Giọng điệu trữ tình thiết tha, sâu lắng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người kể chuyện trong tiểu thuyết ma văn kháng (qua mùa lá rụng trong vườn, đám cưới không có giấy giá thú, côi cút giữa cảnh đời) (Trang 90 - 97)

5. Cấu trúc luận văn

3.2. Giọng điệu trần thuật

3.2.2.1. Giọng điệu trữ tình thiết tha, sâu lắng

Đối với Ma Văn Kháng, điều mà ông hƣớng tới trong suốt những năm tháng cầm bút đó là chính là cái đẹp bắt nguồn từ cuộc sống và con ngƣời. Nhà văn đã có lần tâm sự: “Thôi thúc tôi viết bao giờ cũng là cái đẹp thật xúc động, cao cả, thật khiêm nhƣờng và lớn lao trong hoàn cảnh đau buồn nhất. Tôi gửi gắm niềm tin yêu của tôi vào tất cả những cay đắng, xót xa của thân phận. Bằng cách đó, tôi bộc lộ tình yêu với cái đẹp của cuộc sống” [20; tr.14]. Với lòng thiết tha yêu cái đẹp, ông đã đem đến cho độc giả những tác phẩm văn học đích thực mang tính hƣớng thiện cao cả. Với giọng điệu trữ tình thiết tha, sâu lắng, tác giả đã giúp ngƣời đọc đƣợc chiêm ngƣỡng vẻ đẹp của những tâm hồn trong sáng trƣớc cuộc đời đầy biến động, đƣợc thƣởng thức những bức tranh thiên nhiên đậm trữ tình.

Vốn là nhà văn nhạy cảm trƣớc cái đẹp, giọng điệu trữ tình của Ma Văn Kháng thƣờng xuất phát từ vẻ đẹp tự thân của các đối tƣợng. Đó là vẻ đẹp của những con ngƣời say mê lý tƣởng, miệt mài cống hiến nhƣ thầy giáo Tự trong

Đám cưới không có giấy giá thú. Tự là một thầy giáo đầy nhiệt huyết, luôn

Ngòi bút của tác giả đầy trân trọng, yêu thƣơng khi viết về nhân vật này. Thân hình gầy gầy, xƣơng xƣơng nhƣng đầy tự tin khi đứng trên bục giảng. Một khuôn mặt nho nhã, từ tốn nhƣng phải đƣơng đầu với bao sóng gió, nhiễu nhƣơng. Một giọng nói sang sảng nhƣng ấm áp nhƣ trái tim ngƣời thầy. Đó là chân dung thầy giáo Tự kính yêu của bao thế hệ học trò. Lạ thay, trƣớc bao nhiêu bão tố của cuộc đời bủa vây, ngƣời thầy đó vẫn “sạch đến từng chân tơ kẽ tóc”.

Khi miêu tả thầy giáo Tự với niềm đam mê văn chƣơng, Ma Văn Kháng viết: “Chao ôi! Vào cái thời buổi gạo châu củi quế, ngƣời ngƣời đang lao đầu quyết tử vào cuộc giành giật danh lợi hỗn mang, ở gác xép chật chội...mà lại còn cao đàn khoát luận về cái sâu xa, thâm thúy của văn chƣơng, lại còn say sƣa mày mò tìm kiếm cái gọi là ngữ pháp nghệ thuật...thì hắn phải là kẻ đam mê cao cả và có bản lĩnh mạnh mẽ vô cùng.” [16; tr.7]. “Chao ôi” vừa là sự ngạc nhiên, vừa là sự cảm phục, vừa chứa đựng sự xót xa của tác giả đối với thầy giáo Tự. Tự say mê văn chƣơng đến mức, mỗi lần đàm đạo thơ văn là một lần thi sĩ nhập cuộc hết mức, và tâm hồn của anh nhƣ bay bổng cùng những vần thơ: “Tự bỗng nhƣ run rẩy cả đến mỗi đầu ngón tay...giọng Tự bỗng khàn rè. Ngực Tự ức nghẹn. Tự ngừng, cảm động chính vì sự phát hiện của mình” [16; tr.9]. Tự là hình ảnh một con ngƣời đẹp đẽ, mô phạm, đối lập hẳn với cái thế giới xô bồ, hỗn tạp ngoài kia. Ai đó đã từng so sánh Tự với thầy giáo Thứ trong tác phẩm Sống mòn của nhà văn Nam Cao bởi giữa họ có nhiều nét tƣơng đồng. Cũng sống trong một cuộc sống quá nghèo khổ nhƣ Thứ, Tự quanh năm suốt tháng phải trốn lên căn gác xép để nghiền ngẫm văn chƣơng. Cái nghèo cứ suốt ngày đeo đẳng, day dứt Tự. Sống trong hoàn cảnh nhƣ thế nhƣng cả Thứ và Tự đều là những thầy giáo tài năng, hết mình vì học trò thân yêu.

