Khái niệm giọng điệu trần thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người kể chuyện trong tiểu thuyết ma văn kháng (qua mùa lá rụng trong vườn, đám cưới không có giấy giá thú, côi cút giữa cảnh đời) (Trang 87 - 90)

5. Cấu trúc luận văn

3.2. Giọng điệu trần thuật

3.2.1. Khái niệm giọng điệu trần thuật

Trong văn chƣơng, muốn tạo đƣợc phong cách riêng và dấu ấn cho độc giả thì mỗi nhà văn phải xây dựng và tạo cho mình một giọng điệu riêng. Cũng nhƣ sự khác nhau của giọng nói mỗi ngƣời trong cuộc sống, giọng điệu của nhà văn trong văn chƣơng cũng mang những sắc thái khác nhau, không thể trộn lẫn. Giọng điệu đƣợc hình dung trƣớc tiên nhƣ một tín hiệu âm thanh có âm sắc, trƣờng độ, cao độ...nó gắn liền với môi trƣờng giao tiếp và có khả năng tạo tính khu biệt. Nhƣng giọng điệu không chỉ tồn tại nhƣ một tín hiệu âm thanh có âm sắc đặc thù mà còn hàm chứa sắc thái tình cảm, thái độ của ngƣời nói trƣớc các hiện tƣợng trong đời sống. Khi trở thành một trong những thành tố của tác phẩm văn học, giọng điệu nghệ thuật trở nên phức tạp hơn rất nhiều so với giọng điệu ngoài cuộc sống. “Giọng điệu là cảm nhận đầu tiên, cũng là dƣ vị cuối cùng để lại ấn tƣợng cho ngƣời đọc truyện.” [11; tr.73]

Tìm hiểu về định nghĩa “giọng điệu, trong Từ điển thuật ngữvăn học có viết: “Giọng điệu là một khái niệm chỉ thái độ, tình cảm, lập trƣờng, tƣ tƣởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tƣợng đƣợc miêu tả thể hiện trong lời văn quy

định cách xƣng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ gần xa, thân sơ, thành kính, hay suồng sã, ca ngợi hay châm biếm. Giọng điệu phản ánh lập trƣờng xã hội, thái độ và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả.”[10; tr.145].

Tác giả cuốn Dẫn luận ngôn ngữ viết: “Giọng điệu là biểu hiện của thái độ, xúc cảm của chủ thể đối với đời sống. Đối với các sự vật thấp kém bình thƣờng, ngƣời ta thƣờng có giọng điệu mỉa mai, cƣời cợt; đối với các sự vật đáng tiếc, mất mát thƣơng tổn, ngƣời ta có giọng buồn thƣơng ngậm ngùi...” [40; tr.124]

Nguyễn Thái Hòa khi tìm hiểu giọng điệu, xem xét giọng điệu trong quan hệ của chủ thể và đối tƣợng qua ngôn ngữ của mỗi cá nhân thì nhận định: “Giọng điệu là mối quan hệ giữa chủ thể và hiện thực khách quan thể hiện bằng hành vi ngôn ngữ trong đó bao hàm cả việc định hƣớng đánh giá và thói quen cá nhân sử dụng ngôn từ trong những tình huống cụ thể.”[ 11; tr.47 ]

Nhƣ vậy, đã có nhiều nội dung đƣợc xác định trong khái niệm giọng điệu. Ở góc độ nào đi nữa thì giọng điệu vẫn là yếu tố không thể thiếu của tác phẩm văn học để qua đó “phản ánh lập trƣờng xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu của tác giả, có vai trò rất lớn tạo nên phong cách nhà văn và có tác dụng truyền cảm cho ngƣời đọc.” Trong luận văn này chúng tôi hiểu giọng điệu là thái độ, tình cảm, cảm xúc thể hiện trong các phát ngôn để các phát ngôn trở nên hấp dẫn và thu hút ngƣời đọc.

Giọng điệu là một phạm trù thẩm mỹ của tác phẩm văn học, góp phần tạo nên phong cách của nhà văn. Một nhà văn tài năng bao giờ cũng tìm cho mình một giọng điệu riêng biệt, không thể trộn lẫn với những tác giả khác. Trong một tác phẩm văn học, tác giả có thể bộc lộ nhiều giọng điệu khác nhau, tuy nhiên ta vẫn thấy hiện lên một giọng điệu chủ đạo. M.B.Khrapchenco gọi đó là hiện tƣợng “âm chủ” và “các sắc điệu bao quanh âm chủ”. Giọng điệu chính kết hợp với những sắc điệu bao quanh góp phần thể hiện tƣ tƣởng, tình cảm của tác giả trƣớc sự vật, hiện tƣợng trong tác phẩm.

