5. Cấu trúc luận văn
3.1. Ngôn ngữ trần thuật
3.1.1. Khái niệm ngôn ngữ trần thuật
Mỗi loại hình nghệ thuật có một đặc điểm riêng và một phƣơng tiện sáng tác riêng biệt. Nếu đƣờng nét và màu sắc là phƣơng tiện sáng tác của hội họa, âm thanh là phƣơng tiện sáng tác của những bản nhạc du dƣơng thì ngôn ngữ nghệ thuật chính là phƣơng tiện sáng tác của các tác phẩm văn học.
Văn học là nghệ thuật ngôn từ, bởi ngôn ngữ chính là chất liệu, phƣơng tiện biểu hiện đặc trƣng của văn học. Không có ngôn ngữ thì không có tác phẩm văn học, bởi chính ngôn ngữ chứ không phải cái gì khác đã cụ thể hóa và vật chất hóa sự biểu hiện của chủ đề và tƣ tƣởng, tính cách và cốt truyện. Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng trong quá trình chuẩn bị và sáng tạo tác phẩm, nó cũng là yếu tố xuất hiện đầu tiên trong sự tiếp xúc của ngƣời đọc với tác phẩm. Nó là công cụ để tác giả xây dựng tác phẩm, miêu tả cuộc sống con ngƣời cũng nhƣ tạo ra những hình tƣợng. Ngôn ngữ nghệ thuật là công cụ của tƣ duy để truyền đạt những tƣ tƣởng, tình cảm của nhà văn.
Chức năng quan trọng nhất của ngôn ngữ nghệ thuật đó là chức năng thẩm mỹ. Chức năng này đƣợc xác định trong hệ thống các hình tƣợng tác phẩm và phong cách tác giả, bởi ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện tài năng của ngƣời cầm bút. Vì thế, ngôn ngữ ngoài đời sống muốn trở thành ngôn ngữ nghệ thuật phải qua ngòi bút trau chuốt, sáng tạo của nhà văn. Khác với ngôn ngữ quần chúng, ngôn ngữ trong văn học mang một dấu ấn riêng biệt đậm nét của tác giả, để màu sắc rất riêng của ngƣời nghệ sĩ không bị trộn lẫn vào đám đông. Ngoài ra, ngôn ngữ nghệ thuật còn chứa đựng cả thế giới nghệ thuật mà
nhà văn sáng tạo, từ con ngƣời, cuộc sống đến cốt truyện, kết cấu, chủ đề...Nhƣ vậy, ngôn ngữ nghệ thuật có một vai trò đặc biệt quan trọng bởi nó là yếu tố “vật chất” hiện hữu duy nhất của một tác phẩm văn học.
Một nhà văn chân chính luôn ý thức về mình nhƣ một nhà ngôn ngữ vì ngôn ngữ là “yếu tố đầu tiên qui định cung cách ứng xử”, là phƣơng tiện bắt buộc để nhà văn giao tiếp với bạn đọc. Việc xây dựng ngôn ngữ ngƣời kể chuyện trong tác phẩm là dụng ý nghệ thuật của tác giả. Vì thế, ngôn ngữ kể chuyện là một trong những yếu tố quan trọng để nhận diện hình tƣợng ngƣời kể chuyện. Trong Từ điển văn học có viết: “ngôn ngữ ngƣời kể chuyện là ngôn ngữ của tác giả hoặc nhân vật đƣợc tác giả dùng để kể lại câu chuyện trong tác phẩm tự sự.” [10; tr.124]. Nhƣ vậy, ngôn ngữ trần thuật hay ngôn ngữ kể chuyện là ngôn ngữ mà ngƣời kể chuyện dùng để dẫn, kể, tả, bình về sự vật, hiện tƣợng đang đƣợc nói tới trong truyện kể và giữ một vị trí vô cùng quan trong hệ thống phƣơng thức tự sự. Nó là sự thể hiện trên nền hiện thực toàn bộ tƣ tƣởng, tình cảm của nhà văn, giọng điệu, cấu trúc tác phẩm. Ngôn ngữ kể chuyện so với ngôn ngữ của nhân vật mang tính khách quan hơn, làm nền cho sự xuất hiện của câu chuyện, nhân vật.
Ngôn ngữ trần thuật có vai trò rất quan trọng trong cấu trúc kĩ thuật của truyện:
- Ngôn ngữ trần thuật trƣớc hết tạo ra hình tƣợng ngƣời kể chuyện trong truyện do có đặc điểm cá tính hóa không hòa lẫn với đặc điểm nhân vật.