Khi viết về cái đẹp, ca ngợi cái đẹp trong cuộc sống Ma Văn Kháng đã dành rất nhiều sự ƣu ái, tình cảm yêu thƣơng của mình vào những trang văn

bằng giọng điệu thiết tha, trìu mến. Trƣớc một bài thơ hay, Tự nhƣ hóa thân thành thi sĩ, tâm hồn anh nhƣ đƣợc bay bổng vào một cõi mộng mơ, huyền ảo. “Đã bao lần Tự chợt buông trang sách, nằm nghe gió mùa đập về đập cành quả me trên cành khô nơi sân thƣợng, ngẩn ngơ một nuối tiếc hoặc phiêu diêu vào đám sƣơng hồi ức hoặc lãng đãng buồn lo về thực tại. Nằm một chỗ mà tâm hồn tỏa bốn phƣơng, có thú thẩm mĩ nào bằng! Còn hạnh phúc nào hơn!”[16; tr.314]. Cho dù chỉ là một cơn gió mùa về nhƣng tâm hồn nhạy cảm yêu cái đẹp của Tự đã vẽ lên trƣớc mắt ngƣời đọc một bức tranh thiên nhiên vô cùng nên thơ. Thiên nhiên ấy đã đem đến cảm giác nồng nàn say đắm cho lòng ngƣời. Việc sử dụng câu dài, nhiều thành phần, nhiều thanh bằng, câu cảm thán, kết hợp với các từ láy ngẩn ngơ, phiêu diêu, lãng đãng rất đắc dụng trong việc thể hiện giọng điệu trữ tình. Có thể nói, căn gác xép nhƣ là một nơi Tự đƣợc thanh lọc tâm hồn. Ở đây anh nhƣ đƣợc sống trong một thế giới khác, không còn những chuyện cơm áo gạo tiền, những nhỏ nhen đời thƣờng bủa vây. Và cũng chính ở nơi đây, Tự có thể dành hết tâm huyết cho việc nghiên cứu văn chƣơng, soạn bài, chấm bài, thỏa chí trong đại dƣơng mênh mông của từ ngữ.

Ngƣời đọc còn thực sự cảm động khi đƣợc chứng kiến những lúc Tự đắm mình trong không gian giữa sân trƣờng, thả hồn mình vào một khung trời kỉ niệm êm đềm, với tiếng ve kêu rả rích và màu phƣợng thắm cháy rực góc trời. “Chƣa bao giờ Tự cảm thấy trong sáng và xúc động nhƣ thế.” [16; tr.25]. Đứng trƣớc những điều đơn sơ mà thân thuộc, Tự sung sƣớng nhận ra mình vẫn còn nguyên vẹn “những rung động non tơ, những ham mê say đắm” [16; tr.24] giữa cuộc đời đầy bất cập.

Giọng điệu trữ tình, thiết tha còn đƣợc thể hiện qua kí ức về một tình yêu đầy tiếc nuối. Hình ảnh đêm Noel, kí ức về tình yêu của Tự và Phƣợng trở thành quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời anh. Không ít lần Tự thổn thức nhớ lại những kỉ niệm mến thƣơng ấy: “Đêm Nôen năm ấy linh thiêng với cả

