Ảnh cây sâm Lai Châu invitro trên hai môi trường MS và SH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy trình nhân giống sâm lai châu (panax vietnamensis var fuscidiscus) bằng công nghệ nuôi cây mô (Trang 66 - 70)

Bảng 4.10. Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng và nồng độ chất điều tiết

sinh trưởng đến khả năng ra rễ của cây có củ micro cây sâm Lai Châu Nồng độ chất điều tiết sinh

trưởng

Số lượng rễ trung bình(cái)

Trung bình MS SH 1,0 mg/L NAA + 0,5 mg/L BA 1,2 2,6 1,9 1,0 mg/L NAA + 0,2 mg/L BA 1,6 3,8 2,7 1,0 mg/L NAA 2,0 5,5 3,3 Trung bình 1,6 4,0 - LSD0,05 0,3 0,5 - CV% 2,1 6,0 -

0 1 2 3 4 5 6 1,0 mg/L NAA + 0,5 mg/L BA 1,0 mg/L NAA + 0,2 mg/L BA 1,0 mg/L NAA Số lượng rễ trung bình(cái) MS Số lượng rễ trung bình(cái) SH

Đồ thị 4.6. Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng và nồng độ chất điều tiết sinh trưởng đến khả năng ra rễ của cây có củ micro cây sâm Lai Châu

Phân tích ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng tới khả năng ra rễ của cây

in vitro sâm Lai Châu tại bảng 4.10 và đồ thị 4.6 cho thấy rằng, tại môi trường SH

có số lượng rễ trung bình vượt trội hơn hẳn so với ở môi trường MS. Trong khi đó ở cả 2 loại môi trường dinh dưỡng MS và SH khi chỉ bổ sung 1 mg/L NAA thì cây có khả năng ra dễ tốt nhất là 2,0 cái và 5,5 cái (trung bình 3,3 rễ). Còn khi bổ sung kết hợp 1,0 mg/L NAA với BA ở 2 nồng độ 0,5 và 0,2 mg/L vào thì số lượng rễ tạo thành ở môi trường MS theo thứ tự là 1,2 cái và 1,6 cái, còn ở môi trường SH theo thứ tự là 2,6 cái và 2,8 cái. Sai số có ý nghĩa thống kê ở mức độ tin cậy 95%.

Tuy nhiên, kết quả quan sát sự sinh trưởng và phát triển của cây nhận thấy, ở môi trường có bổ sung BA thì cây phát triển tốt hơn so với môi trường chỉ có NAA, cây thân to khỏe. Tổng hợp các kết quả phân tích cho thấy, môi trường SH có bổ sung 1,0 mg/L NAA và 0,2 mg/L BA là tối ưu cho sự sinh trưởng, phát triển và ra rễ của cây con với củ micro sâm Lai Châu.

4.3.2. Thí nghiệm 11: Ảnh hưởng của hàm lượng than hoạt tính đến sự sinh trưởng và ra rễ của cây in vitro trưởng và ra rễ của cây in vitro

Ngoài chất điều tiết sinh trưởng ta có thể sử dụng than hoạt tính để tiến hành nghiên cứu khả năng ảnh hưởng của nó đến sự sinh trưởng phát triển của rễ cây in vitro.

