Quản lý doanh thu đối với phương tiện vận tải tại Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý doanh thu với phương tiện vận tải tại công ty cổ phần xe khách thái bình (Trang 56 - 72)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.2.Quản lý doanh thu đối với phương tiện vận tải tại Công ty

4.1. Tổ chức hoạt động và quản lý doanh thu đối với phương tiện vận tải tại công ty

4.1.2.Quản lý doanh thu đối với phương tiện vận tải tại Công ty

4.1.2.1. Công tác kế hoạch về doanh thu tại công ty

Dự toán là các kế hoạch chi tiết mô tả việc huy động và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp (nguồn nhân lực, vật lực, điều kiện môi trường) trong kỳ kế hoạch tương lai và được biểu diễn bằng một hệ thống chỉ tiêu dưới dạng số lượng và giá trị. Thông qua dự toán, các nhà quản lý DN sẽ xác định được mục tiêu phát triển của DN, làm căn cứ đánh giá việc thực hiện kế hoạch sau này, đảm bảo sự phối kết hợp hoạt động nhịp nhàng, ăn khớp giữa các bộ phận trong DN nhằm đạt được mục tiêu chung đã đề ra. Để đảm bảo cung cấp thông tin và kiểm soát doanh thu, chi phí kịp thời thì các dự toán nên được lập cho từng quý và chi tiết theo các tháng để định hướng cụ thể hoạt động kinh doanh dịch vụ của DN.

Trên cơ sở những dự báo về nhu cầu tiêu thụ và cung ứng dịch vụ vận chuyển trong kỳ kế hoạch, kế toán tiến hành lập các dự toán kinh doanh bao gồm dự toán doanh thu dịch vụ vận tải, dự toán chi phí nhiên liệu trực tiếp, dự toán CPNCTT, dự toán CPSXC, dự toán chi phí bán hàng và quản lý DN.

Mục tiêu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ vận tải của DN là nhằm đạt tối đa hóa lợi nhuận. Vì vậy dự toán doanh thu dịch vụ vận tải được coi là 1 trong những dự toán quan trọng nhất trong hệ thống dự toán. Thông qua dự toán doanh thu, nhà quản lý có được cơ sở để phân tích khả năng thỏa mãn nhu cầu thị trường về dịch vụ vận chuyển (hàng hóa; hành khách).

45

Dự toán doanh thu dịch vụ vận tải thường được lập chi tiết cho từng loại phương tiện vận tải, từng đội phương tiện theo từng tuyến đường vận chuyển. Khi lập dự toán doanh thu dịch vụ vận tải, kế toán dựa vào những cơ sở sau:

- Mức doanh thu của từng loại phương tiện vận tải, từng đội phương tiện vận tải theo từng tuyến đường vận chuyển đã đạt được ở những kỳ trước.

- Dự toán doanh thu vận tải kỳ trước.

- Những dự báo về nhu cầu vận chuyển của thị trường đối với các sản phẩm vận tải DN đang cung cấp.

- Thị phần vận tải của DN và của các đối thủ cạnh tranh.

- Báo cáo về tình hình kinh tế xã hội của đất nước và những dự báo cho năm tới, các chính sách, chế độ... của Nhà nước.

- Thu nhập tương lai và khả năng sẵn sàng chi trả cho dịch vụ vận chuyển của từng vùng dân cư, từng địa bàn.

Dựa trên những cơ sở trên, kế toán xây dựng dự toán doanh thu dịch vụ vận tải vận tải theo công thức:

Dự toán doanh thu dịch

vụ vận tải

Sản phẩm vận tải ước tính theo

phương tiện và cung đường thứ i

Giá cước đơn vị vận tải dự

kiến theo tuyến đường i Trong đó:

Sản phẩm vận tải ước tính có thể là khối lượng hàng hóa, hành khách vận chuyển ước tính (Qước tính) với đơn vị tính là tấn hoặc hành khách hoặc lượng hàng hóa, hành khách luân chuyển ước tính (Pước tính).

Tương ứng giá cước đơn vị vận tải dự kiến là giá cước vận tải ước tính tính cho 1 tấn.km hoặc hành khách.km (gc ước tính) hoặc giá cước vận tải tính cho 1 hành khách hoặc 1 tấn hàng (Gc ước tính).

