5. Cấu trúc luận văn
2.1 Ngôi kể trần thuật
2.1.1 Khái lược về ngôi kể
Khái niệm về ngƣời kể chuyện luôn gắn liền với khái niệm ngôi kể vì giữa chúng có mối quan hệ biện chứng, luôn gắn bó và không thể tách rời nhau. Có ba ngôi kể là ngôi thứ nhất (ngƣời kể xƣng “tôi” hoặc “chúng tôi”), ngôi thứ ba (ngƣời kể chuyện hàm ẩn qua điểm nhìn của nhân vật) và ngôi thứ hai (ngƣời đƣợc nhắc tới trong câu chuyện – ngôi kể này có tồn tại nhƣng hiếm khi xuất hiện).
Trong trƣờng hợp nhân vật đóng vai trò ngƣời trần thuật thì tác phẩm đƣợc kể ở ngôi thứ nhất, xƣng “tôi” hoặc “chúng tôi”, đây là kiểu ngƣời kể xuất đầu lộ diện, trở thành một nhân vật trực tiếp tham gia vào diễn biến của cốt truyện. Hình thức này chỉ cho phép ngƣời kể nói ra những gì mình biết hoặc chứng kiến, đó là kiểu điểm nhìn hạn tri mang tính khách quan, tạo đƣợc niềm tin nơi độc giả. Còn ngƣời kể ở ngôi thứ ba là hình thức kể chuyện truyền thống, ở đó ngƣời kể ẩn tàng qua điểm nhìn của nhân vật, luôn đứng ở vị trí cao hơn nhân vật, quan sát và kể lại mọi chuyện (ngƣời kể chuyện với điểm nhìn toàn tri). Bên cạnh đó còn có ngôi kể chuyện thứ hai – ngôi kể trung gian giữa ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba, lúc này ngƣời xƣng “anh” – đó là một cái “tôi” khác, một cái “tôi” đƣợc kể ra chứ không phải là tự kể ở ngôi thứ nhất. Tuy nhiên, trong dòng văn học đƣơng đại Việt Nam, nhất là với những tiểu thuyết có yếu tố hậu hiện đại, ngôi kể không còn hình dạng nguyên bản và đơn giản nhƣ trƣớc, các ngôi kể trở nên sinh động và biến ảo linh hoạt, nhà văn trở thành những tay phù thủy nhào nặn, biến hóa các ngôi kể. Trong đó một tác phẩm có thể đƣợc kể ở nhiều ngôi khác nhau, sự xâm
lấn của các ngôi kể có thể đan xen, xoắn bện ở ngay trong một chƣơng, một đoạn nào đó của tác phẩm. Hơn nữa, ranh giới giữa ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba cũng bị nhòe mờ, cùng là kể ở ngôi thứ nhất nhƣng ngƣời kể chuyện không còn biết gì kể đó nữa mà nhiều khi ngƣời kể trở thành “Thƣợng đế toàn thông”. Ngƣợc lại, ngƣời kể ở ngôi thứ ba, đôi khi cũng chỉ hiểu biết hạn tri, không còn là ngƣời biết tuốt nữa. Chính điều này tạo nên sự đa sắc, phong phú về ngôi kể trong tiểu thuyết.
Trong sáng tác văn học, ngƣời kể chuyện đƣợc tác giả tƣởng tƣợng, xây dựng thay mặt tác giả kể lại câu chuyện. Vì vậy, để có thể truyền đạt đƣợc tƣ tƣởng của tác giả một cách rõ nét nhất, có khả năng khơi gợi liên tƣởng suy nghĩ nơi ngƣời đọc một cách tốt nhất, nhà văn có thể sử dụng ngƣời kể chuyện ở các ngôi kể khác nhau. Việc sử dụng ngôi kể ở những dạng thức sẽ tạo nên những hiệu ứng câu chuyện khác nhau mà theo GS. Trần Đình Sử: “Ngƣời trần thuật trong văn bản văn học là một hiện tƣợng phức tạp nhất, mà ngôi kể chỉ là hình thức ƣớc lệ. Ngƣời trần thuật vốn không có gì là ngôi kể. Sự khác biệt ở ngôi thứ nhất, ngôi thứ ba chỉ là khác nhau ở mức độ bộc lộ và ẩn dấu của ngƣời trần thuật mà thôi.” [42; tr.17].