hai kẻ ngoại đạo. Lần đầu tiên, trong bóng đêm u nhã, dƣới màn mƣa bụi óng ánh nhƣ những chân kim khí, Phƣợng chủ động lồng cánh tay của mình vào vòng tay Tự...Từ lúc ấy tất cả đều rơi vòng dòng mê ảo. Tàn than của một chiếc lồng ấp ở đầu phố vắng rắc bay những vụn vàng. Tiếng đàn băng-giô nhà ai trăn trở một khúc ca trù đầy ẩn ức. Sát bên nhau, họ đi trong mƣa sƣơng lãng mạn, từ phố này sang phố khác, phiêu du trong biến hóa, ngƣời nọ dần dần trở thành một phần của ngƣời kia, hòa nhập và vị tha…” [16,115]. Một trong những đoạn trữ tình ngoại đề đặc sắc nhất trong tác phẩm đƣợc tác giả viết bằng giọng điệu êm ái nhẹ nhàng: “Ôi, phƣợng nơi sân trƣờng! Cuộc tụ hội náo nhiệt của cung màu mạnh nhất trong quang phổ. Phƣợng, cái ngôn ngữ đặc sắc của mùa hè. Phƣợng, hoa của học đƣờng. Hoa của tuổi hoa niên cắp sách đến trƣờng. Hoa của một thời tƣơi sáng, màu nâu, cửa kính, phấn trắng, bảng đen. Phƣợng, hoa của mùa thi cử.” [16,376] Xuất phát từ những cảm xúc sâu lắng trong tâm hồn nhà văn cũng nhƣ tài năng sử dụng từ ngữ một cách linh hoạt, Ma văn Kháng đã tạo nên những trang văn dạt dào cảm xúc. Những trang văn ấy đem đến sự rung động chân thành và sâu lắng cho ngƣời đọc từ chính cái đẹp của cuộc sống.

Đến với tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn, ta bắt gặp hình ảnh ông Bằng, một trí thức cũ sống hết lòng với đạo đức truyền thống, một ngƣời cha mẫu mực luôn lấy mình làm tấm gƣơng để con cháu noi theo. Đứng trƣớc bàn thờ tổ tiên, trong khói hƣơng nghi ngút, giây phút thiêng liêng đó ông nhƣ quên hết mọi thứ xung quanh: “Thoáng cái, ông Bằng nhƣ quên hết xung quanh và bản thể. Dâng lên trong ông những cảm xúc thiêng liêng rất đỗi quen thân và tâm trí ông bỗng mờ nhòa, phiêu diêu, lãng đãng gần xa, ẩn hiện tầng tầng lớp lớp những hình ảnh khi tỏ khi mờ, chập chờn nhƣ trong chiêm bao...Trong giây lát nhập vào dòng xúc động tri ân tiên tổ và những ngƣời đã khuất, ông Bằng lâng lâng trong những hoài niệm hƣ ảo, thoát trần.”[17; tr.86-87]. Đứng trƣớc bàn thờ tiên tổ, ông Bằng nhƣ tìm đƣợc sự thanh thản

trong tâm hồn và có lẽ chính cội nguồn, tổ tiên là chỗ dựa tinh thần giúp ông đứng vững khi nếp nhà bị lung lay. Phản ánh hiện thực và con ngƣời ở nhiều tầng, nhiều mặt khác nhau trong cuộc sống, ngòi bút của Ma Văn Kháng không dừng lại ở việc phê phán những mặt tiêu cực của đời sống mà ông còn phát hiện, ngợi ca vẻ đẹp của những giá trị đạo đức truyền thống, cội nguồn thiêng liêng của những giá trị văn hóa.

Nhân vật Luận trong Mùa lá rụng trong vườn cũng tỏa ra ánh sáng của một con ngƣời có trái tim ấm áp, nhân hậu và bao dung. Luận có những suy nghĩ với những lý tƣởng sống của riêng mình, anh rất thiết tha với chúng. Đối với anh, thứ quí giá nhất trên cuộc đời này là tình cảm, tình thân của những ngƣời trong gia đình. Mang cái nhìn độ lƣợng, suy nghĩ thấu tình đạt lý, anh thuyết phục mọi ngƣời hƣớng đến những điều tốt đẹp trong cuộc đời, nhìn thấy những điểm tốt đẹp trong bề ngoài sần sùi, thô ráp của một con ngƣời. Luận không những cảm nhận đƣợc nỗi vất vả, tần tảo của Phƣợng mà anh còn rất trân trọng, nể phục sự hi sinh thầm lặng của vợ mình. Anh thấy ở Phƣợng sự thánh thiện trong tâm hồn, sự nhạy cảm với nỗi đau của ngƣời khác. Sự chịu đựng, nhẫn nhịn của vợ khiến anh nhiều lần kinh ngạc. Khi cƣu mang vợ con Cừ không biết bao nhiêu lần Phƣợng phải nhịn nhƣờng vì cuộc sống quá khốn khó. Luận thầm cảm ơn vợ, anh luôn nhìn vợ với ánh mắt ngập tràn yêu thƣơng. Anh luôn nói với vợ bằng một thái độ rất ân cần, giọng điệu trìu mến:

em à, Phượng à, Phượng ơi...

