Mô sẹo sâm tạo từ mô củ trên môi trường MS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy trình nhân giống sâm lai châu (panax vietnamensis var fuscidiscus) bằng công nghệ nuôi cây mô (Trang 54 - 56)

Trong nghiên cứu tạo mô sẹo ban đầu, đề tài tiến hành nuôi cấy lát cắt mỏng tế bào mô củ trên môi trường MS có bổ sung 2,4-D với nồng độ khác nhau nhằm đánh giá ảnh hưởng của chất này tới sự hình thành mô sẹo. Theo dõi và quan sát thí nghiệm nhận thấy, quá trình cảm ứng tạo mô sẹo ở cây sâm Lai Châu

diễn ra tương đối nhanh. Sau hai tuần nuôi cấy, bề mặt lát cắt mỏng của miếng mẫu bắt đầu se căng và chuyển sang màu vàng nhạt. Sang tuần thứ 3, toàn bộ miếng mẫu phồng lên tạo thành khối mô sẹo xốp, có màu vàng nhạt (Hình 4.3).

Sau 4 tuần nuôi cấy, đánh giá kết quả ở bảng 4.4 cho thấy, chất điều hòa sinh trưởng 2,4-D ảnh hưởng rõ rệt tới khả năng cảm ứng tạo thành mô sẹo ở cây sâm Lai Châu. Trong tất cả các môi trường nghiên cứu, chỉ có môi trường MS làm đối chứng (ĐC) không tạo thành mô sẹo, các môi trường còn lại đều cảm ứng hình thành mô sẹo với tỷ lệ phụ thuộc vào nồng độ 2,4-D có trong môi trường và loại mô cấy. Kết quả trong nghiên cứu này cho thấy, ở công thức CT4 nồng độ 1mg/L 2,4-D tỷ lệ tạo thành mô sẹo cao nhất đạt 87,5%, sai số có ý nghĩa thống kê ở mức độ tin cậy 95%, tỉ lệ này giảm đáng kể khi nồng độ 2,4-D tiếp tục tăng cao. Tỷ lệ tạo thành mô sẹo thấp nhất trong môi trường MS có bổ sung 0,3 mg/L 2,4-D (CT2). Khi nồng độ 2,4-D trong môi trường nuôi cấy lớn hơn 3mg/L, quá trình cảm ứng tạo mô sẹo sẽ bị ức chế, dẫn đến không tạo thành mô sẹo (Kwon et al., 2003).

Bảng 4.4. Ảnh hưởng của nồng độ 2,4-D trong môi trường MS đến cảm ứng tạo mô sẹo từ mô củ

Công thức trường Môi

Tỷ lệ không tạo thành mô sẹo (%) Tỷ lệ tạo thành mô sẹo (%) Đặc điểm CT1 : 0 mg/L 2,4-D MS 100 0,0 Không có CT2 : 0,3 mg/L 2,4-D 36,5 63,5 Có màu vàng nhạt, xốp CT3 : 0,5 mg/L 2,4-D 21,5 78,5 CT4 : 1 mg/L 2,4-D 12,5 87,5 LSD0.05 - 2,3 - CV% - 2,1 -

Vậy, môi trường cho tỷ lệ tạo thành mô sẹo đạt cao nhất là MS có bổ sung 1mg/L 2,4-D.

4.1.2.2. Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của nồng độ 2,4-D và NAA trong môi trường MS đến tỷ lệ tạo thành mô sẹo

Để tối ưu hóa và tăng tỷ lệ tạo thành mô sẹo đề tài tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ 2,4-D và NAA. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau quá trình cảm ứng tạo mô sẹo thì tỷ lệ tạo ra mô sẹo diễn ra tương đối nhanh. Sau hai tuần nuôi cấy bề mặt mẫu bắt đầu căng và phồng lên hình thành mô sẹo ở hầu hết các môi trường nghiên cứu, ngoại trừ môi trường MS không bổ sung thêm các dung dịch khác (ĐC)

không tạo thành mô sẹo (Bảng 4.5). Tuy nhiên, đặc điểm và màu sắc của mô sẹo tạo thành lại khác nhau ở từng môi trường nuôi cấy. Mô sẹo tạo ra trên công thức CT1 và CT2 có dạng rắn chắc hoặc xốp với màu vàng xanh (Hình 4.4a), còn ở công thức CT3 mô sẹo có dạng xốp với màu phớt tím (Hình 4.4b).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy trình nhân giống sâm lai châu (panax vietnamensis var fuscidiscus) bằng công nghệ nuôi cây mô (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)