5. Cấu trúc luận văn
3.1. Ngôn ngữ trần thuật
3.1.2.3. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm
Trong thế giới tiểu thuyết của nhà văn Ma Văn Kháng, ngoài thứ ngôn ngữ đời thƣờng gần gũi nhƣ hơi thở cuộc sống, ngôn ngữ giàu hình ảnh mang lại giá trị biểu đạt cao, còn có một loại ngôn ngữ nữa đƣợc tác giả sử dụng, đó là ngôn ngữ độc thoại nội tâm.
Độc thoại nội tâm là phát ngôn của nhân vật với chính bản thân mình, trực tiếp phản ánh qua quá trình tâm lý bên trong, kiểu độc thoại thầm, mô phỏng hoạt động suy nghĩ, xúc cảm con ngƣời trong dòng chảy trực tiếp của nó. Độc thoại nội tâm là tiếng nói vọng lên, cất lên từ chính nội tâm nhân vật, là những âm hƣởng của cảm xúc đƣợc dội lên từ bên trong. Thủ pháp này sử dụng rộng rãi trong văn học, đặc biệt là tiểu thuyết.
Trong Côi cút giữa cảnh đời, Ma Văn Kháng cũng sử dụng khá nhiều thủ pháp độc thoại nội tâm để khắc họa dòng tâm trạng phức tạp bên trong của nhân vật Duy khi suy nghĩ về ngƣời bà, ngƣời em tội nghiệp và số phận éo le của cả gia đình. Duy không đƣợc nhận tình yêu, sự chăm sóc của bố mẹ,
cùng với đó, cô giáo cũng không yêu thƣơng em. Duy là một cậu bé nhạy cảm, có lẽ cũng một phần do số phận. Trong nhận thức non nớt của cậu bé lúc bấy giờ, tuy chƣa thực sự cảm nhận hết sự thiếu thốn, tình cảnh đáng thƣơng của mình, nhƣng Duy cũng nhận ra sự khác biệt trong cách đối xử của cô giáo dành cho mình so với các bạn. “Nói rằng lúc năm tuổi ấy, tôi đã có lòng tự trọng thì cũng chƣa hẳn. Nhƣng bảo rằng, khi ấy tôi nhơn nhơn chẳng nghĩ ngợi, cảm xúc gì thì cũng không phải.Tôi tủi thân, tôi tức giận, và tôi giữ chúng trong lòng. Tôi không có quần áo đẹp, không có đồ chơi, không đƣợc cô Thìn yêu chiều, săn sóc nhƣ nhiều đứa.” [18 ;58]. Cả thế giới của cậu bé là ngƣời bà hiền dịu, ân cần chăm chút cho các cháu. Ánh mắt Duy lúc nào cũng dõi theo cái bóng liêu xiêu của bà, dành cho bà một lòng kính yêu vô hạn. “Và có lẽ chỉ có bà tôi, trong không khí xám lạnh của buổi chiều chớm đông, là đi bộ, và xoàng xĩnh trong cái áo bông chần xa tanh cùng cái quần chân què, vải thô. [18; tr.62].
Từ ngày có thêm em Thảm, Duy lại dành rất nhiều yêu thƣơng cho đứa em bé bỏng tội nghiệp. Đứa trẻ vẫn còn bú mẹ mà phải chịu chung số phận hẩm hiu với ngƣời lớn. Duy thƣơng em gái mình bao nhiêu thì lại càng cảm thấy bất lực bấy nhiêu vì mình không thể đau thay em, ốm thay em. “Trời! Đuôi mắt em vừa lọt ra hai giọt nƣớc mắt tròn nhƣ hai hạt đậu. Em gái tôi, kẻ hẩm phận đang trong cơn ốm đau lệt bệt. Em gái tôi, mới có tí tuổi đầu đã biết thƣơng bà, thƣơng anh, nhớ mẹ và khóc cho số phận mình.” [18; tr.156]. “Trời! Tôi thƣơng em gái tôi quá. Giá nhƣ lúc này tôi có thể ốm thay nó, tôi sẵn sàng ngay. Tôi nghĩ vậy và cũng đã hiểu, tính mạng của em tôi, không có điều kiện bảo hiểm lúc này là ngàn cân treo trên sợi tóc...Hai mắt em đang lơ mơ bỗng mở to ráo hoảnh. Một ánh nhìn già dặn, ái ngại và tiếc nuối thế nào vừa đọng lại trên mặt tôi. Rồi sau đó em từ từ khép mi lại. Tôi có cảm giác đó là một bông hoa đang cụp cánh lụi tàn.” [18; tr.167].
Chính nhờ những đoạn văn độc thoại nội tâm này, nhà văn đã đƣa ngƣời đọc tiến sâu vào thế giới bên trong của nhân vật, cùng khóc, cùng xót xa với những bất hạnh và nỗi đau của nhân vật phải trải qua. Tiếng nói bên trong, những suy nghĩ từ đáy sâu tâm hồn nhân vật đƣợc tác giả đƣa lên thành câu chữ mới chân thật làm sao!
