Bảng 4.9. Ảnh hưởng của GA3, NAA, và BA đến sự nảy mầm của phôi thành cây con in vitro với củ micro (củ mini) ở sâm Lai Châu
Công thức Môi Trường Tỷ lệ nảy mầm phôi soma (%) Tỷ lệ hình thành cây invitro có củ micro(%) Đặc điểm sinh trưởng cây con in
vitro CT1 : 0 mg/L GA3 MS 22,5 21,0 Cây phát triển chậm, không có củ micro CT2 : 0,5 mg/L GA3 28,5 26,8
Cây phát triển thân lá, không tạo củ micro CT3 : 1,0 mg/L
GA3 36,8 35,0
Cây phát triển thân lá tốt, không tạo củ micro
CT4 : 3,0 mg/L
GA3 49,5 48,5
Cây phát triển thân lá, không tạo củ micro CT5 : 5,0 mg/L
GA3 89,6 87,5
Cây phát triển thân lá, không tạo củ micro CT6 : 0,5 mg/ L
NAA + 1 mg/L BA
91,5 88,5 Cây phát triển tốt với
củ micro
LSD0,05 1,9 2,0 -
CV% 2,1 2,2 -
Đồ thị 4.5. Ảnh hưởng của GA3, NAA, và BA đến sự nảy mầm của phôi thành cây con in vitro với củ micro(củ mini) ở sâm Lai Châu
Phân tích kết quả ở bảng 4.9 và đồ thị 4.5 cho thấy, tỷ lệ nảy mầm phôi soma và tỷ lệ hình thành cây con in vitro có củ micro (củ mini) tăng dần từ công thức CT1 đến công thức CT6. Tất cả môi trường nuôi cấy có bổ sung chất điều tiết sinh trưởng với các nồng độ khác nhau GA3 và công thức CT6 0,5mg/L NAA, 1 mg/L BA đều cho tỷ lệ phôi nảy mầm cao hơn so với CT1-ĐC (không có chất điều tiết sinh trưởng)
Tuy nhiên, khả năng sinh trưởng phát triển của các cây con lại tùy thuộc vào nồng độ các chất điều tiết sinh trưởng được sử dụng trong thí nghiệm. Tất cả công thức chứa GA3 (CT2, CT3, CT4, và CT5) đều cho phôi nảy mầm thành cây con sinh trưởng tốt với thân lá phát triển mạnh với tỷ lệ nảy mầm dao động trong khoảng 29,5% - 89,6% nhưng lại không có củ micro. Điều đó chứng tỏ, đối với cây sâm Lai Châu chất điều tiết sinh trưởng GA3 khi sử dụng đơn lẻ trong môi trường nuôi cấy chỉ có tác dụng khích thích sự nảy mầm của phôi vô tính. Kết quả này đã được nêu trong nghiên cứu của Zhang et al. (2014) trên đối tượng sâm Hàn Quốc.
Kết quả nghiên cứu và theo dõi cũng cho thấy, sự kết hợp giữa BA và NAA (1 mg/l: 0,5 mg/l) đạt hiệu quả nhất cho sự nảy mầm phôi, hình thành củ micro sinh trưởng tốt và phát triển bình thường. Các kết quả đều có sai số có ý nghĩa thống kê ở mực độ tin cậy 95%.
4.3. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT ĐIỀU TIẾT SINH TRƯỞNG, MÔI TRƯỜNG DINH DƯỠNG, LƯỢNG THAN HOẠT TÍNH, TRƯỞNG, MÔI TRƯỜNG DINH DƯỠNG, LƯỢNG THAN HOẠT TÍNH, NỒNG ĐỘ ĐƯỜNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ KHẢ NĂNG RA RỄ TẠO CÂY CON HOÀN CHỈNH
4.3.1. Thí nghiệm 10: Ảnh hưởng của nồng độ chất điều tiết sinh trưởng và môi trường dinh dưỡng đến khả năng ra rễ của cây con với củ micro. môi trường dinh dưỡng đến khả năng ra rễ của cây con với củ micro.
Để đảm bảo khả năng sống sót cao khi đưa cây sâm in vitro ra vườn ươm trồng thì tạo củ micro cho cây chỉ là một trong những điều kiện cần nhưng chưa đủ. Cây in vitro muốn sống sót được cần phải có củ và bộ rễ khỏe. Chính vì vậy, đề tài tiến hành nuôi cấy cây có củ micro nhận được từ phôi nảy mầm vào hai môi trường MS và SH có bổ sung chất điều tiết sinh trưởng NAA (1,0 mg/L) riêng rẽ hoặc kết hợp với BA (0,2-0,5 mg/L) để đánh giá tác động của chúng đến khả năng ra rễ của cây có củ sau 90 ngày nuôi cấy.
Kết quả nghiên cứu ở bảng 4.10 cho thấy, loại môi trường dinh dưỡng và chất điều tiết sinh trưởng sử dụng ảnh hưởng đáng kể tới khả năng ra rễ của cây
Xét về yếu tố môi trường dinh dưỡng, nhận thấy môi trường SH thể hiện ưu thế vượt trội về số lượng rễ tạo thành so với môi trường MS (Hình 4.8). Trung bình số lượng rễ của một cây trên môi trường SH là 4,0 rễ, còn ở môi trường MS chỉ đạt 1,6 rễ. Kết quả này tương tự với kết quả đã công bố sâm Mỹ (Zhou et al., 2006) và sâm Hàn Quốc (Kim et al., 2012; Zhang et al., 2014). Theo các nhóm
tác giả nghiên cứu Halperin et al. (1966), Choi et al. (1998) và Zhang et al.
(2014) cho rằng hàm lượng muối NH4NO3 có trong môi trường MS cao hơn 8 lần trong môi trường SH là nguyên nhân hạn chế sự phát triển của rễ.