Ngôn ngữ giàu biểu cảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người kể chuyện trong tiểu thuyết ma văn kháng (qua mùa lá rụng trong vườn, đám cưới không có giấy giá thú, côi cút giữa cảnh đời) (Trang 78 - 83)

5. Cấu trúc luận văn

3.1. Ngôn ngữ trần thuật

3.1.2.2. Ngôn ngữ giàu biểu cảm

Bên cạnh việc tận dụng triệt để vai trò, tác dụng của ngôn ngữ dung dị, đời thƣờng, đến với tiểu thuyết Ma Văn Kháng, ngƣời đọc còn đƣợc khám phá một thế giới ngôn từ phong phú, mới lạ, vừa rạng rỡ, long lanh đầy biểu cảm.

Dƣới ngòi bút tài năng, việc tận dụng thứ ngôn ngữ trong sáng, giản dị trong kho ngôn ngữ “rủng rỉnh” của mình, Ma Văn Kháng đã tái hiện lên một khu vƣờn thật sinh động, có hồn, khiến ngƣời đọc cảm giác nhƣ đƣợc cùng tác giả bƣớc vào thiên đƣờng của trần thế với một cảm xúc tƣơi mới: “Cây trong vƣờn nhà ông Bằng tốt tƣơi hơn những nơi khác. Kể từ khi xuân sang, trên cành lá của chúng đã có sự hăm hở khác lạ. Giờ thì nhãn đã ra hoa. Lặng lẽ, trên cành cao tít, hồng bấy lá non, hoa ngoi lên, ngầu ngầu một sắc nắng nhẹ, nhƣ phấn thông vàng. Hoa gọi ong. Cây mít bật những chồi hoa cánh nở đầy đặn. Rồi sấu. Rồi vải. Lạ, vải kết quả từ lúc nào mà nhanh vậy. Một sớm mai trở dậy, đứng dƣới gốc sấu hoa rụng đầy, mịn xanh nhƣ bột đậu đồ, ngẩng lên cành vải đã thấy những chùm quả non nho nhỏ, xanh nhƣ ngọc. Cây trong vƣờn năm nay hứa hẹn một mùa quả sai theo một vòng sinh thái quen thuộc, mà vẫn có một gì lạ lẫm khác thƣờng. Hay là cây hoa rung cảm với giai điệu du dƣơng của bản Vườn khuya cổ điển? Hay là cây xúc động vì câu chuyện tình yêu và hơi ấm bàn tay vuốt ve êm ái của chị Hoài. Vào đêm, đứng ở vƣờn cây mới thấy sự kì ảo của hƣơng cây, hƣơng hoa. Trong thanh lặng, hoa các loài từ cúc, nhài, đến nhãn, vải bốc tỏa thơm nồng dậy. Không khí trong sạch, tĩnh mịch lạ, đến nỗi phảng phất cả một dải hƣơng hoàng lan từ đầu phố về họp hội; và dƣờng nhƣ có thể nghe thấy ngọn mƣớp hƣơng Phƣợng và chị Hoài gieo vào đêm ba mƣơi tết vƣơn mình, với những cánh tay mảnh nhƣ tơ, bắt cành leo lên giàn.” [17; tr.178-179]. Đây có lẽ là một trong những đoạn văn miêu tả khu vƣờn hấp dẫn và sinh động nhất trong tiểu thuyết

Mùa lá rụng trong vườn. Tác giả nhƣ phô ra, nhƣ bày ra trƣớc mắt độc giả

một bữa tiệc thiên nhiên với đủ loại hoa trái ngọt ngào. Ta tƣởng nhƣ có thể chạm vào từng bông hoa sấu li ti, chạm vào từng chùm vải rung rinh trên cành biếc. Ta nhƣ đƣợc chiêm ngƣỡng sự sống huyền diệu của cây cối trong khu vƣờn, mà vẫn cảm thấy bình dị, thân quen, không xa lạ, vì đó là tất cả những gì cuộc sống đời thƣờng mà thiên nhiên ban tặng. Với tài năng của mình khi

sử dụng các từ ngữ giàu tính biểu cảm, tác giả nhƣ thổi hồn vào từng chiếc lá, từng lùm cây, khiến chúng nhƣ có linh hồn.

