Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy trình nhân giống sâm lai châu (panax vietnamensis var fuscidiscus) bằng công nghệ nuôi cây mô (Trang 38)

3.3.1. Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD).

Các mẫu sử dụng trong từng thí nghiệm sẽ được lựa chọn đồng đều về kích thước và số tuổi mẫu. Mẫu cấy được thực hiện trong các bình tam giác có thể tích 250ml, công thức môi trường phụ thuộc vào từng thí nghiệm. Các chỉ tiêu theo dõi phụ thuộc vào từng thí nghiệm, mỗi thí nghiệm thực hiện 3 lần nhắc lại.

3.3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.3.2.1. Nghiên cứu phương pháp vào mẫu tạo mô sẹo có khả năng sinh phôi và tạo phôi vô tính

Thí nghiệm 1: Nghiên cứu thời gian ảnh hưởng của 500mg/L Streptomycin đến việc vào mẫu từ mô củ trên sâm Lai Châu.

Công thức 1: ĐC – 0 phút Công thức 2: 5 phút Công thức 3: 10 phút Công thức 4: 15 phút Công thức 5: 20 phút

Phương pháp: Lựa chọn cây sâm Lai Châu không bị sâu bệnh, rửa sạch sơ bộ bộ phận cần sử dụng dưới vòi nước sạch tránh gây tổn thương bề mặt mẫu. Dùng bông cồn 70% lau vệ sinh bề mặt củ, sau đó cắt củ ra thành từng khối vuông phù hợp ngâm trong dung dịch chứa 0,7% thiophanate methyl trong 30 phút. Tiếp theo các khối vuông được rửa sạch bằng nước cất vô trùng, ngâm tiếp trong dung dịch 500mg/L Streptomycin theo các công thức khác nhau (CT1- ĐC: 0 phút; CT2: 5 phút; CT3: 10 phút; CT4: 15 phút; CT5: 20 phút). Rửa lại bằng nước cất vô trùng, rồi xử lý bằng dung dịch sodium hypochlorite 1,5% trong 15 phút. Cuối cùng rửa lại 3 lần bằng nước cất vô trùng và để cho ráo nước. Dùng dao loại bỏ hết phần bề mặt xung quanh tiếp xúc với hóa chất khi vô trùng, rồi cắt mẫu thành từng lát mỏng có kích thước 1×5×5mm, và đưa vào môi trường nuôi cấy. Thí nghiệm được nhắc lại 3 lần, mỗi lần tương ứng với 5 bình, mỗi bình 5 miếng mẫu. Quan sát và tính tỷ lệ mẫu sạch bệnh, không nhiễm nấm, nhiễm khuẩn đối với 5 công thức khử trùng trên sau 4 tuần nuôi cấy. (Hình 3.2).

Hình 3.2. Ảnh lát cắt mỏng khi vào mẫu từ củ

Thí nghiệm 2: Nghiên cứu thời gian ảnh hưởng của ethanol 70% đến việc vào mẫu từ mô chồi mầm trên sâm Lai Châu.

CT1-ĐC: 0 phút CT2: 1 phút CT3: 3 phút CT4: 5 phút CT5: 10 phút

Phương pháp: Lựa chọn các chồi mẫu làm vật liệu không bị sâu bệnh, rửa sạch

sơ bộ dưới vòi nước chảy tránh làm tổn thương bề mặt mẫu. Tiến hành cắt nhỏ kích thước các mô cho phù hợp và ngâm trong dung dịch ethyl alcohol 70% theo các công thức khác nhau. Sau đó rửa sạch các mẫu bằng nước cất vô trùng, rồi xử lý bằng 0,7% thiophanate methyl trong 30 phút và dung dịch sodium hypochlorite 1,5% trong 10 phút. Tiếp theo rửa lại mẫu 3 lần bằng nước cất vô trùng rồi để ráo nước. Cắt mẫu thành từng miếng có kích thước 1×5×5mm (Hình 2.10) và đưa vào môi trường nuôi cấy. Thí nghiệm được nhắc lại 3 lần, mỗi lần tương ứng với 5 bình, mỗi bình 5 miếng mẫu. Quan sát và tính tỷ lệ mẫu sạch

bệnh, không nhiễm nấm, nhiễm khuẩn đối với 5 công thức khử trùng trên sau 4 tuần nuôi cấy.