Sau 90 ngày tiến hành nghiên cứu và quan sát cho thấy, khả năng ảnh hưởng của than hoat tính rất đáng kể tới sự sinh trưởng của cây (Bảng 4.11). Ở nồng độ thích hợp 0,2 g/L than hoạt tính trong môi trường SH + 1,0 mg/L NAA + 0,2 mg/L BA cây sinh trưởng bình thường, lá có màu xanh đậm, thân cây cứng, củ chắc và đạt số rễ nhiều nhất (4,5 rễ) (Hình 4.9). Khi lượng than hoạt tính bổ sung vào môi trường theo thứ tự 1,0g/L; 0,5g/L thì số lượng dễ thu được theo thứ tự là 1,2 cái; 2,3 cái, quan sát thấy cây sinh trưởng rất chậm, viền lá cây thường bị héo tạo thành màu trắng khi mới cấy chuyển, đặc biệt là ở môi trường bổ sung 1,0 g/L than hoạt tính còn có hiện tượng cây bị chết giải thích cho hiện tượng này khi bổ sung quá nhiều than hoạt tính nó sẽ hấp phụ nhiều hormone cần thiết, vitamin và ion kim loại làm cây sinh trưởng kém có thể dẫn đến chết cây. Còn ở môi trường SH + 1,0 mg/L NAA + 0,2 mg/L BA không có bổ sung than hoạt tính số dễ cây đạt là 3,8 cái cây sinh trưởng tốt, lá xanh non nhưng không cứng cáp như khi bổ sung 0,2 g/L than hoạt tính. Các kết quả đều có sai số có ý nghĩa thống kê ở mức độ tin cậy 95%.

Hình 4.9. Cây sâm Lai Châu in vitro hoàn chỉnh với rễ, củ micro, thân lá trên môi trường dinh dưỡng tối ưu

Bảng 4.11. Ảnh hưởng của hàm lượng than hoạt tính đến sự sinh trưởng và ra rễ của cây in vitro sâm Lai Châu

Môi trường nuôi cấy

Công thức Số lượng rễ

(rễ/cây) Đặc điểm sinh trưởng

SH + 1,0 mg/L NAA + 0,2 mg/L BA

CT1(0 g/L) 3,8 Cây sinh trưởng rất chậm, trắng viền lá

CT2(0,2 g/L) 4,5 Cây sinh trưởng chậm, trắng viền lá

CT3(0,5 g/L) 2,3 Cây sinh trưởng bình thường, lá xanh đậm, cứng cây CT4(1,0 g/L) 1,2 Cây sinh trưởng tốt, lá xanh

non

LSD0,05 0,42 -

CV% 5,6 -

Vậy, môi trường SH + 1,0 mg/L NAA + 0,2 mg/L BA có bổ sung thêm 0,2 g/L than hoạt tính thích hợp cho cây sâm Lai Châu in vitro sinh trưởng và phát

triển tốt, lá xanh đậm, thân cứng cáp và rễ khỏe mạnh.

4.3.3. Thí nghiệm 12: Ảnh hưởng của nồng độ đường sucrose trên môi trường SH có bổ sung NAA, BA đến khả năng sinh trưởng của cây in vitro trường SH có bổ sung NAA, BA đến khả năng sinh trưởng của cây in vitro

Trong nuôi cấy mô in vitro thực vật, đường sucrose không chỉ điều hòa áp

suất thẩm thấu của môi trường mà còn là nguồn cacbohydrat tốt nhất cung cấp cho mô và tế bào. Đặc biệt đối với những loài cây có củ, nồng độ đường ảnh hưởng đáng kể đến khối lượng sinh khối cây in vitro, cũng như sự phát triển của củ micro. Nhưng khi nồng độ đường quá cao sẽ hạn chế hiệu quả hấp thu nước của mô cây. Tùy theo mục đích nuôi cấy mà hàm lượng đường cho vào môi trường khác nhau, thông thường là 30-40 g/l là tương đối thích hợp cho nhiều loại cây (Vuylsteke, 1989). Chính vì vậy, để xác định nồng độ tối ưu cho sự phát triển của thân lá củ cây in vitro nhằm nâng cao khả năng sống sót trong điều kiện

ex vitro, đề tài tách và cấy chuyển cây thu được trên môi trường nảy mầm phôi

sang môi trường có nồng độ đường khác nhau.

Kết quả thống kê đánh giá ảnh hưởng của đường sucrose đến sự tăng trưởng của cây in vitro sau 90 ngày nuôi cấy thu được kết quả ở bảng 4.12.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy trình nhân giống sâm lai châu (panax vietnamensis var fuscidiscus) bằng công nghệ nuôi cây mô (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)