Trong Mùa lá rụng trong vườn, có rất nhiều đoạn văn hấp dẫn và có hồn nhƣ thế: “ Những bông cúc vàng tƣơi vẫn đang còn xao động, rung rinh, tỏa cái vui tƣơi sáng, ấm áp ra khắp gian buồng và không gian nhỏ hẹp bị đóng kín trong căn buồng, tách biệt với khoảng trời chiều ngoài kia đang mù mịt sƣơng giá, chợt dậy lên một mùi hƣơng thanh khiết và nguyên sơ, mùi đồng nội.[17; tr.22]

Hay những đoạn văn bàng bạc chất thơ với đủ đƣờng nét và màu sắc “ Hàng me gầy viền hai lề đƣờng bị cái rét gai góc tuốt sạch đến từng vẩy lá nhỏ, một chiều áp tết nhƣ chiều dâng âm thầm đã đến kì bộc phát bỗng tƣng bừng nơi đầu cành. Những chấm lộc vàng li ti nhƣ những bóng đèn nhỏ, le lói sáng một góc trời vẫn còn nhiều mây xám. Xuân thiên nhiên gặp gỡ xuân trong lòng ngƣời. Sự hài hòa, cộng cảm đem lại vẻ đẹp mới mẻ cho tự nhiên, thổi vào cảnh đời thƣờng nhật tƣởng nhƣ đã nhàm chán một sự sống non trẻ, một nhịp điệu khác thƣờng.” [17; tr.52]. Cảnh vật đó khiến cho lòng ngƣời nhƣ tƣơi trẻ và đầy sức sống mùa xuân, xuân từ thiên nhiên lan tỏa sức xuân vào lòng ngƣời: “Ngƣớc lên, mắt ông Bằng lấp lánh tƣơi vui nhƣ phản chiếu cả một trời xuân ngoài kia.” [17; tr.60]. “Ngƣời phụ nữ đi trong vƣờn cây, thỉnh thoảng lại dừng lại vỗ nhè nhẹ vào từng thân cây, nhƣ ngƣời mẹ đi xa về vỗ về, ve vuốt những đứa con yêu.” [17; tr.71].

Tìm hiểu tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kì Đổi mới, chúng tôi nhận thấy, bên cạnh việc thể hiện một thứ ngôn ngữ rất giàu biểu cảm qua những đoạn văn miêu tả thiên nhiên đầy cảm xúc, tác giả còn rất thành công khi sáng tạo ra những từ ngữ rất mới mẻ, độc đáo trong tác phẩm của mình. Bằng cách cô đọng, rút gọn, hoặc có khi là đảo lộn thứ tự các từ trong một từ ghép quen thuộc, Ma Văn Kháng đã tạo ra một lớp từ vựng hoàn toàn mới. Có những từ

ngữ đã rất cũ kĩ nhƣng dƣới bàn tay tài hoa của ngƣời nghệ sĩ chúng lại trở nên mới mẻ, độc đáo vừa giàu tính biểu cảm lại mang đậm cá tính của nhà văn.

Trong Đám cưới không có giấy giá thú, khi nhận xét về ông Thống,

tác giả viết: “Ông không phải ngƣời blăngtông, tạp vụ, thủ trống mang bóng hình mờ mờ so xúi vô nghĩa ở cái văn phòng con con trong mái trƣờng nho nhỏ này... Thật tình, ông Thống là con ngƣời thực hiện đúng nguyên lý: lấy lý trí làm thầy, lấy đời làm gốc. Học vấn và đời sống biến huyền, hòa nhập trong ông, tạo nên một cốt cách riêng. Ông thông thấu, tỏ tƣờng, chứ đâu phải là ông già ngang ngửa, chăng chớ” [16; tr.218]. Một đoạn văn ngắn mà tác giả đã sử dụng khá nhiều từ ngữ mới: so xúi, biến huyền, chăng chớ. Theo chúng tôi, tất cả những từ ngữ đó nhằm miêu tả một con ngƣời có vóc dáng nhỏ bé và luôn cố thu nhỏ mình lại, thật khiêm nhƣờng. Đồng thời, nhà văn cũng tiết lộ ông Thống không chỉ là một ngƣời yêu nghề, yêu trẻ mà ẩn trong cái dáng vóc nhỏ bé ấy là một con ngƣời có học vấn cao và rất thấu hiểu cuộc đời.

Với một giờ dạy không đƣợc thuận buồm xuôi gió nhƣ mong muốn của thầy giáo Tự, nhà văn viết: “Anh không tạo lập đƣợc sự hòa đồng. Lớp học là một môi trƣờng khảng tảng, đầy mâu thuẫn, mập mờ những ẩn ngữ không sao hiểu nổi.” [16, tr.56]. Còn căn gác xép nhỏ của Tự, thế giới riêng nơi hiện diện sự vƣợt thoát của anh trong những vây bủa của hoàn cảnh lại đƣợc tác giả miêu tả: “Con ngƣời ngoài ăn mặc, yêu đƣơng, còn cần một không gian

sinh tỏa. Cái không gian sinh tỏa của Tự là ở đây. Đây là thiên đƣờng...” [16; tr.78 ]. Ở đây, tác giả hai lần sử dụng từ sinh tỏa. Theo chúng tôi từ sinh tỏa