Tình yêu, tình nghĩa vợ chồng mƣời năm gắn bó giúp họ thấu hiểu về nhau và cùng vƣợt qua những khó khăn của cuộc sống. Hai vợ chồng nhƣ hai thể thống nhất không thể tách rời, luôn ấm áp, đầy tin yêu. Họ cùng trải qua niềm vui, nỗi buồn, sẻ chia với nhau những nghĩ suy về cuộc đời: “- Phƣợng à, có nhà thơ nói: tình yêu là phép lạ hàng ngày. Anh không biết các dân tộc khác họ thế nào. Nhƣng anh nghĩ, dân tộc mình thật sự là một dân tộc có phép lạ hàng ngày đó. Dân tộc mình sống có nghĩa, có tình sâu sắc, một nghĩa tình

gừng cay muối mặn, tao khang, vì đã qua lửa đạn, gian truân. Em cứ nghĩ mà xem: không có lòng nhân hậu, vi tha, sự hi sinh nhẫn nại thì làm sao có tình yêu đƣợc, làm sao biết sống làm ngƣời đƣợc...” [17; tr.175] hay “- Phƣợng à..anh buồn quá...em ạ!” [17; tr.200]

Trƣớc những cảnh đời éo le, đen bạc, Luận đã có một cái nhìn không chỉ bó hẹp trong một gia đình, cơ quan...mà vƣơn lên tầm bao quát lớn để hòa vào mạch nguồn truyền thống của dân tộc. Trong cuộc sống đầy biến thiên, những thói hƣ tật xấu của thời kỳ đổi mới đang xâm nhập vào mỗi con ngƣời thì truyền thống đạo đức của dân tộc là dòng nƣớc mát lành cần phải lƣu giữ cho muôn đời.

Đến với tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời, giọng điệu trữ tình thiết tha sâu lắng đƣợc Ma Văn Kháng sử dụng khi nhân vật thể hiện tấm lòng thành kính biết ơn cuộc đời, biết ơn những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Ngƣời đọc đi vào thế giới tâm linh với khói hƣơng nghi ngút nơi bàn thờ, nơi nghĩa trang và ta không khỏi bùi ngùi khi bà Lã đứng trƣớc bàn thờ chồng, bàn thờ tổ tiên, hết lòng thành kính: “Ở dƣới đó ông có thiếu thốn gì không? Bà bảo: mấy chục năm xa cách đôi ngả nhƣng bà và các con cháu vẫn thƣơng nhớ ông, vẫn thụ hƣởng công đức, ơn ƣu của ông. Bà kể chuyện gia đình những ngày gần đây cho ông nghe. Bà chẳng giấu ông đƣợc gì…” [18; tr.81]. Ở đoạn văn này, giọng điệu trữ tình bắt đầu từ chính cảm xúc sâu lắng, chân thành của nhân vật khi thể hiện niềm tâm giao với ngƣời đã khuất. Giữa ngƣời sống và ngƣời chết nhƣ có thần giao cách cảm, có thể tâm sự, chia sẻ đƣợc với nhau. Trong một đoạn văn ngắn, tác giả đã thể hiện đầy đủ cung bậc của một cuộc hội thoại “bà hỏi”, “bà bảo”, “bà kể”… làm cho ngƣời đọc hiểu bà đang tâm sự với chồng trong mối giao hòa sâu sắc nên mạch trữ tình thiết tha sâu lắng hơn.

