5. Cấu trúc luận văn
3.2. Giọng điệu trần thuật
3.2.2.2. Giọng điệu triết lý, suy tư
Sau năm 1986, những cách viết đơn giản, công thức, sơ lƣợc nhƣ trƣớc đây đã không còn đƣợc độc giả chấp nhận. Lúc này, sứ mệnh của nhà văn là phải tự làm mới mình để làm mới văn học. Vì thế, trong sự nghiệp đổi mới
văn học nói chung, đổi mới tƣ duy tiểu thuyết nói riêng, cảm hứng suy ngẫm, chiêm nghiệm về những vấn đề triết lý nhân sinh trở thành dòng mạch chính của văn xuôi Việt Nam đƣơng đại. Không ít những sáng tác của Lê Lựu, Tạ Duy Anh, Nguyễn Huy Thiệp mang tính triết lý, triết luận. Cũng nhƣ nhiều cây bút văn xuôi thời kỳ này, Ma Văn Kháng luôn có xu hƣớng tìm kiếm ý nghĩa triết lý nhân sinh qua việc phản ánh, miêu tả hiện thực cuộc sống nhiều bộn bề, phức tạp.
Giọng điệu triết lí, triết luận là thế mạnh của văn xuôi Ma Văn Kháng. Bằng giọng điệu này, tác giả đã đặt ra trong tác phẩm của mình hàng loạt các vấn đề cuộc sống hôm nay để nhân vật, nhà văn và độc giả cùng bình luận: vấn đề truyền thống và hiện đại, vấn đề cá nhân – gia đình, vấn đề lý tƣởng và hiện thực, vấn đề đạo đức giữa con ngƣời với con ngƣời...Bởi với Ma Văn Kháng, bạn đọc không phải là ngƣời tiếp thu một cách thụ động, không phải là đối tƣợng để “chỉ bảo” mà là đối tƣợng độc thoại chân lý. Mặt khác chân lý cũng có thể nảy sinh trong quá trình cọ sát giữa các ý kiến khác nhau. Điều này đã tạo nên tính chất dân chủ, bình đẳng, gần gũi trong mối quan hệ giữa nhà văn và bạn đọc, một sự đổi mới so với văn học giai đoạn trƣớc.
Ma Văn Kháng đã dùng trực cảm, tƣ duy của mình để đƣa ra những dự báo, những suy nghĩ mang tính triết luận về cuộc đời và số phận ngƣời tri thức Việt Nam. Trong Đám cưới không có giấy giá thú, Tự và ông Thống bắt trúng quả tang ông Cẩm gian lận trong kỳ thi, nhƣng lại bị chính ông ta tố ngƣợc, đổi trắng thay đen. Tai ƣơng bất ngờ ập xuống cuộc đời hai con ngƣời khốn khổ. Ông Thống uất ức trƣớc những lời tố cáo trắng trợn của Cẩm mà đột quỵ, không thể nói đƣợc nữa. Còn Tự cũng lâm vào cơn bạo bệnh, chƣa bao giờ anh trải qua những chuyện cay đắng đến nhƣ thế. Nhà văn chiêm nghiệm: “Nhƣng hóa ra con ngƣời chẳng khi nào hết ngây thơ, khờ dại. Hóa ra, điều ta biết với cái ta chƣa biết, chẳng thấm tháp vào đâu. Còn rất nhiều khoảng trống con ngƣời chƣa nghĩ tới. Thói đời nham hiểm không có giới hạn
cuối cùng. Cơn gió cụt đầu trong chốc lát có thể lật ngƣợc thời tiết. Tự nhiên, cũng nhƣ xã hội đều chứa đựng mọi khả năng không dự tính đƣợc.” [16;tr.377]. Trong con mắt tác giả, cuộc sống hôm nay có quá nhiều gai góc, quá nhiều bất ổn, nhiễu nhƣơng. Những thói xấu đó xâm nhập vào từng cá nhân, từng tập thể làm ảnh hƣởng không nhỏ đến sự phát triển chung của cả dân tộc: “Dối trá, xét về nguồn gốc đâu có phải do căn bệnh thành tích chủ nghĩa, là con bạch tuộc có hàng trăm vòi bám riết vào đời sống hàng ngày gây nên bao cảnh tƣợng đối chọi nhau chua chát và bi hài. Học sinh cứ đỗ nhiều đi, nhƣng kỹ sƣ ra trƣờng xây cầu thì cầu đổ. Huân chƣơng thì mỗi năm một nhiều, nhƣng xã hội mỗi năm một thêm suy đồi ê ẩm, thân phận con ngƣời bé nhỏ vẫn không thoát khỏi vòng khốn đốn.”[16; tr.396]
Khái quát cuộc sống bằng những lý giải sâu sắc, giọng điệu triết lý, điều đó chứng tỏ nhà văn luôn ý thức về trách nhiệm của mình trƣớc cuộc đời. Những nỗi trăn trở của ông về bệnh thành tích, những nhìn nhận, đánh giá của ông về cuộc sống, con ngƣời nhƣ một lời cảnh tỉnh, cảnh báo về hậu quả khôn lƣờng của nó với tất cả chúng ta.
