5. Cấu trúc luận văn
3.2. Giọng điệu trần thuật
3.2.2.3. Giọng điệu mỉa mai, châm biếm
Sau Đổi mới, tiểu thuyết hiện đại Việt Nam càng nhạt dần chất sử thi, thay vào đó, chất đời tƣ thế sự càng ngày càng đậm nét. Trong cuộc sống mới, khi những chuẩn mực trở nên lệch chuẩn, yếu tố hài hƣớc xuất hiện. Từ đây, giọng điệu mỉa mai, châm biếm trở thành một trong những yếu tố nghệ thuật của tiểu thuyết đƣơng đại. Tác giả sử dụng giọng điệu mỉa mai nhằm đả kích, châm biếm những thói hƣ tật xấu còn tồn tại hoành hành trong xã hội. Tiêu biểu nhƣ sự bỉ ổi, sự lố bịch trơ tráo, lối thực dụng chạy theo danh vọng tiền tài, sự xuống cấp, suy thoái về đạo đức và nhân phẩm của một số kẻ lãnh đạo.
Tác giả đã bày tỏ thái độ của mình với các lĩnh vực, những con ngƣời đƣợc đề cập đến trong tác phẩm bằng những phƣơng thức phong phú nhƣ: sử dụng ngôn ngữ của ngƣời kể chuyện, của nhân vật, hay qua những câu ca dao trong văn học dân gian...
Trong Đám cưới không có giấy giá thú, Tự hay Khiêm cũng chỉ là
những kẻ “đầu thai nhầm thế kỷ”, những kẻ lạc loài, những kẻ bỏ đi...Bởi “ở những nơi này, chỉ có nghịch lý là đƣợc hoạt động. Ở những nơi này, cái hỗn độn thắng cái trật tự. Cái thật thua cái giả tạo. Đạo đức thua vô liêm...kẻ dốt nát thống trị ngƣời hiền tài...con ngƣời, xã hội đi lộn ngƣợc, đi giật lùi.” [16; tr.99]. Giọng điệu mỉa mai của tác giả không còn là sự chua xót nữa mà nó là nỗi xót xa, là sự đau đớn khi ông lặp đi lặp lại cú pháp “ ở những nơi này”, “ thua”.
Bí thƣ Lại, ngƣời đứng đầu thị xã lại phát ngôn ra những câu nhƣ: “không móc túi ngƣời khác bây giờ là một phẩm chất cần khoe khoang...Di tản là đại ái quốc. Trí thức là ăn bám. Đánh bạc có hiệu quả cao thì đánh bạc muôn năm” [16; tr. 315] hay “hôm nay thị xã ta khai giảng trƣờng cấp ba. Rồi đây chúng ta sẽ mở trƣờng cấp bốn, cấp năm, cấp sáu.”[16; tr.107]. Với giọng điệu mỉa mai, châm biếm, Ma Văn Kháng đã xây dựng thật thành công và sống động chân dung của một kẻ cầm quyền, đại diện cho Đảng, cho dân, nhƣng lời lẽ, ngôn ngữ lại thể hiện của kẻ chợ búa, vô học, vô đạo đức. Những kẻ nhƣ thế, nhƣ những con sâu mọt đục khoét, làm hại cho nhân dân và những con ngƣời có trí tuệ, có lý tƣởng nhƣ thầy giáo Tự mà thôi.
Không chỉ có Lại, khi miêu tả trình độ học vấn và con đƣờng thăng tiến của ông hiệu trƣởng Cẩm, nhà văn cũng sử dụng rất thành công sắc thái giọng điệu này: “Lý lịch ba đời của Cẩm khỏi phải chê, Cẩm trở thành của hiếm và đƣợc cử đi học Đại học. Nếu với những ngƣời khác, việc trở thành Đảng viên khó nhƣ leo lên đỉnh Chomoluma chọc trời thì việc đó đối với Cẩm dễ dàng nhƣ đƣợc mời đi ăn cỗ. Mặc dù đƣợc cử đi học đại học, đƣợc làm hiệu trƣởng,
nhƣng Cẩm vẫn dở ông dở thằng, vẫn cứ không sao xóa đƣợc cái cốt cách mõ làng của mình.”[16; tr.211 ]
Bằng giọng điệu mỉa mai, châm biếm, nhà văn đã lột trần bản chất dốt nát của những nhà trí thức “rởm”. Chƣa dừng lại ở đó, Ma Văn Kháng còn phê phán sự dốt nát của nhà lãnh đạo Cẩm trong đoạn miêu tả ông giảng văn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Trên bục giảng, Cẩm luôn biến bài giảng của mình thành chính trị, luân lý đạo đức ngô nghê. Khi đã giảng hết bài rồi mà vẫn chƣa hết tiết, Cẩm liền lấp chỗ trống bằng cách bảo học sinh đứng dậy mặc niệm các nghĩa sĩ năm phút để bày tỏ lòng tri âm.