Ma Văn Kháng để ngƣời trần thuật ở ngôi thứ nhất - xƣng “tôi”, tự mình cảm nhận, tự mình bày tỏ nỗi lòng qua sự trải nghiệm từ chính cuộc

sống, ngƣời đọc ngậm ngùi trƣớc những dòng thổ lộ tâm tƣ từ sự biết ơn không gì sánh nổi đối với bà nội - bà Tiên của mình: “Ơn bà mãi mãi cháu để hai vai. Bà nhịn cho chúng cháu ăn. Bà lạnh cho chúng cháu ấm. Bà bế bồng, dìu dắt chúng cháu đi qua những năm tháng cách trở, lọc lừa, phản trắc, bất công. Bà đƣa chúng cháu qua nơi hỗn độn đến sự an bằng. Có mẹ, có cha mà hóa ra côi cút. Bao oan khổ, đắng cay, thiệt thòi của chúng cháu đều đƣợc bà san lấp, đền bù, an ủi. Những đau khổ, buồn tủi của tuổi ấu thơ đơn côi giữa cảnh đời, nhờ có bà, đã đƣợc gọt rửa khỏi tâm hồn. Nhờ bà, chúng cháu bƣớc qua vùng tủi hổ, đến với hy vọng và tin yêu. Bà là sự nhẫn nhịn, là lòng hỉ xả, là tuyết sạch giá trong, là tình thƣơng, là lẽ phải, là sự cứng cỏi, kiên trinh. Bà là cổ tích, bà là bà mụ đỡ nâng trong linh hồn chúng cháu. Bà là Phật bà. Hay chính bà là cô Tiên giáng trần đã cƣu mang che chở chúng cháu bằng tình thƣơng yêu và các phép mầu huyền nhiệm, thần kỳ”[18; tr.275]. Giọng điệu trữ tình thiết tha sâu lắng ở đây đƣợc toát lên trƣớc hết từ tấm lòng biết ơn sâu nặng của ngƣời cháu đối với bà. Tấm lòng ấy đã đƣợc giãi bày qua hệ thống từ ngữ, hình ảnh và những câu văn hài hòa cân bằng trong dòng cảm xúc tƣơi nguyên. Ma Văn Kháng đã sử dụng lƣợng ngôn từ giàu tính biểu cảm và những minh chứng cụ thể về sự hy sinh vô bờ của bà để viết nên đoạn văn thấm đẫm tình ngƣời.

Giọng điệu trữ tình thiết tha sâu lắng còn đƣợc Ma Văn Kháng thể hiện qua những dòng hồi tƣởng của bé Duy khi nhớ về kỷ niệm: “Tôi đã khóc khi ấy. Kỷ niệm hôm nào hai bà cháu đi viếng mộ ông cũng tại nơi đây lần lƣợt diễu qua trí nhớ tôi, dịu dàng và thiết tha quá và trí nhớ của tôi lần lƣợt trỗi dậy những hình ảnh, cử chỉ, âm thanh tƣơi nguyên và sinh động” [18; tr.275].

Với giọng điệu trữ tình thiết tha sâu lắng, tác giả không chỉ thể hiện qua những lời trực tiếp của nhân vật mà còn sử dụng hình thức để cho một nhân vật khác bày tỏ tâm tƣ, tình cảm cũng nhƣ những chiêm nghiệm suy tƣ về cuộc đời, về con ngƣời mà mình đã trải qua. Cô Quyên bày tỏ tình cảm, sự

biết ơn trân trọng của mình đối với bà cụ Lãng nhƣng cũng đồng thời thể hiện cái nhìn lạc quan của mình vào tƣơng lai vào cuộc sống: “Bà ơi, con đã khóc hết nƣớc mắt. Con chẳng thiết sống nữa. Nhƣng có lẽ con còn chƣa chết đƣợc vì còn những điều kỳ diệu níu giữ con, vì con còn bà. Bà cho con sức mạnh niềm tin. Từ cuộc đời bình dị tháng ngày của bà, bà nói với con rằng: dẫu có thế nào thì cũng cứ phải cứng cỏi, gánh vác chống trả, vì đã có một chân lý đƣợc đúc thành vàng: hết cơn bĩ cực đến tuần thái lai. Trong vận động của cuộc sống, điều vô lý sẽ bị chính ngay đời sống xóa bỏ. Ừ thì chẳng bao giờ cũng có thể đạt tới sự thành công bằng hoàn toàn, nhƣng không thể có chuyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người kể chuyện trong tiểu thuyết ma văn kháng (qua mùa lá rụng trong vườn, đám cưới không có giấy giá thú, côi cút giữa cảnh đời) (Trang 90 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)