Hình 3.3. Ảnh lát cắt mỏng khi vào mẫu sâm Lai Châu từ chồi mầm

Thí nghiệm 3: Nghiên cứu thời gian ảnh hưởng của Thiophanate methyl 0,7% đến việc vào mẫu từ mô thân trên sâm Lai Châu.

CT1-ĐC: 0 phút CT2: 10 phút CT3: 20 phút CT4: 30 phút CT5: 40 phút

Phương pháp: Đối với mẫu là mô thân: Lựa chọn thân cây không bị sâu bệnh, rửa

sạch sơ bộ dưới vòi nước chảy tránh làm tổn thương bề mặt mẫu. Sau đó dùng bông cồn 70% lau nhẹ nhàng bề mặt mẫu. Bước tiếp theo xử lý mẫu bằng dung dịch 0,7% thiophanate methyl theo các công thức thời gian khác nhau. Tiếp theo, rửa lại mẫu 3 lần bằng nước cất vô trùng và ngâm mẫu 10 phút trong dung dịch 1,5% sodium hypochlorite. Cuối cùng, rửa lại mẫu 3 lần bằng nước cất vô trùng rồi để ráo nước. Cắt mẫu thành từng miếng dài 0,8cm và đưa vào môi trường nuôi cấy. Thí nghiệm được nhắc lại 3 lần, mỗi lần tương ứng với 5 bình, mỗi bình 5 miếng mẫu (Hình 3.4). Quan sát và tính tỷ lệ mẫu sạch bệnh, không nhiễm nấm, nhiễm khuẩn đối với 5 công thức thí nghiệm trên sau 4 tuần nuôi cấy.

Hình 3.4. Vào mẫu sâm Lai Châu từ mô thân

Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ 2,4-D trong môi trường MS đến cảm ứng tạo mô sẹo

Công thức 1: ĐC – MS

Công thức 2: MS + 0,3 mg/l 2,4-D Công thức 3: MS + 0,5 mg/l 2,4-D Công thức 4: MS + 1 mg/l 2,4-D

Phương pháp: Kế thừa từ thí nghiệm 1, các lát cắt mỏng tế bào mô củ sâm Lai

Châu được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung 2,4-D. Đánh giá, theo dõi và quan sát số lượng mô sẹo trong 5 tuần nuôi cấy.

Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ 2,4-D và NAA trong môi trường MS đến tỷ lệ tạo thành mô sẹo

Công thức 1: ĐC – MS

Công thức 2: MS + 0,3 mg/l 2,4-D + 1,0mg/L NAA Công thức 3: MS + 0,5 mg/l 2,4-D + 1,0mg/L NAA Công thức 4: MS + 1 mg/l 2,4-D + 1,0mg/L NAA

Phương pháp: Đánh giá ảnh hưởng của 2,4-D đến quá trình cảm ứng tạo mô

sẹo ở các loài sâm, các lát cắt mỏng tế bào mô củ được nuôi cấy trên môi trường nuôi cấy MS cơ bản với dải nồng độ 2,4-D khác nhau (0,3; 0,5; 1,0 mg/L) và kết hợp với NAA (1,0 mg/L) với nồng độ 2,4-D tối ưu để so sánh hiệu quả quá trình tạo mô sẹo. Môi trường MS không có chất điều tiết sinh trưởng được sử dụng làm đối chứng (ĐC) so sánh. Thí nghiệm được thực hiện với 3 lần nhắc lại, mỗi lần tương ứng với 5 bình. Đánh giá khả năng cảm ứng tạo mô sẹo sau 2-3 tuần nuôi cấy.

Thí nghiệm 6: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ 2,4-D và 70g/L sucrose trong môi trường MS đến khả năng sinh phôi của mô sẹo.

Công thức 1: ĐC – MS

Công thức 2: MS + 0,05mg/L 2,4-D Công thức 3: MS + 0,1mg/L 2,4-D

Phương pháp: kế thừa mô sẹo được tạo ra từ thí nghiệm trên được cắt thành những mảnh nhỏ kích thước 0,5 x 0,5 cm và nuôi cấy mô sẹo trên môi trường MS có bổ sung 2,4-D và 70g/L đường sucrose trong thời gian 7-10 ngày ở điều kiện tối, sau đó chuyển sang điều kiện chiếu sáng 4 tuần. Theo dõi khả năng sinh phôi của mô sẹo sau 3 tháng nuôi cấy.