Ngoài bí thƣ Lại, hiệu trƣởng Cẩm, nhà văn Ma Văn Kháng còn dành giọng điệu châm biếm suồng sã cho bí thƣ Dƣơng. Tác giả lật tẩy những việc làm sai trái của ông ta: “Nhƣng, đó sẽ là một trò ảo thuật đại lừa bịp, và vô sỉ bậc nhất. Bởi vì đó là sự trang điểm mĩ miều cho một tấm thân đã dơ dáy nhuốc nhơ, đang cần phải chà xát kĩ càng cho bật hết ghét bẩn.” [16; tr.330]
Giọng điệu mỉa mai còn đƣợc Ma Văn Kháng sử dụng để phơi bày những thói tật còn tiềm ẩn sâu xa trong mỗi con ngƣời. Trƣớc hết, để miêu tả dáng vẻ bên ngoài của các nhân vật phản diện, ta hãy quan sát chủ tịch Luông trong Côi cút giữa cảnh đời. Ngay từ những trang đầu tác phẩm, ông Luông chủ tịch phƣờng đã đƣợc vẽ lên với khuôn mặt: “choăn choắt, da ông sắt seo và mũi ông tóp nhọn nhƣ sắt, còn hai con mắt ti hí nhƣ rắn ráo liên hồi, có lúc mắt lại chíp lại nhƣ mắt ngƣời ngủ gà, ông ta mím môi, chíp chíp trong miệng nhƣ chuột kêu.”[18; tr.75]. Bằng cách sử dụng chính xác và ấn tƣợng các từ láy, Ma Văn Kháng không chỉ cho ngƣời đọc chiêm ngƣỡng gƣơng mặt xấu xí của ông chủ tịch, mà còn lột tả bản chất tiểu nhân, đểu cáng của ông ta. Miêu tả ngoại hình nhân vật với hàm ý mỉa mai, châm biếm, hàng loạt chân dung thô tục, kệch cỡm hiện lên rõ nét. Đó là chân dung một lão Hứng thoáng nhìn qua đã thấy xấu xa và độc ác, còn nhân tình và đám bạn của Hứng thì lại hiện lên nhƣ bức tranh biếm họa đa màu đa sắc.
Ông Luông - một ngƣời đƣợc xem là có bằng cấp, học vấn, công tác 30 năm ở ngành ngoại giao, trong đó gần 20 năm làm công việc hành chính ở sứ quán Việt Nam tại các nƣớc Tây Đức, Pháp, … lại là một kẻ “ăn của đút nhƣ thần” và cho rằng “Tây du kí là câu chuyện Đặng Tiểu Bình du hí bên Tây tức là bên Mỹ”[18; tr.79]. Ông ta chẳng những không ý thức đƣợc sự dốt nát của mình, mà còn luôn tự hào, hãnh diện kể rằng: hồi còn đƣơng chức thủ trƣởng cơ quan, có một nhân viên gọi phở không có thịt là phở không ngƣời lái và đó là dụng ý xấu chê trách sự lãnh đạo. Để xử lý ngƣời nhân viên đó, “Tôi đã bắt hắn đứng trƣớc mặt tôi, nói liên tục bốn tiếng đồng hồ cái câu phản động ấy, đến kỳ hắn mệt rã, bỏng họng, gục xuống trƣớc mặt tôi để hắn nhớ đời.” [18; tr.102]
Giọng điệu mỉa mai của tác giả thể hiện qua từng câu, từng chữ. Nhờ sắc thái giọng điệu này mà Ma Văn Kháng đã thể hiện đƣợc bản chất của những kẻ lòng dạ bất chính, âm mƣu gian ác và đồng thời thể hiện đƣợc rõ thái độ cƣời nhạo, khinh bỉ của tác giả đối với lũ ngƣời nham hiểm, xảo quyệt đó.
Đọc những trang văn của Ma Văn Kháng, ta thấy hiện lên toàn những hiện tƣợng kì lạ, thậm chí những con quỷ đội lốt trí thức, đội lốt con ngƣời. Giờ đây, có lúc cái xấu đè lên cái tốt, cái vô văn hóa chà đạp lên những phẩm chất tốt đẹp, cái ngu dốt ngự trị tài năng của con ngƣời. Sự đảo lộn các giá trị đó làm cho ngƣời cầm bút tâm huyết nhƣ Ma Văn Kháng luôn dằn vặt, đau lòng.