Ở tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú có rất nhiều chuỗi độc thoại nội tâm của Tự về nỗi cay đắng, xót xa, ngậm ngùi khi nhận ra sự bạc bẽo của thân phận và sự bất công của cuộc đời: “Chà, dám nghi ngờ những ngƣời lao động, thành phần cơ bản của xã hội ta, những xích lô, đồ tể, mõ làng...Ôi giáo Tự khù khờ, xã hội này là xã hội của ngƣời lao động. Xét về mọi mặt, anh ta sáng giá hơn mấy anh tƣ sản nhiều. Rƣờng cột của xã hội này là con ngƣời xuất thân nghèo khổ nhƣ Lại, nhƣ Cẩm, chứ loại nhƣ Tự giỏi lắm chỉ nhƣ gã chạy cờ thôi.” [16; tr.22]. Hay khi Tự chứng kiến niềm vui sƣớng của Xuyến khi mua đƣợc cái tủ ly mới, niềm vui sƣớng của một ngƣời phụ nữ phải sống trong cuộc sống nghèo khổ và đang vùng vẫy muốn chạy thoát khỏi nó: “ Ôi, nhìn Xuyến hân hoan trƣớc cái tủ ly mới sắm mà tội nghiệp. Thấy Xuyến rụt rụt rè rè ở cái đám bát họ, một cái trò con trẻ của những kẻ dạn dày thƣơng trƣờng mà thƣơng quá! Tự mải mê trau chuốt bộ mặt tinh thần của mình thì cứ việc. Nhƣng sao Tự lại có quyền khinh miệt việc Xuyến sắm sanh đồ đạc tiện nghi. Tự nâng niu tâm hồn mình, coi đó là báu vật thiêng liêng của cả loài ngƣời, là vùng đặc quyền sở hữu, kẻ khác bất khả xâm phạm. Thì Tự cũng không có quyền phép phỉ báng quyền đƣợc đam mê vật chất của kẻ khác, miễn là nó không phƣơng hại đến quyền lợi của cộng đồng. [16; tr.336]
Đặc biệt, khi đặc tả nỗi đau đớn phải tạm biệt mái trƣờng yêu dấu, ngôn ngữ độc thoại nội tâm lại phát huy hiệu quả cao độ. Nhà văn đƣa ngƣời kể chuyện hóa thân thành nhân vật để nói lên tiếng nói tận đáy sâu tâm hồn,
những ẩn ức còn giấu kín: “Nhƣng chẳng lẽ anh lại có thể chia tay với mái trƣờng thân yêu này? Chẳng lẽ là anh có thể giã từ những kỷ niệm, những bóng hình thân thuộc cùng tất cả những gì mộng ƣớc đẹp đẽ và lớn lao, những gì anh hết lòng tôn thờ mấy chục năm qua sao? Sao cuộc chia tay có vẻ bất đắc và buồn thảm quá thể, Tự ơi!” [16; tr.398]. Tự nhƣ một ngƣời con xa xứ trở về quê hƣơng – mái trƣờng mến thƣơng với biết bao kỷ niệm với lớp học, phấn trắng, bảng đen, với những gốc phƣợng già, tiếng trống trƣờng quen thuộc, với những cô cậu học trò hồn nhiên...đã đánh thức biết bao tình cảm tốt đẹp nơi Tự. Vậy mà giờ đây anh phải đến để thực hiện cuộc chia tay lớn của đời mình.
Có thể nói, ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng là một thứ ngôn ngữ đƣợc nhà văn trau chuốt kĩ lƣỡng, vừa giản dị, trong sáng, lại chứa chan cảm xúc. Ở những đoạn văn nhân vật bộc lộ những suy nghĩ, tâm tƣ tình cảm của mình, ngòi bút của tác giả thật sự lôi cuốn.
Hãy nghe Luận (Mùa lá rụng trong vườn) giãi bày những suy nghĩ, cảm xúc của mình về ngƣời vợ trẻ anh vô cùng yêu thƣơng và trân trọng: “ Phƣợng à, cuộc sống chung của chúng mình đã đƣợc mƣời năm và trong mƣời năm đó là ba nghìn sáu trăm ngày vất vả của em. Anh tự hỏi: cái gì tạo nên sức mạnh của em trong những ngày đó? Có phải đó là lòng nhân hậu, sự kiên nhẫn chịu đựng, đức hy sinh cao quý và sức chống chọi cứng cỏi, bền bỉ của em không? Từ em tỏa ra những vẻ đẹp mạnh mẽ, bình dị và tự nhiên. Anh cảm thấy tin yêu cuộc sống hơn vì có em bên cạnh.” [17; tr.328]. “Luận bị bất ngờ. Ôi Phƣợng, không chỉ là một tấm lòng vị tha thật sự. Phƣợng còn là sự tinh tế và là một tinh thần trách nhiệm lớn lao trƣớc con ngƣời. Luận bị bất ngờ. Một lần nữa anh phát hiện ra chiều sâu đặc sắc ở tâm hồn Phƣợng và nhận ra mình, tƣởng là mới mẻ, nhƣng hóa ra quá đỗi ngu xuẩn vì định căn cứ vào một định đề có sẵn, xa lạ, vốn có ở đâu đó, để giải quyết một vấn đề có nhiều màu sắc riêng hết sức phức tạp của cuộc sống này.” [ 17; tr.329].
Và khi tranh luận với bà chị dâu về lý lẽ cuộc đời, về tình nghĩa vợ chồng, Luận lại bật lên trong đầu những suy nghĩ về Lý mà trƣớc giờ anh chƣa bao giờ nghĩ đến: “Luận rên nho nhỏ. Lại một lần nữa Luận bị bất ngờ. Luận lại không nắm bắt đƣợc bà chị dâu. Ngƣời phụ nữ bốn mƣơi tuổi này thật phong phú, dồi dào và đậm đặc tình cảm, ý nghĩ; trong chị là cái động cơ đốt đầy ắp năng lƣợng. Ngôn ngữ của chị sặc sỡ sắc màu,lung linh, góc cạnh...” [17 ; tr.49]
Ở đây nhà văn đã sử dụng nhiều từ ngữ bộc lộ cảm xúc, tâm trạng của nhân vật. Ngôn ngữ ấy vừa mềm mại, hiền hòa, duyên dáng vừa đầy tình ý đắm sâu trong từng câu, từng chữ thể hiện một phong cách trữ tình êm ái.