Qua khảo sát, công ty chưa lập và chưa có các dự toán chi tiết về doanh thu tiêu thụ, dự toán về chi phí của từng xe và từng đội xe. Hiện nay, công ty mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng các kế hoạch sản xuất vận tải – một biểu hiện ban đầu của công tác dự toán tĩnh (tính cho một khối lượng vận tải theo kế hoạch cụ thể).

i = 1 n

Bảng 4.2. Kết quả thực hiện kế hoạch doanh thu qua các năm tại Công ty

Đơn vị: 1.000 đồng

Năm Kế hoạch Thực hiện So sánh

Số tuyệt đối % thực hiện

2010 93.097.475 97.241.520 4.144.045 104,45 2011 122.649.984 118.650.408 -3.999.576 96,74 2012 120.463.532 135.668.223 15.204.691 112,62 2013 127.945.033 124.615.152 -3.329.881 97,40 2014 127.979.369 143.503.267 15.523.898 112,13 2015 151.294.572 156.241.904 4.947.332 103,27 2016 154.144.079 167.924.560 13.780.481 108,94 0 20,000,000 40,000,000 60,000,000 80,000,000 100,000,000 120,000,000 140,000,000 160,000,000 180,000,000 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Kế hoạch Thực hiện

Biểu đồ 4.1. Thực hiện kế hoạch doanh thu qua các năm tại công ty

Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh (2018) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.2.2. Xác định giá cước (giá bán) dịch vụ vận tải

Xác định giá cước vận tải là một quyết định có tính chất tài chính có liên quan đến tất cả các lĩnh vực hoạt động của DN vì mức giá cước vận tải đưa ra sẽ có ảnh hưởng lớn tới lượng khách hàng sẵn sàng sử dụng dịch vụ đó vì vậy sẽ ảnh hưởng đến chỉ tiêu doanh thu và thị phần vận tải của DN.

47

Bảng 4.3. Bảng giá cước vận chuyển hành khách theo từng tuyến

STT Tuyến đường Bến đi Bến đến Cự ly (km)

Thời gian

Giá vé (đ)

1 Hà Nội - Thái Bình Giáp Bát Thái Bình 170 2h 85.000 2 Hà Nội - Thái Bình Giáp Bát Tiền Hải 170 2h 85.000 3 Hà Nội - Thái Bình Giáp Bát Quỳnh Côi 170 2h 85.000 4 Hà Nội - Thái Bình Giáp Bát Thái Thụy 170 2h 85.000 5 Hà Nội - Thái Bình Giáp Bát Kiến Xương 170 2h 85.000 6 Hà Nội - Thái Bình Giáp Bát Bồng Tiên 170 2h 85.000 7 Hà Nội - Thái Bình Sơn Tây Thái Bình 200 3h 90.000 8 Hà Nội - Thái Bình Nước Ngầm Tiền Hải 170 2h 85.000 9 Tuyên Quang - Thái Bình Tuyên Quang Thái Bình 280 5h 135.000 10 Lạng Sơn - Thái Bình Lạng Sơn Thái Bình 217 4h 100.000 11 Thái Nguyên - Thái Bình Thái Nguyên Thái Bình 165 3h 90.000 12 Yên Bái - Thái Bình Yên Bái Thái Bình 260 4h30' 135.000 13 Sơn La - Thái Bình Sơn La Thái Bình 420 7h 215.000 14 Hòa Bình - Thái Bình Hòa Bình Thái Bình 155 3h 100.000 15 Thái Bình - Hà Nội Thái Bình Giáp Bát 170 2h 85.000 16 Thái Bình - Hà Nội Thái Bình Sơn Tây 200 3h 90.000 17 Thái Bình - Hà Nội Tiền Hải Giáp Bát 170 2h 85.000 18 Thái Bình - Hà Nội Tiền Hải Nước Ngầm 170 2h 85.000 19 Thái Bình - Hà Nội Quỳnh Côi Giáp Bát 170 2h 85.000 20 Thái Bình - Hà Nội Thái Thụy Giáp Bát 170 2h 85.000 21 Thái Bình - Hà Nội Kiến Xương Giáp Bát 170 2h 85.000 22 Thái Bình - Hà Nội Bồng Tiên Giáp Bát 170 2h 85.000 23 Thái Bình - Tuyên Quang Thái Bình T. Quang 280 5h 135.000 24 Thái Bình - Lạng Sơn Thái Bình Lạng Sơn 217 4h 100.000 25 Thái Bình - Thái Nguyên Thái Bình T. Nguyên 165 3h 90.000 26 Thái Bình - Yên Bái Thái Bình Yên Bái 239 4h30' 135.000 27 Thái Bình - Sơn La Thái Bình Sơn La 420 7h 215.000 28 Thái Bình - Hòa Bình BX Thái Bình Hòa Bình 155 3h 100.000 29 Thái Bình - Kon Tum BX Thái Bình Kon Tum 986 22h 350.000 30 Thái Bình - Đắk Lăk BX Thái Bình Đắk Lắk 1200 24h 750.000 31 Thái Bình - Lâm Đồng BX Thái Bình Bảo Lộc 1200 24h 320.000 32 Kon Tum - Thái Bình BX Kon Tum Thái Bình 986 23h 350.000 33 Đắk Lắk - Thái Bình BX Đắk Lắk Thái Bình 1200 24h 750.000 34 Lâm Đồng - Thái Bình BX Bảo Lộc Thái Bình 1200 24h 320.000