Nhƣ đã nói ở trên, khi đi vào tác phẩm văn học, giọng điệu trở nên phức tạp hơn ngoài cuộc sống bởi nó đã bị tƣớc đoạt đi yếu tố âm thanh. Trong tác phẩm, giọng điệu đƣợc bộc lộ ở phƣơng diện sử dụng từ ngữ. Đó có thể là cách xƣng hô, gọi tên sự vật, là thái độ ứng xử, tình cảm của nhà văn trƣớc hiện thực đƣợc phản ánh trong tác phẩm văn học. Giọng điệu có mối quan hệ khăng khít đối với cảm hứng sáng tác của nhà văn. Nếu cảm hứng chủ đạo của nhà văn là phê phán thì giọng điệu thƣờng châm biếm, sâu cay. Nếu cảm hứng chủ đạo của nhà văn là ca ngợi thì giọng điệu thƣờng mang âm hƣởng ngợi ca. Nếu cảm hứng chủ đạo là lãng mạn thì giọng điệu đƣợc thể hiện trong tác phẩm thƣờng là trữ tình...

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cho rằng giọng điệu là “hiện tƣợng thẩm mĩ thoát ra từ bản thân tác phẩm và mang nội hàm tƣ tƣởng thẩm mĩ nhất định” [ 40; tr.59]. Khi đi tìm hiểu yếu tố giọng điệu, ta cần phân biệt sự khác biệt giữa ngữ điệu và giọng điệu. Trong lời nói, ngữ điệu là cách lên giọng, xuống giọng hay ngắt câu phù hợp đến mức nào đó với tình cảm và ý nghĩa cần biểu đạt. Trong văn bản, ngữ điệu là dấu hiệu của trần thuật, nghi vấn, cảm thán...còn giọng điệu lại đƣợc cho là hiện tƣợng “siêu ngôn ngữ”. Nó phụ thuộc vào cấu trúc của tác phẩm, khuynh hƣớng thẩm mĩ của tác giả.

Giống nhƣ các hình thức tự sự khác, tiểu thuyết lấy giọng điệu của ngƣời kể chuyện làm giọng điệu cho tác phẩm của mình. Khi trần thuật, tác giả sử dụng nhiều giọng điệu khác nhau trên cơ sở một giọng điệu chủ đạo. Tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại nổi bật lên một số giọng điệu đặc sắc nhƣ: giọng điệu trữ tình sâu lắng của Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tƣ; giọng điệu suy ngẫm, triết lý với cảm quan nhìn nhận lại hiện thực của Bảo Ninh, Nguyễn Khải; giọng điệu hài hƣớc, giọng điệu giễu nhại trong văn chƣơng của Phạm Thị Hoài; lại có giọng điệu dung tục, đời thƣờng trong tiểu thuyết của Chu Lai...

Thoát khỏi giọng điệu ngợi ca của khuynh hƣớng sử thi trong văn học 1945 -1975, văn học từ 1975 đến nay rất phong phú về giọng điệu. Trong từng hoàn cảnh, nhà văn lại có những cảm xúc, tƣ tƣởng, thái độ riêng. Vì thế giọng điệu của họ thể hiện trong các tác phẩm là sự hòa trộn, đan xen của nhiều sắc thái biểu cảm. Tuy nhiên, mỗi nhà văn có phong cách đều có một giọng điệu chủ đạo. Ma Văn Kháng có giọng điệu đa thanh nhƣ giọng điệu triết lý, giọng điệu trữ tình, giọng điệu mỉa mai suồng sã, giọng điệu thƣơng cảm xót xa. Tất cả những giọng điệu ấy hòa quyện trong tác phẩm, góp phần quan trọng tạo nên sức hấp dẫn riêng trong tiểu thuyết thời kì Đổi mới của Ma Văn Kháng, đồng thời khẳng định phong cách nghệ thuật của nhà văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người kể chuyện trong tiểu thuyết ma văn kháng (qua mùa lá rụng trong vườn, đám cưới không có giấy giá thú, côi cút giữa cảnh đời) (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)