Thí nghiệm 7: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ NAA và TDZ trong môi trường MS có hàm lượng sucrose giảm (30g/L) và nồng độ 1.0 mg/L 2,4-D đến khả năng tạo và nhân phôi vô tính.

Công thức 1: ĐC – MS Công thức 2: MS + 0,5 mg/L NAA + 0.1 mg/L TDZ Công thức 3: MS + 0,5 mg/L NAA + 0.3 mg/L TDZ Công thức 4: MS + 0,5 mg/L NAA + 0.5 mg/L TDZ Công thức 5: MS + 0,5 mg/L NAA + 1 mg/L TDZ Công thức 6: MS + 1 mg/L NAA + 0.1 mg/L TDZ Công thức 7: MS + 1 mg/L NAA + 0.3 mg/L TDZ Công thức 8: MS + 1 mg/L NAA + 0.5 mg/L TDZ Công thức 9: MS + 1 mg/L NAA + 1 mg/L TDZ

Phương pháp: Kế thừa kết quả của thí nghiệm trên, mô sẹo có khả năng phát sinh phôi được cấy chuyển sang môi trường MS có hàm lượng đường

sucrose giảm (30g/L), 1.0 mg/L 2,4-D và bổ sung đồng thời/riêng rẽ chất điều tiết sinh trưởng NAA và TDZ với dải nồng độ khác nhau. Tiến hành theo dõi và đánh giá thí nghiệm trong vòng từ 8 – 12 tuần.

3.3.2.2 Nghiên cứu tối ưu hóa môi trường phát sinh hình thái củ micro, rễ, lá mẫu sâm Lai Châu

Thí nghiệm 8: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ BA và NAA đến khả năng nảy mầm phôi soma.

Công thức Nền môi trường Nồng độ NAA (mg/l) Nồng độ BA (mg/l)

Công thức 1 MS 0 0 Công thức 2 0,5 0,5 Công thức 3 0,5 1 Công thức 4 0,5 1,5 Công thức 5 0,5 2 Công thức 6 1 0,5 Công thức 7 1 1 Công thức 8 1 1,5 Công thức 9 1 2

Phương pháp: Các mẫu phôi soma được kế thừa trong các thí nghiệm trên

được sử dụng thực hiện thí nghiệm trên nền môi trường với 9 công thức thí nghiệm. Các chỉ tiêu được đánh giá sau 6 tuần nuôi cấy.

Thí nghiệm 9: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất điều tiết sinh trưởng GA3 so với NAA và BA đến khả năng nảy mầm phôi soma và phát triển thành cây in vitro với củ micro.

Công thức 1: ĐC – MS

Công thức 2: MS + 0,5 mg/l GA3 Công thức 3: MS + 1,0mg/l GA3 Công thức 4: MS + 3,0 mg/l GA3 Công thức 5: MS + 5,0 mg/l GA3

Công thức 6: Công thức tối ưu nhất của thí nghiệm 8

Phương pháp: Phôi soma được kế thừa và nhân ở trong thí nghiệm trên

nghiệm. Tiến hành đánh giá tỷ lệ nảy mầm và phát triển của phôi thành cây con sau 6 tuần nuôi cấy.

3.3.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng, môi trường dinh dưỡng, lượng than hoạt tính, nồng độ đường đến sinh trưởng và khả năng ra rễ tạo cây con hoàn chỉnh

Thí nghiệm 10: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất điều tiết sinh trưởng và môi trường dinh dưỡng đến khả năng ra rễ của cây con với củ micro.

