NGOÀI VƯỜN ƯƠM
4.4.1. Thí nghiệm 14: Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến khả năng thích ứng của cây giống in vitro ngoài vườn ươm ứng của cây giống in vitro ngoài vườn ươm
Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến khả năng thích ứng của cây giống in vitro ngoài vườn ươm.
Cây con in vitro là cây được nuôi cấy và nhân giống hoàn toàn trong môi
trường nhân tạo được điều chỉnh điều kiện sống tối ưu nhất cho cây sinh trưởng phát triển. Nên trước khi được đưa ra ngoài tự nhiên, đề tài tiến hành thêm giai đoạn huấn luyện cây để nâng cao khả năng sống sót của cây trong môi trường tự nhiên bằng cách sử dụng một số giá thể thích hợp trồng cây trong vườn ươm trong thời gian 60 ngày. Khảo sát tiến hành trên 4 công thức giá thể khác nhau và thu được kết quả như bảng 4.14.
Hình 4.13 : Cây con sâm Lai Châu
Kết quả khảo sát sau 60 ngày tiến hành thí nghiệm cho thấy, cây con phát triển chiều cao tương đối đồng đều ở các công thức thí nghiệm. Tuy nhiên, khả năng sống sót của cây con trong các công thức có sự khác biệt rõ rệt. Cây con có tỉ lệ sống cao nhất ở công thức CT3 với hỗn hợp đất mùn rừng, khoáng vermiculite và đá perlite theo tỉ lệ 2 :3 :1, cây sống sót đạt 86%. Trong khi đó, cây con ở CT1 giá thể 100% đất mùn rừng có tỉ lệ sống thấp nhất, chỉ đạt 69%
sau 2 tháng ra bầu điều đấy cho thấy sự kết hợp giữa mùn rừng, khoáng vermiculite và đã perlite tạo ra giá thể tốt nhất giúp cây sống sót cao nhất, sai số có ý nghĩa thống kê ở mức độ tin cậy 95%. Ở cả hai công thức CT2 và CT4 cây có tỷ lệ sống lần lượt là 72% và 78%.
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của giá thể đến khả năng thích ứng cây giống in vitro
trong điều kiện nhân tạo khi đưa ra vườn ươm
Công thức Tỷ lệ sống sót (%) Chiều cao TB ban đầu (cm) Chiều cao TB sau theo dõi (cm) Tăng trưởng chiều cao TB (cm)
Đặc điểm sinh trưởng
CT1 69 5,2 5,6 0,4 Cây yếu, có hiện tượng
héo thân và chết dần.
CT2 72 5,0 5,6 0,6 Cây yếu, có hiện tượng
héo thân và chết
CT3 86 5,2 5,8 0,6 Cây khỏe, lá phát triển
đều và bám vào giá thể
CT4 78 5,1 5,4 0,3 Cây bình thường, có hiện
tượng héo rũ
LSD0,05 3,5 - - 0,16 -
CV% 2,5 - - 2,8 -
Ghi chú :CT1( 100% đất mùn rừng) ; CT2( hỗn hợp đất mùn rừng và perlite theo tỉ lệ 1 :3) ; CT3( hỗn hợp đất mùn rừng, khoáng vermiculite và đá perlite theo tỉ lệ 2 :3 :1) ; CT4( hỗn hợp gồm đất mùn
rừng, phân hữu cơ và bùn rêu ( peat moss) trộn theo tỉ lệ 2 :1 :1.
Chiều cao trung bình các cây ban đầu dao động từ 5,0 – 5,2 cm. Chiều cao trung bình sau theo dõi dao động từ 5,4 – 5,8 cm, tăng trưởng đạt từ 0,3 – 0,6 cm. Cụ thể ở công thức CT3 chiều cao sau theo dõi đạt 5,8cm cao nhất, thấp nhất là ở công thức CT4 chỉ đạt 5,4 cm. 2 công thức CT1 và CT2 có chiều cao trung bình sau theo dõi như nhau là 5,6cm. Ở công thức CT2 và CT3 tăng trưởng chiều cao trung bình cây cao nhất, đều đạt 0,6 cm. 2 công thức CT1 và CT4 còn lại tăng trưởng chiều cao trung bình ít hơn, lần lượt đạt 0,4 và 0,3 cm, sai số có ý nghĩa thống kê ở mức độ tin cậy 95%.
Ngoài ra, còn nghiên cứu đặc điểm hình thái của cây, ở công thức CT1 và CT2 cây có đặc điểm cây yếu, có hiện tượng héo thân và chết dần. Ở công thức CT4, cây tuy phát triển bình thường nhưng vẫn có hiện tượng héo dũ. Cuối cùng ở công thức CT3 cây phát triển khỏe mạnh, lá xanh tốt, phát triển bình thường và bám vào giá thể.
Như vậy, tổng hợp các đánh giá và kết quả cho thấy giá thể phù hợp với cây con sâm Lai Châu khi đưa ra vườn ươm là CT3 ( hỗn hợp đất mùn rừng, khoáng vermiculite và đá perlite theo tỉ lệ 2 :3 :1). Cây con có tỷ lệ sống cao, cây khỏe và tăng trưởng và phát triển tốt.
4.4.2. Thí nghiệm 15: Nghiên cứu ảnh hưởng của độ tuổi cây đến khả năng thích ứng của cây giống in vitro ngoài vườn ươm