- Ngôn ngữ trần thuật thể hiện điểm nhìn của ngƣời kể chuyện.
- Ngôn ngữ trần thuật là sợi dây liên kết các yếu tố tổ chức tác phẩm để nêu bật tính cách nhân vật, làm nổi bật tƣ tƣởng và chủ đề của tác phẩm.
Chính vì thế, ngôn ngữ trần thuật có vai trò then chốt trong việc định hƣớng sự đánh giá của độc giả về các hình tƣợng đƣợc xây dựng trong tác phẩm. “Trong tiểu thuyết, trong truyện, những con ngƣời đƣợc tác giả thể hiện đều hành động với sự giúp đỡ của tác giả, tác giả luôn luôn ở bên cạnh
họ, tác giả mách cho ngƣời đọc hiểu những ý nghĩ thầm kín, những động cơ bí ẩn ở phía sau những hành động của các nhân vật đƣợc miêu tả.”(M.Gorki)
Nói đến ngôn ngữ trần thuật, ngƣời ta thƣờng nói đến ba thành phần cơ bản: lời kể, lời miêu tả và lời phân tích – bình luận.
Thứ nhất là lời kể. Trong lời kể, ngƣời kể chuyện thƣờng không hề để lộ một chút cảm xúc nào, đôi khi lời kể đó mang tính trung hòa, vô âm sắc. Điều này ta có thể bắt gặp trong những tác phẩm của Kafka khi tác giả kể về một sự biến hóa dị thƣờng: “Một sáng tỉnh giấc băn khoăn, Gregor Samsa nằm trên giƣờng thấy mình biến thành một con côn trùng khổng lồ.” ( Hóa thân). Hay trong tác phẩm Một thầy thuốc nông thôn khi nhà văn kể về một vết thƣơng khủng khiếp: “Máu đỏ tƣơi luôn luôn thay đổi hình dạng đen ngòm ở dƣới đáy, sáng hơn khi ở quanh miệng những hạt máu đỏ mịn...”
Thứ hai là lời miêu tả. Đó là những lời văn miêu tả thiên nhiên. “Ở đây, mùa hè inh ỏi tiếng ve và lao xao vòm lá rậm ngọn gió đùa. Mùa đông cảm nhận đƣợc tiếng sƣơng rơi và hơi lƣớt của tàu lá liệng rơi trên mặt đất.”. Hoặc là những câu văn miêu tả con ngƣời: “Tóc chị rậm, đen, đầy sinh lực, rất hợp với một vóc ngƣời tầm thƣớc, đậm đà, nở nang, cân đối cùng với khuôn mặt tròn đã định hình ở tuổi bốn mƣơi, nhƣng vẫn giữ vẻ tƣơi mát, duyên dáng: hai con mắt lá răm dài, lóng lánh dƣới cặp mày rậm, đem lại vẻ thơ ngây cho khuôn mặt, khiến đôi gò má cao không trở nên lộ liễu...” ( Mùa lá rụng trong vườn).
Thứ ba là lời phân tích, bình luận của ngƣời kể chuyện. Ở đây ngƣời kể chuyện có thể bộc lộ trực tiếp quan điểm, tƣ tƣởng tình cảm của mình về cuộc sống và nhân vật. Trong Những linh hồn chết của Gogon ta thấy những lời phân tích, bình luận của ngƣời kể chuyện xuất hiện khá dày đặc. Ngƣời kể chuyện trực tiếp bày tỏ quan niệm, sự đánh giá của mình về nhiều vấn đề: từ thói quỵ lụy cấp bậc đến cách đặt biệt hiệu, từ số phận nông nô Nga đến hình ảnh tƣơi mát của mảnh vƣờn hoang, từ tiếng hát dân gian đầy quyến rũ cho đến hình ảnh chiếc xe tam mã tƣợng trƣng cho đất nƣớc Nga. Qua những lời
trữ tình ngoại đề, ta cảm nhận đƣợc khá sâu sắc sự cảm thông với nhân dân Nga, sự mỉa mai lên án những cái xấu xa của chế độ nông nô và niềm tin, niềm hi vọng vào tƣơng lai tƣơi sáng của ngƣời kể chuyện.
Nhƣ vậy, ngôn ngữ trần thuật gắn bó mật thiết với hình tƣợng ngƣời kể chuyện, với tƣ tƣởng, tình cảm của tác giả. Thông qua ngôn ngữ văn học, các nhà văn đồng thời cũng thể hiện đƣợc tài năng, phong cách nghệ thuật của mình.