Công thức 1: ĐC : 0 mg/l BA + 1 mg/l NAA Công thức 2: 0,2 mg/l BA + 1 mg/l NAA Công thức 3: 0,5 mg/l BA + 1 mg/l NAA

Phương pháp: Để hoàn thành quy trình nhân giống, cây con có củ micro sau khi

thu được ở các thí nghiệm trước đó tiếp tục chuyển sang môi trường nuôi cấy mới để tiếp tục hoàn thiện thành cây con hoàn chỉnh, có đủ khả năng sống ngoài vườn ươm. Ở giai đoạn tăng trưởng cây con tạo cây hoàn chỉnh, môi trường dinh dưỡng và tổ hợp chất điều tiết sinh trưởng trong môi trường cũng có những ảnh hưởng tương đối quan trọng. Ở thí nghiệm này, đề tài tiến hành khảo sát ảnh hưởng của BA và NAA trên 2 môi trường MS và SH đến quá trình tăng trưởng cây con hoàn chỉnh. Cây con thu được ở các thí nghiệm trên sẽ được cấy vào môi trường MS và SH với nồng độ 1 mg/l NAA và các nồng độ BA khác nhau (0,2; 0,5mg/l). Thí nghiệm được thực hiện với 3 lần nhắc lại, mỗi lần tương ứng với 5 bình (tổng số 25 cây), theo dõi đánh giá sau 90 ngày nuôi cấy.

Thí nghiệm 11: Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng than hoạt tính đến sự sinh trưởng và ra rễ của cây in vitro.

CT1: 0 mg/l than hoạt tính (ĐC) CT2: 0,2 mg/l than hoạt tính CT3: 0.5 mg/l than hoạt tính CT4: 1,0 mg/l than hoạt tính

Phương pháp: Sau khi xác định được môi trường tối ưu cho sự phát triển của rễ,

cây con với chiều cao đồng đều 2,5 – 3 cm, đường kính củ 0,3 – 0,4 cm, có lá thật được tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của than hoạt tính với nồng độ (0,2; 0,5; 1 mg/l) tới sự sinh trưởng và ra rễ của cây con hoàn chỉnh. Thí nghiệm được thực hiện với 3 lần nhắc lại, mỗi lần tương ứng với 5 bình (tổng số 25 cây), theo

dõi đánh giá sau 90 ngày nuôi cấy.

Thí nghiệm 12: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ đường sucrose trên môi trường SH có bổ sung NAA và BA đến khả năng sinh trưởng của cây in vitro sâm Lai Châu. Công thức 1: ĐC – SH Công thức 2: SH + 2% sucrose Công thức 3: SH + 3% sucrose Công thức 4: SH + 4% sucrose Công thức 5: SH + 5% sucrose Công thức 6: SH + 6% sucrose

Phương pháp: Cây con in vitro thu được kế thừa trong các thí nghiệm trên trong

môi trường SH + NAA + BA có chồi cao 1,0-1,5 cm và củ micro với đường kính 0,3-0,4 cm được cấy chuyển sang môi trường SH có bổ sung đường sucrose với các nồng độ khác nhau theo 5 công thức thí nghiệm. Nồng độ NAA và BA tối ưu được kế thừa từ nghiên cứu trước của nhóm nghiên cứu. Tiến hành theo dõi và đánh giá trong 90 ngày.

Thí nghiệm 13: Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng dinh dưỡng cơ bản trong môi trường SH có bổ sung 30g/l sucrose đến sinh trưởng của cây in vitro sâm Lai Châu.

Công thức 1: SH + 0,5 mg/L NAA + 1,0 mg/L BA Công thức 2: 1/2 SH + 0,5 mg/L NAA + 1,0 mg/L BA Công thức 3: 1/3 SH + 0,5 mg/L NAA + 1,0 mg/L BA

Công thức 4: SH + 1,0 mg/L NAA + 0,2 mg/L BA + 0,2 g/L than hoạt tính Công thức 5: 1/2 SH + 1,0 mg/L NAA + 0,2 mg/L BA + 0,2 g/L than hoạt tính Công thức 6: 1/3 SH + 1,0 mg/L NAA + 0,2 mg/L BA + 0,2 g/L than hoạt tính

Phương pháp: Cây con in vitro thu được kế thừa qua các thí nghiệm trên có chồi

cao 1,0-1,5 cm và củ micro với đường kính 0,3-0,4 cm trong môi trường SH có bổ sung NAA và BA với nồng độ tối ưu + 0,2 g/L than hoạt tính tiếp tục được cấy chuyển sang môi trường mới (SH, 1/2SH, 1/3SH có bổ sung 4% đường sucrose + 0,2 g/L than hoạt tính) với nồng độ chất điều tiết sinh trưởng tương tự để tạo điều kiện cho cây tiếp tục phát triển hoàn thiện hơn về cấu trúc và có khả năng sống sót ngoài vườn ươm. Theo dõi đánh giá sự sinh trưởng (chiều cao cây)

sau 60 ngày nuôi cấy.

