so với NAA và BA đến khả năng nảy mầm phôi soma và phát triển thành cây in vitro với củ micro
Để tối ưu khả năng nảy mầm phôi soma và phát triển thành cây in vitro với củ micro (củ mini), đề tài tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của chất GA3 so với nồng độ tốt nhất ở thí nghiệm trên là 0,5mg/L NAA, và 1mg/L BA đến khả năng nảy mầm của phôi thành cây con in vitro với củ micro (củ mini).
Đánh giá tỷ lệ nảy mầm (Hình 4.7) và phát triển của phôi thành cây con sau 6 tuần nuôi cấy trên sâm Lai Châu, kết quả thu được thể hiện ở bảng 4.9.
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của GA3, NAA, và BA đến sự nảy mầm của phôi thành cây con in vitro với củ micro (củ mini) ở sâm Lai Châu
Công thức Môi Trường Tỷ lệ nảy mầm phôi soma (%) Tỷ lệ hình thành cây invitro có củ micro(%) Đặc điểm sinh trưởng cây con in
vitro CT1 : 0 mg/L GA3 MS 22,5 21,0 Cây phát triển chậm, không có củ micro CT2 : 0,5 mg/L GA3 28,5 26,8
Cây phát triển thân lá, không tạo củ micro CT3 : 1,0 mg/L
GA3 36,8 35,0
Cây phát triển thân lá tốt, không tạo củ micro
CT4 : 3,0 mg/L
GA3 49,5 48,5
Cây phát triển thân lá, không tạo củ micro CT5 : 5,0 mg/L
GA3 89,6 87,5
Cây phát triển thân lá, không tạo củ micro CT6 : 0,5 mg/ L
NAA + 1 mg/L BA
91,5 88,5 Cây phát triển tốt với
củ micro
LSD0,05 1,9 2,0 -
CV% 2,1 2,2 -
Đồ thị 4.5. Ảnh hưởng của GA3, NAA, và BA đến sự nảy mầm của phôi thành cây con in vitro với củ micro(củ mini) ở sâm Lai Châu
Phân tích kết quả ở bảng 4.9 và đồ thị 4.5 cho thấy, tỷ lệ nảy mầm phôi soma và tỷ lệ hình thành cây con in vitro có củ micro (củ mini) tăng dần từ công thức CT1 đến công thức CT6. Tất cả môi trường nuôi cấy có bổ sung chất điều tiết sinh trưởng với các nồng độ khác nhau GA3 và công thức CT6 0,5mg/L NAA, 1 mg/L BA đều cho tỷ lệ phôi nảy mầm cao hơn so với CT1-ĐC (không có chất điều tiết sinh trưởng)
Tuy nhiên, khả năng sinh trưởng phát triển của các cây con lại tùy thuộc vào nồng độ các chất điều tiết sinh trưởng được sử dụng trong thí nghiệm. Tất cả công thức chứa GA3 (CT2, CT3, CT4, và CT5) đều cho phôi nảy mầm thành cây con sinh trưởng tốt với thân lá phát triển mạnh với tỷ lệ nảy mầm dao động trong khoảng 29,5% - 89,6% nhưng lại không có củ micro. Điều đó chứng tỏ, đối với cây sâm Lai Châu chất điều tiết sinh trưởng GA3 khi sử dụng đơn lẻ trong môi trường nuôi cấy chỉ có tác dụng khích thích sự nảy mầm của phôi vô tính. Kết quả này đã được nêu trong nghiên cứu của Zhang et al. (2014) trên đối tượng sâm Hàn Quốc.
Kết quả nghiên cứu và theo dõi cũng cho thấy, sự kết hợp giữa BA và NAA (1 mg/l: 0,5 mg/l) đạt hiệu quả nhất cho sự nảy mầm phôi, hình thành củ micro sinh trưởng tốt và phát triển bình thường. Các kết quả đều có sai số có ý nghĩa thống kê ở mực độ tin cậy 95%.