đƣợc hiểu không chỉ là không gian sinh sống, sinh tồn của Tự, mà từ sinh tỏa

còn đƣợc hiểu theo ý nghĩa đó là không gian để Tự phát tiết anh minh, tỏa ra những gì tinh túy nhất của mình để thỏa chí vùng vẫy, lặn ngụp trong văn chƣơng chữ nghĩa. Nếu ta thay từ đó bằng từ “sinh sống” thì ý nghĩa câu văn vẫn không thay đổi nhƣng không thể diễn tả đƣợc đúng ý đồ của Ma Văn Kháng khi khắc họa nhân vật Tự. Bởi vì ở anh, không gian sinh sống vô cùng

ngột ngạt, điều mà anh mong ƣớc là một nơi để anh có thể nghiền ngẫm văn chƣơng, nuôi dƣỡng tình yêu với sách vở và nâng niu những ý tƣởng tuyệt vời. Không gian ấy cứu rỗi anh khỏi những bủa vây của cơm áo gạo tiền, của sự tù túng và bấp bênh. Vì thế, căn gác xép chính là tháp ngà, là thiên đƣờng đối với riêng Tự.

Khi miêu tả khuôn mặt Thuật – một thầy giáo tài năng nhƣng tính cách có phần kì quặc, ngạo đời, nhà văn miêu tả: “...khuôn mặt Thuật sạch không một nét ngạo ngƣợc, tàn ác...nghe tiếng giày đá bóng cậm cạch và tiếng nói hý lộng của Thuật phía sau lƣng, Tự quay lại...” [16; tr.95 ]. Từ cậm cạch

hý lộng là hai từ ngữ hoàn toàn mới. Từ cậm cạch trong ngữ cảnh này có thể hiểu là bƣớc đi chậm, có chút gì đó ngông nghênh. Từ hý lộng là lộng ngôn, ăn nói bốc đồng, đôi khi thiếu suy nghĩ. Với việc sử dụng hai từ lạ này, con ngƣời Thuật đã đƣợc cụ thể hóa một cách sinh động.

Trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng, những từ ngữ lạ đƣợc sáng tạo một cách có hệ thống nhờ vậy nó mang đến một giá trị biểu đạt cao và rất giàu xúc cảm. Ở tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn, loạt từ ngữ này xuất hiện khá nhiều nhƣ: “ lờ ngờ, xong xóc, lúi xùi, hốc xì, hào hển, nhạt nhếch, võng hãnh, ỏn thót, phô phang, bờm xơm, khủng khỉnh, nồng nã, phì phịt, nhợt xám...”

Khi khoe với Phƣợng về thời con gái với nhan sắc đã một thời làm chao đảo cả ông giám đốc, Lý đã nói: “..ông không một lời nói quyến rũ, không một cử chỉ bờm xơm...[17; tr.122]. Khi miêu tả hành động của nhân vật: “Lý ve vé đi tới nghiêng xuống chỗ Luận và ông Bằng.” [17; tr.72]. Khi miêu tả thói cầu toàn đến thái quá của ngƣời vợ đối với chồng, bà trƣởng phòng của Phƣợng đã mỉa mai: “Thế nào con mẹ kia nó bắt phải mua đƣờng phên để làm bánh trôi bánh chay à! Rõ võng hãnh quá! [ 17; tr.146]

Trong Côi cút giữa cảnh đời, Ma Văn Kháng đã tái hiện lại cuộc trò

chuyện của bà lão với các cụ tổ hƣu tại thƣ viện của cụ Hồn Nhiên:

- Đây là chứng cứ thực nhé – cụ chỉ bà tôi.

- Nào, cụ cho tôi biết ai là kẻ hậm hực với việc tôi mở thƣ viện phƣờng để nâng cao dân trí? Nào, ai là ngƣời chửi bóng chửi gió tôi tuyên truyền cho Tàu? Nào, ai dám nói Tây du ký là chuyện Đặng Tiểu Bình sang Mỹ, hử? Bấy giờ tiếng cƣời lại còn tung tóa to hơn lúc nãy. Lợi dụng lúc chộn rộn, cụ Xƣơng, nhà văn lão thành mon men dịch ghế tới ngồi cạnh bà tôi khe khẽ...”[18; tr.167]. Chỉ một đoạn hội thoại ngắn mà ta thấy xuất hiện ba từ ngữ mới lạ mắt óng ánh, túng tóa, chộn rộn. Điều đó cho thấy Ma Văn Kháng luôn có ý thức trong việc làm giàu cho kho tàng ngôn ngữ quý báu của dân tộc. Với việc xuất hiện lớp từ ngữ này, khi đọc tiểu thuyết Ma Văn Kháng ngƣời đọc có cảm giác mới lạ thích thú và hấp dẫn, bởi họ nhƣ thƣờng xuyên đƣợc thay đổi khẩu vị và lặn ngụp thỏa thích trong dòng ngôn ngữ vô cùng phong phú và không trùng lặp của nhà văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người kể chuyện trong tiểu thuyết ma văn kháng (qua mùa lá rụng trong vườn, đám cưới không có giấy giá thú, côi cút giữa cảnh đời) (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)