài đến cảm hứng sáng tác, điểm nhìn trần thuật, nhân vật, ngôn ngữ. Từ đề tài miền núi đậm chất sử thi, Ma Văn Kháng hƣớng tới đề tài thế sự đời tƣ gắn với không gian thành thị và con ngƣời cá nhân. Cảm hứng sáng tác vận động theo hƣớng nghiên cứu phân tích. Nhân vật đƣợc xây dựng chủ yếu qua phƣơng diện tâm lí, phản ánh đời sống tâm hồn với những mâu thuẫn, những suy nghĩ về cuộc đời, con ngƣời.
1.4.2. Quan điểm nghệ thuật của Ma Văn Kháng
Tác phẩm là nơi nhà văn thể hiện quan điểm sáng tác của mình, nhà văn Ma Văn Kháng cũng không phải một ngoại lệ. Trong những trang văn của mình, ông đã khéo léo thể hiện quan điểm nghệ thuật ấy. Ma Văn Kháng có những trăn trở về việc viết văn, ông cho rằng, viết văn cũng chính là một nghề. “Mỗi tác phẩm là một ngày hội của cảm xúc lớn. Bất cứ tác phẩm thật sự nào
cũng là sản phẩm của một cơn si mê, si mê đến điên rồ của cả thể xác lẫn tâm hồn” [21;tr.9]. Ma Văn Kháng kỹ lƣỡng trong việc mạnh dạn tỉa ra những yếu tố cần thiết phù trợ hình thành nhà văn, sau yếu tố năng khiếu, đó là: 1.Trọng thị triệt để sự sống thực tiễn. Sống rồi mới viết; 2. Phải đƣợc hƣởng thụ một nền học vấn cao; 3. Hiểu biết về nghề nghiệp. Nhƣng ông vẫn không quên nhắc bí quyết để có đƣợc một nhà văn, một nghệ sĩ, vẫn là một ẩn số. Văn giới luôn đa sắc diện, quy đồng tất cả vào một khuôn mẫu là bất khả thủ.
M.Gorki đã từng nói rằng: “Nghề viết văn là một nghề cực nhọc nhất trên thế gian này” và những ai cho rằng việc viết văn là nhàn nhã, thảnh thơi, là không phải dấn thân gian khổ là một sai lầm to lớn. Với Ma Văn Kháng, ông quan niệm văn chƣơng là một công việc khó khăn, phải thu hết tâm sức của ngƣời nghệ sĩ nhƣng không phải ai cũng vƣơn tới đƣợc. “Công việc văn chƣơng không chỉ là tài năng mà còn là sự vật lộn trăn trở, nghiền ngẫm, từng trải, luôn canh cánh trong lòng nhƣ mắc nợ với đời. Văn chƣơng phải tự nhiên nhƣ đời sống, phải tác động đến đời sống tâm tƣ tình cảm của mỗi cá nhân con ngƣời, cái viết ra phải làm cho con ngƣời hoặc sung sƣớng phát điên hoặc đau đớn quặn thắt đến từng khúc ruột, hoặc ngẩn ngơ nhƣ một kẻ mắc bệnh trầm cảm.”[ 21; tr.24]. Văn chƣơng phải tác động tới cuộc sống hiện tại, phải làm cho ngƣời trở nên ngƣời hơn. Nhà văn không dùng ngòi bút của mình để kiếm kế sinh nhai, mà viết văn bằng chính sự hối thúc từ con tim, khối óc và cả trách nhiệm của một ngƣời nghệ sĩ trƣớc cuộc sống, trƣớc con ngƣời. Vì vậy, văn viết ra phải tự nhiên, giản dị, chân thật nhƣ chính cuộc đời. Phát biểu trên Tuần báo văn nghệ năm 1971, nhà văn đã khảng định rằng để có những trang viết sâu sắc, chân thành đòi hỏi sự cần mẫn, gắn bó của mình với nghề văn và “sự chăm chỉ trong công việc, sự quan sát, suy nghĩ và học tập thật sự. Phải có hiểu biết, hiểu biết có tính chất học thuật sâu sắc, phải có một trái tim chân thành thƣơng yêu, một sự đồng cảm thiết tha.” [ 20; tr.25]
Ma Văn Kháng cho rằng, vốn sống, chất liệu cuộc sống thực tiễn là yếu tố tối quan trọng để nhà văn sáng tác. “Chất liệu là cuộc sống của chính mình. Bởi vì cái bí quyết thành công của nhà văn là ở chỗ trên trang viết anh phải thể hiện mình đầy đủ nhất. Nghĩ thế, nên nhiều nhà văn đã có ý thức chuẩn bị cho nghề nghiệp của mình bằng cách quăng mình vào cuộc sống, bằng việc du hành khắp đó đây, làm đủ các nghề nghiệp, tiếp xúc với đủ hạng ngƣời.” [21;tr.10]. Và quả thật, chính cái việc “quăng mình vào cuộc sống”, với rất nhiều trải nghiệm qua các giai đoạn chìm nổi của cuộc đời nơi thị thành, miền núi, miền xuôi, ông đã có trong gia tài văn chƣơng của mình một khối lƣợng tác phẩm không hề khiêm tốn.