Cuộc nói chuyện của Tự với vị trung tá, một lần nữa lại đƣa đến cho ngƣời đọc những bài học sâu sắc: “Trong bất cứ tập thể nào thì cũng có một sƣ Huyền Trang, trƣởng đoàn đầy nhƣợc điểm, nhƣ nhìn sự vật phiến diện, chủ quan, xa rời thực tế, ra nhiều quyết định sai lầm vô lý. Và hậu quả là anh chàng Tôn Ngộ Không phải chịu cả. Thú vị nữa là mọi yêu quái trong truyện đều là tay chân của thiên đình, bửu bối, pháp thuật của chúng đều do cấp trên chủ trƣơng, cung cấp, truyền bá... Do vậy mà mƣời bốn năm đi từ Đông Bộ đến Tây Trúc lấy kinh, có đến tám mƣơi mốt tai nạn. Đƣờng Tăng thì hoang mang, dao động. Trƣ Bát Giới thì cầu an hƣởng lạc. Sa Tăng và con ngựa Rồng thì trông chờ thụ động. Nếu không có chàng Tôn chắc chắn sự nghiệp đành tiêu ma. Nhƣng mà hình nhƣ đời là vậy. Kẻ hiền tài thế nào cũng bị một cái vòng thắt buộc gì đó, khiến nó mạnh đấy mà yếu hèn đấy. Tôn Ngộ Không tinh thông bảy mƣơi hai phép biến hóa, ấy thế mà chỉ cần Đƣờng Tam Tạng “bấm
nút” một cái, chiếc vòng kim cô bóp chặt lấy đầu là tha hồ rên la, quằn quại. Khổ vậy!” [16; tr.411]. Đúng nhƣ Lã Nguyên đã từng nhận xét: “Mang chiều sâu của triết luận nhân bản về đời sống, nội dung xã hội của tác phẩm Ma Văn Kháng bao giờ cũng vƣợt ra ngoài ý nghĩa đề tài, chất liệu.” [32; tr.17]
Trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn, giọng điệu triết lý, suy tƣ đƣợc thể hiện khi nhân vật đƣa ra những suy nghĩ quan điểm của mình về hai tiếng “gia đình”: “Gia đình, cái hình thái kết hợp lạ nhất của loài ngƣời, hình ảnh thu nhỏ của đời sống xã hội, rồi đây trong bƣớc phát triển vũ bão của cuộc sống còn nảy nở thêm bao sắc thái mới mẻ trong các mối quan hệ, nhƣng với nó, ƣớc mong no ấm, yên vui, hạnh phúc có bao giờ thôi là ƣớc mong muôn thuở vĩnh hằng.”[17; tr.63]
Chứng kiến bi kịch gia đình, nhận thức sự đổi thay của xã hội, Luận không ít lần phát biểu những suy nghĩ, những phân tích kiến giải về cuộc sống: “Cái thiện, cái hợp lý bao giờ cũng có sức mạnh tự thân. Và thiên hƣớng trở về với cái thiện cái hợp lý là mạnh mẽ, ở ngay cả trong lúc cái xấu còn mạnh.”[17; tr.78]. Trƣớc bất cứ sự việc gì mà anh chứng kiến, Luận cũng dành thời gian để suy ngẫm, lý giải và rút ra một điều gì đó. Mỗi sự quan sát của Luận đều có thể trở thành một trải nghiệm, một kinh nghiệm quý báu đối với anh. Mỗi sự phân tích, lý giải là cách để Luận tìm ra những biện pháp tôt nhất, hữu ích nhất cho vấn đề của anh cũng nhƣ mọi ngƣời xung quanh.
Trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời, ngoài thành công trong việc xây dựng nhân vật bà Lãng, tác giả còn đặt ra nhiều vấn đề nóng hổi của cuộc sống hiện đại nhƣ: vấn đề đạo đức, đạo lý truyền thống, vấn đề sức mạnh của đồng tiền... Để đƣợc cùng độc giả đánh giá, luận bàn về những vấn đề đó, nhà văn đã để nhân vật của mình bộc lộ rất nhiều suy nghĩ về cuộc sống mà bà trải qua và chứng kiến: “ Giàu có mà không dạy nhau ăn ở cho ra con ngƣời thì cũng dễ tan cửa nát nhà... còn nghèo túng mà không giữ lòng kiên trinh thì thành phƣờng luồn cúi, nô bộc cả...”[18; tr.94 ]
Nhà văn còn sử dụng giọng điệu triết lý suy tƣ khi cần đi sâu vào một vấn đề, một khía cạnh nào đó. Duy đã lập luận thật sâu sắc về những thiếu thốn trong cuộc sống mà trƣớc hết “cái ăn vẫn là nguyên cớ đày đọa nặng nhọc nhất với con ngƣời” vì “cái ăn mới là cái đòi hỏi sát sƣờn, liên tục hàng ngày. Ngƣời ta không thể ăn một lần cho sáu tháng, một tháng, một tuần thậm chí một ngày, vài ba tiếng đồng hồ một lần con ngƣời ta lại phải đƣợc ăn rồi” [18; tr.141]. Cũng nhƣ thật sâu sắc khi Duy cảm nhận những tình cảm của những ngƣời hàng xóm “tắt lửa tối đèn có nhau”, “may mắn thay, cuộc sống không bao giờ ở vào thế tuyệt vọng (…) trong nỗi đau khổ đƣợc con ngƣời nhân hậu nghiêng xuống lắng nghe, thông cảm cũng có thể đƣợc vơi bớt đi và ngƣời ta có thể vì thế có thể lại vui sống đƣợc, huống hồ ở đây; lại còn sự ghé vai, giúp sức! Ở hiền gặp lành, ngẫm ra điều bà tôi thƣờng hay nhắc nhở ấy thật đúng” [18; tr.142].
Có thể nói, trong các tiểu thuyết của mình, nhà văn đã sử dụng giọng điệu triết lý, suy tƣ khá đậm đặc, phát huy đƣợc hiệu quả, phù hợp với cách nhìn, cách tƣ duy và hệ thống nhân vật. Nhờ sắc thái giọng điệu này đã góp phần làm cho những trang viết của nhà văn có bề sâu trí tuệ, đƣa ngƣời đọc tới sự cảm nhận sâu sắc, thấm thía từ cuộc sống còn nhiều bộn bề, phức tạp hôm nay.