Bảng 4.12: Ảnh hưởng của nồng độ đường sucrose đến khả năng sinh
trưởng của cây sâm sâm Lai Châu in vitro
Công thức Môi trường Khối lượng cây (g)
Chiều cao cây (cm) Số lượng lá / cây(lá) CT1 : 0 sucrose SH + 1,0 mg/L NAA + 0,2 mg/L BA 0,62 5,0 Phát triển bình thường CT2 : 2% sucrose 0,72 5,8 CT3 : 3% sucrose 1,32 6,5 CT4 : 4% sucrose 1,28 6,1 Viền (mép lá) bị héo và khô trắng sau khi khi vừa cấy chuyển
CT5 : 5% sucrose 1,25 5,9
CT6 : 6% sucrose 0,10 0,42
LSD0,05 0,15 0,4 -
CV% 2,6 4,1 -
Sau 90 ngày nuôi cấy và quan sát, phân tích kết quả của bảng 4.12 ta thấy, khối lượng của cây dao động từ 0,1g – 1,32g, trong đó công thức CT6 (SH + 1,0 mg/L NAA + 0,2 mg/L BA+6% sucrose) có khối lượng thấp nhất là 0,1g, còn công thức CT3(SH + 1,0 mg/L NAA + 0,2 mg/L BA+3% sucrose) đạt khối lượng cao nhất là 1,32g điều đó chứng tỏ với nồng độ sucrose thích hợp thì cây
sẽ được môi trường tối ưu nhất cho sự sinh trưởng và phát triển. Các công thức CT3, CT4, CT5 có khối lượng thu được lần lượt là 1,32g ;1,28g ;1,25g, sai số không có ý nghĩa thống kê ở mức độ tin cậy 95%.
Chiều cao cây sau thời gian nghiên cứu thu được dao động từ 0,42cm – 6,5cm, thấp nhất ở công thức CT6 chỉ cao 0,42cm và đặc biệt cao nhất ở công thức 3 đạt 6,5cm, sai số có ý nghĩa thống kê ở mức độ tin cậy 95%. Các công thức CT2, CT4, CT5 chiều cao cây thu được theo thứ tự là 5,8cm ;6,1cm ;5,9cm, sai số không có ý nghĩa thống kê ở mức độ tin cậy 95%.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng thực hiện quan sát và đánh giá hình thái cây, lá ở từng công thức nghiệm và nhận thấy rằng: Ở nồng độ đường thấp, công thức CT1, CT2, CT3 cây phát triển bình thường lá xanh tốt khỏe mạnh và ngược lại cây phát triển chậm mép là bị héo khô trắng khi nồng độ đường vượt quá ngưỡng thích nghi của cây ở công thức CT4, CT5, CT6. Điều đó chứng tỏ ở nồng độ đường lớn hơn 4% trở lên cây in vitro chưa kịp thích nghi và bị hạn chế hấp thu nước dẫn đến hiện tượng héo viền lá.
Như vậy, môi trường SH + 1,0 mg/L NAA + 0,2 mg/L BA+3% sucrose là thích hợp nhất cho sự sinh trưởng phát triển của cây in vitro sâm Lai Châu.
4.3.4. Thí nghiệm 13: Ảnh hưởng của hàm lượng dinh dưỡng cơ bản trong môi trường SH có bổ sung 30 g/l sucrose đến sinh trưởng của cây in vitro
Khi cây in vitro có chồi cao 2,5-3,0 cm và củ micro với đường kính 0,4 – 0,5 cm trên môi trường MS + 0,5 mg/l NAA + 1,0 mg/l BA hoặc SH + 1,0 mg/l NAA + 0,2 mg/l BA + 0,2 g/l than hoạt tính tiếp tục được cấy chuyển sang môi trường mới để tạo điều kiện cho cây tiếp tục phát triển hoàn thiện hơn về cấu trúc và có khả năng sống sót ngoài vườn ươm. Trong thí nghiệm này, đề tài tiến hành khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng dinh dưỡng cơ bản trong môi trường SH đến sự sinh trưởng của cây in vitro sâm Lai Châu trước khi đưa ra vườn ươm. Kết
quả theo dõi, đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây sau 90 ngày nuôi cấy được trình bày trong bảng 4.13.
Dựa vào kết quả bảng 4.13 cho thấy, ngay trong các công thức môi trường có sự khác nhau về hàm lượng dinh dưỡng cơ bản (SH, SH1/2, SH1/3) đã có sự khác nhau về sự sinh trưởng. Đặc biệt, chỉ tiêu đáng quan tâm trong giai đoạn này là số lượng rễ/cây. Khi hàm lượng dinh dưỡng cơ bản trong môi trường nuôi cấy giảm tiến hành quan sát thấy có sự tăng về số lượng rễ/cây. Số lượng rễ tăng
từ 1,6 đến 3,6 ở môi trường có bổ sung 0,5 mg/l NAA + 1,0 mg/l BA (CT1, CT2, CT3). Như vậy chứng tỏ rằng, ở môi trường nghèo dinh dưỡng hơn thì hệ rễ của cây phải tăng cường hoạt động để hấp thu các chất khoáng, dinh dưỡng từ môi trường. Tuy nhiên, trong môi trường dinh dưỡng có bổ sung 1,0 mg/l NAA + 0,5 mg/l BA + 0,2 g/l than hoạt tính (CT4, CT5, CT6) thì số rễ/cây lại không theo quy luật đó. Ở các công thức có số lượng rễ/cây nhiều đáng kể so với các công thức CT1, CT2, CT3. Công thức 5, số lượng rễ cây trung bình cao nhất là 5,2 rễ/cây(Hình 4.11). Như vậy, không chỉ hàm lượng dinh dưỡng trong môi trường ảnh hưởng đến số rễ/cây mà còn có chất điều tiết sinh trưởng và sự có mặt của than hoạt tính. Sai số các thí nghiệm có ý nghĩa thống kê ở mức độ tin cậy 95%.