5. Cấu trúc luận văn
2.1 Ngôi kể trần thuật
2.1.2. Các dạng thức ngôi kể
Trong tác phẩm tự sự, ngƣời kể chuyện thƣờng xuất hiện dƣới hai dạng thức cơ bản, đó là: chủ thể kể chuyện kiểu “khách quan hóa” với ngôi kể thứ ba; chủ thể kể chuyện kiểu “chủ quan hóa” với ngôi kể thứ nhất. Việc lựa chọn ngôi kể nào là tùy thuộc vào nội dung, ý đồ và cách thức mà tác giả muốn thể hiện trong tác phẩm của mình.
Với kiểu kể chuyện “khách quan hóa” - với ngôi kể thứ ba, chủ thể hoàn toàn ở cốt truyện, không phụ thuộc vào thế giới của các nhân vật truyện, mà chỉ thực hiện nhiệm vụ theo dõi nhân vật, dẵn dắt nhân vật, đứng sau hành động để quan sát và kể lại, không trực tiếp tham gia vào sự kiện, biến cố truyện. Chủ thể kể chuyện xuất hiện ở ngôi thứ ba luôn có một vị trí tốt nhất
để theo dõi, dẫn dắt nhân vật. Nhân vật ít có những cơ hội để phát biểu, suy ngẫm hoặc hồi tƣởng. Chủ thể kể chuyện chi phối toàn bộ tác phẩm từ lời dẫn chuyện, cách kể, cách tả đến lời trữ tình ngoại đề.
Kể chuyện ở ngôi thứ ba là một dạng xuất hiện của ngƣời kể chuyện khá quen thuộc trong lịch sử văn học. Trong truyện kể dân gian, lời kể của chủ thể chiếm phần lớn so với lời của nhân vật. Ngƣời kể chuyện có thể thêm bớt ít nhiều lời kể nhân vật, sự kiện, biến cố mà không ảnh hƣởng đến cốt truyện, từ đó tạo nên tính dị bản của truyện. Ngƣời nghe phải tƣởng tƣợng rất nhiều để hình dung đầy đủ cuộc đối thoại của nhân vật. Ngƣời kể vừa là ngƣời truyền đạt, vừa là ngƣời diễn xƣớng tác phẩm, vừa là đồng tác giả và tham gia sáng tạo lại. Ngƣời kể chuyện trực tiếp giao lƣu với ngƣời nghe. Ngƣời nghe vừa là ngƣời thƣởng thức, vừa là ngƣời tham gia vào quá trình sáng tạo tiếp. Chủ thể kể chuyện trong truyện dân gian không để lại bất kỳ một dấu vết nào của riêng mình mà không hòa mình vào tập thể. Trong văn học viết, truyện kể từ ngôi ba về cơ bản tác giả vẫn sử dụng phƣơng thức trần thuật khách quan kiểu “vô nhân xƣng”. Ở những tác phẩm này, tác giả vẫn cố giấu mình, mặc dù câu chuyện là sản phẩm của chính họ. Tuy nhiên, thông qua chủ thể kể, ngƣời đọc vẫn nhận thấy đƣợc thái độ, tƣ tƣởng, tình cảm của tác giả thể hiện ở các mức độ đậm nhạt khác nhau. Cái nhìn của chủ thể kể luôn hƣớng ngoại theo nhân vật. Chủ thể kể chuyện là ngƣời biết hết mọi chuyện, luôn theo dõi nhân vật, sự kiện nhƣng không tham gia trực tiếp vào câu chuyện. Chẳng hạn, ở những tác phẩm tiểu thuyết hiện đại, ngƣời kể chuyện ở ngôi kể thứ ba xuất hiện dƣới dạng thức rất đa dạng. Ở đó, ngƣời kể chuyện có thể ẩn mình sau những chi tiết, sự kiện, làm nhiệm vụ theo dõi, quan sát, ghi chép các sự kiện hiện lên một cách chân thực, ngƣời đọc tự rút ra nhận thức, suy nghĩ và bình luận thông qua các hiện tƣợng đó. Ngƣời kể chuyện cũng có thể hiện diện trong tác phẩm thông qua những lời bình luận, đánh giá, nhận xét miêu tả sự việc. Ở dạng thức xuất hiện này, lời kể của
ngƣời kể chuyện có thể đƣợc thực hiện thông qua điểm nhìn của ngƣời kể chuyện, cũng có thể thông qua điểm nhìn của nhân vật. Có thể nói, với ngôi kể thứ ba, ngƣời kể có thể linh hoạt trong cách kể, tả, giúp cho ngƣời đọc nhìn nhận hiện thực trên nhiều phƣơng diện và nhiều góc độ khác nhau.