“Mỗi cuốn tiểu thuyết của tôi thƣờng ứng với một quãng đời thật” - nhà văn Ma Văn Kháng cho biết. Theo ông, “đọc chúng, tôi nhận ra mình chỉ có thể viết đƣợc nếu trong đó có phần tham dự của cá nhân mình, có khi là rất ít ỏi và chỉ là gián tiếp. Chẳng hạn, Mùa lá rụng trong vườn là cuốn sách đầu tiên trong đó nguyên mẫu đã rõ hơn hình bóng tôi và những ngƣời thân của tôi. Lý là hình ảnh tổng hợp của các bà chị dâu tôi: xinh đẹp, tháo vát, thành thạo, đáo để và quan trọng là gắn liền với nhịp sống thƣờng ngày hôm nay… Nhân vật ngƣời bà trong Côi cút giữa cảnh đời nguyên mẫu là hình ảnh
ngƣời mẹ thân sinh ra tôi. Tôi đã chuyển hóa toàn bộ những hình ảnh cùng kỷ niệm về mẹ tôi vào trang sách, với biết bao thƣơng nhớ, kính yêu…”[21; tr.16]
Tiểu kết
Trong các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc, có rất nhiều cách để phân loại người kể chuyện đƣợc giới chuyên môn đƣa ra. Theo quan điểm trần thuật học, có thể hệ thống thành hai dạng thức xuất hiện chủ yếu của ngƣời kể chuyện đó là : ngƣời kể chuyện tƣờng minh và ngƣời kể chuyện hàm ẩn. Người kể chuyện nắm vai trò tổ chức kết cấu trong tác phẩm, dẫn dắt
ngƣời đọc bƣớc vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm, đồng thời thay mặt nhà văn trình bày quan điểm về cuộc sống, nghệ thuật.
Đối với nhà văn Ma Văn Kháng, để sáng tạo trong văn chƣơng phải biết “quăng mình vào cuộc sống”, phải chăm chỉ trong công việc, phải có một trái tim chân thành yêu thƣơng, một sự đồng cảm thiết tha với cuộc đời… Chính vì lẽ đó, hơn nửa thế kỷ cầm bút, ông đã chứng tỏ đƣợc bút lực dồi dào và khả năng, bản lĩnh khi tung hoành ngòi bút trên nhiều lĩnh vực và đề tài khác nhau. Và ở bất cứ thể loại nào, tác giả cũng mang đến những tác phẩm có giá trị.
Chƣơng 2
NGƢỜI KỂ CHUYỆN
VỚI NGÔI KỂ VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG 2.1 Ngôi kể trần thuật
2.1.1 Khái lược về ngôi kể
Khái niệm về ngƣời kể chuyện luôn gắn liền với khái niệm ngôi kể vì giữa chúng có mối quan hệ biện chứng, luôn gắn bó và không thể tách rời nhau. Có ba ngôi kể là ngôi thứ nhất (ngƣời kể xƣng “tôi” hoặc “chúng tôi”), ngôi thứ ba (ngƣời kể chuyện hàm ẩn qua điểm nhìn của nhân vật) và ngôi thứ hai (ngƣời đƣợc nhắc tới trong câu chuyện – ngôi kể này có tồn tại nhƣng hiếm khi xuất hiện).
Trong trƣờng hợp nhân vật đóng vai trò ngƣời trần thuật thì tác phẩm đƣợc kể ở ngôi thứ nhất, xƣng “tôi” hoặc “chúng tôi”, đây là kiểu ngƣời kể xuất đầu lộ diện, trở thành một nhân vật trực tiếp tham gia vào diễn biến của cốt truyện. Hình thức này chỉ cho phép ngƣời kể nói ra những gì mình biết hoặc chứng kiến, đó là kiểu điểm nhìn hạn tri mang tính khách quan, tạo đƣợc niềm tin nơi độc giả. Còn ngƣời kể ở ngôi thứ ba là hình thức kể chuyện truyền thống, ở đó ngƣời kể ẩn tàng qua điểm nhìn của nhân vật, luôn đứng ở