3.3.2.4. Khảo sát khả năng thích ứng của cây giống in vitro ngoài vườn ươm

Thí nghiệm 14: Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến khả năng thích ứng của cây giống in vitro ngoài vườn ươm.

CT1 (ĐC): Giá thể là 100% đất mùn rừng

CT2: Giá thể là hỗn hợp gồm đất mùn rừng và đá perlite trộn theo tỷ lệ 1:3 CT3: Giá thể là hỗn hợp gồm đất mùn rừng, khoáng vermiculite và đá perlite trộn theo tỷ lệ 2:3:1;

CT4: Giá thể là hỗn hợp gồm đất mùn rừng, phân hữu cơ, và bùn rêu (peat moss) trộn theo tỷ lệ 2:1:1.

Phương pháp tối ưu hóa giá thể: Cây con khỏe khoảng 2 năm tuổi có củ micro

và rễ tơ, chiều cao cây đồng đều khoảng 5 cm được trồng trong bầu chứa giá thể dinh dưỡng khác nhau và đặt trồng trên luống trong vườn ươm. Tổng số cây thí nghiệm: 5 cây/CT: 4 CT x 3 Lần nhắc = 60 cây. Theo dõi đánh giá khả năng sống sot và các chỉ tiêu sinh trưởng (chiều cao cây) sau 60 ngày trồng.

Hình 3.5: Cây con khỏe với củ micro và dễ tơ

Thí nghiệm 15: Nghiên cứu ảnh hưởng của độ tuổi cây đến khả năng thích ứng của cây giống in vitro ngoài vườn ươm.

CT1: Cây giống in vitro 1 năm tuổi CT2: Cây giống in vitro 1,5 năm tuổi CT3: Cây giống in vitro 2 năm tuổi

cứu trước đó với độ tuổi từ 1 – 2 năm tuổi. Cây thí nghiệm có sức sống tốt, chiều cao cây ở các độ tuổi đồng đều được trồng trong bầu chứa giá thể dinh dưỡng tốt nhất (Công thức giá thể tốt nhất ở thí nghiệm 14) và đặt trồng trên luống trong vườn ươm với điều kiện môi trường giống nhau. Tổng số cây thí nghiệm: 5 cây/CT: 3 CT x 3 Lần nhắc = 45 cây. Theo dõi đánh giá khả năng sống sót và các chỉ tiêu sinh trưởng (chiều cao cây) sau 60 ngày trồng.

3.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi

3.3.3.1. Các chỉ tiêu theo dõi trong phòng nuôi cấy in vitro

Số lượng mẫu nhiễm (đơn vị mẫu).

Tỷ lệ mẫu nhiễm (đơn vị tính: %) = Tổng số mẫu nhiễm/ Tổng số mẫu cây x 100%.

Tỉ lệ tạo thành mô sẹo (đơn vị tính: %) = (Tổng số mẫu sống/ Tổng số mẫu cây) x 100% và quan sát đặc điểm, trạng thái của mô sẹo.

Kích thước mô sẹo (đơn vị tính cm): đo chiều dài mô

Tỷ lệ phôi vô tính được tạo thành (đơn vị tính: %) = số phôi vô tính/mô sẹo x 100%.

Tỷ lệ phôi nảy mầm thành cây con (đơn vị tính: %) = số phôi nảy mầm thành cây con/tổng số phôi x100% và đặc điểm của cây con in vitro.

Số lượng chồi (đơn vị : số lượng), khối lượng chồi (đơn vị: mg)

Khối lượng cây (g), chiều cao cây (cm), số lượng lá/ cây, số lượng rễ (đơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy trình nhân giống sâm lai châu (panax vietnamensis var fuscidiscus) bằng công nghệ nuôi cây mô (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)