Ngƣợc lại, kể chuyện kiểu “chủ quan hóa” với ngôi kể thứ nhất “xƣng tôi” thì chủ thể kể chuyện lại chủ động thực hiện nhiệm vụ dẫn dắt chuyện, có thể tự đứng ra kể chuyện mình, kể chuyện ngƣời khác, hoặc cùng tham gia kể chuyện với các nhân vật, hoặc chủ động ủy quyền cho nhân vật tự kể. Chủ thể kể chuyện đƣợc cá thể hóa. “Tôi” – chủ thể kể chuyện là một trong các nhân vật của truyện, là ngƣời bình luận từ bên trong, đồng thời cũng là ngƣời tham gia sự việc đang diễn ra. Điểm nhìn của chủ thể kể chuyện hầu hết hƣớng nội do tính chất hƣớng nội của nhân vật. Ở vị trí điểm nhìn này, nhân vật đƣợc soi rọi từ bên trong, chủ thể kể dễ dàng tái hiện sinh động thế giới tâm hồn của nhân vật, chủ động đối thoại để nhân vật phải nói lên ý nghĩa của mình. Khi chủ thể kể chuyện hƣớng nội xƣng tôi – ngôi thứ nhất thì điểm nhìn của ngƣời kể chuyện và nhân vật trùng nhau, ngƣời kể trở thành nhân vật chính của truyện. Ngƣời đọc khó phân biệt rõ ràng nhân vật nói hay ngƣời kể chuyện nói. Trƣờng hợp chủ thể kể chuyện đóng vai trò dẫn dắt câu chuyện thì ngƣời kể chuyện chỉ là một hình tƣợng giả định, đƣợc tác giả sử dụng làm ngƣời trung gian tƣởng tƣợng ra giúp ngƣời đọc về cái đƣợc miêu tả. Chủ thể kể luôn giữ vai trò trung gian của ngƣời đã chứng kiến sự việc, hạn chế tới mức tối đa việc bộc lộ cảm xúc để tạo điều kiện cho câu chuyện đƣợc kể mang tính khách quan. Trƣờng hợp chủ thể kể chuyện xƣng “tôi” kể lại câu chuyện mà trong đó anh ta vừa là ngƣời dẫn dắt vừa là một nhân vật thì cái “tôi” của ngƣời kể chuyện có mức độ cá thể hóa cao. Tác giả nhập vào chủ thể “tôi” với vai trò ngƣời dẫn, vừa đóng vai nhân vật xuất hiện cùng với các nhân vật khác trong truyện, vừa chứng kiến vừa tham gia nói chuyện với các nhân vật truyện. Trƣờng hợp chủ thể kể chuyện xƣng “tôi” vừa kể chuyện vừa bình luận thì chủ
thể kể chuyện không phải là nhân vật trong truyện, anh ta chỉ song song đồng hành cùng nhân vật chính, gần gũi với nhân vật chính, đôi khi nhập vào đời sống của nhân vật để suy tƣởng. Có thể nói, trong tác phẩm tự sự, chủ thể kể chuyện xƣng “tôi” với ngôi thứ nhất xuất hiện với nhiều kiểu dạng khác nhau. Kiểu trần thuật “chủ quan hóa” với ngôi thứ nhất xƣng “tôi”, lời của chủ thể kể chuyện làm cho tác phẩm tự sự trở nên đa thanh, đa giọng điệu.
Nhƣ vậy, ở trần thuật ngôi thứ nhất, câu chuyện đƣợc kể lại bởi ngƣời kể chuyện hiện diện nhƣ một nhân vật trong truyện. Ngƣời kể chuyện cũng là một nhân vật ở cấp độ hành động. Ở trần thuật ngôi thứ ba, câu chuyện đƣợc kể lại bởi ngƣời kể chuyện không phải là nhân vật trong truyện. Nếu ngƣời kể chuyện không tham gia vào chuyện thì chuyện đƣợc kể ở ngôi thứ ba và sẽ có hai trƣờng hợp: trƣờng hợp thứ nhất ngƣời kể chuyện đứng ngoài sự vật, trình bày chúng không có bình luận; trƣờng hợp hai ngƣời kể chuyện đứng ngoài câu chuyện nhƣng chứng tỏ sự hiện diện của mình thông qua những đánh giá hoặc bình luận.