Nguồn: Phòng Quản lý xe (2018)

Để định ra một mức giá hợp lý và tốt nhất cho dịch vụ vận chuyển mình cung cấp, Công ty CP xe khách Thái Bìnhphân tích và xác định giá cước vận tải theo phương pháp xác định giá cước vận tải theo hệ thống giá cước tự nhiên và phương pháp xác định giá cước vận tải theo giá đối thủ cạnh tranh.

Theo phương pháp xác định giá cước này, Công ty CP xe khách Thái Bình dựa trên chi phí vận tải để xây dựng giá cước, chi phí vận tải càng cao thì giá cước càng cao và ngược lại.

Giá cước vận tải =

Chi phí

vận tải + (Tỷ lệ chi phí cộng thêm x Chi phí vận tải) Có nhiều cách chọn thành phần chi phí sử dụng trong công thức định giá này (chi phí đơn vị bình quân, hoặc chi phí sản xuất đơn vị, hoặc chi phí biến đổi đơn vị) và ứng với mỗi cách chọn sẽ có một tỷ lệ cộng thêm vào chi phí tương ứng được thiết lập sao cho DN đạt được được mục tiêu định giá đề ra.

Đồng thời với các xác định giá cước trên, Công ty CP xe khách Thái Bình cũng căn cứ giá của đối thủ cạnh tranh làm cơ sở để xây dựng mức giá cước vận tải của mình. Khi xây dựng giá cước theo phương pháp này, công ty cũng đã phân tích trên các khía cạnh sau:

- Nếu dịch vụ vận tải của DN có sự khác biệt theo chiều hướng tích cực so với các đối thủ cạnh tranh như tạo ra sự sang trọng, tiện ích trong việc sử dụng dịch vụ vận chuyển, (ví dụ như trong vận tải hành khách có cung cấp thêm nước uống, đồ ăn nhẹ, khăn lau mặt, điều hòa…), thái độ phục vụ của lái xe thân thiện, lịch thiệp, tạo được độ tin tưởng cao…, phương thức thanh toán linh hoạt thì DN có thể định giá cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh, tuy nhiên khoảng chênh lệch về giá không nên quá lớn vì sẽ ảnh hưởng đến các đối tượng khách hàng nhạy cảm về giá.

- Nếu dịch vụ vận tải hành khách của DN có những đặc tính kém hơn, tiện ích thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh như phương tiện vận tải lạc hậu, cũ kĩ, ít tiện nghi... thì DN có xu hướng định giá thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh để thu hút nguồn khách hàng có thu nhập thấp.

Công tác tính giá thành để xác định giá cước (giá bán) dịch vụ vận tải hiện nay tại công ty vẫn chưa được quan tâm đúng mức, việc tính giá thành chủ yếu là để đáp ứng yêu cầu kiểm tra từ bên ngoài như cơ quan cấp trên, các đối tác, cơ quan thuế... do đó chỉ đáp ứng yêu cầu trên góc độ kế toán tài chính. Thông tin

49

giá thành mới chỉ được cung cấp ở chỉ tiêu cho toàn DN do DN xác định đối tượng tính giá thành là tổng khối lượng dịch vụ vận chuyển đã cung cấp cho các hành khách trong kỳ trên phạm vi toàn DN, các chỉ tiêu giá thành dịch vụ vận tải tính cho khối lượng hành khách luân chuyển của từng đầu xe, nhóm xe, đội xe chưa được quan tâm và thể hiện (do kế toán không mở sổ chi tiết chi phí theo dõi riêng nên không tập hợp được), vì vậy kế toán chưa cung cấp được thông tin về hiệu quả kinh doanh của từng đầu xe, nhóm xe, đội xe cho nhà quản lý để có biện pháp điều chỉnh giá cước, thúc đẩy hoạt động kinh doanh cho phù hợp.

4.1.2.3. Thực hiện cơ chế khoán doanh thu theo đầu xe

Công ty áp dụng phương pháp khoán doanh thu và khoán chi phí cho từng đầu xe đối với các xe chạy đường dài. Cùng với các khoản mục chi phí đã giao khoán, Công ty CP xe khách Thái Bình cũng xây dựng mức doanh thu giao khoán tương ứng cho các đầu xe. Mức doanh thu giao khoán cho từng chuyến/lượt được 2 bên là Công ty cổ phần xe khách Thái Bình và lái xe nhận khoán thỏa thuận nhất trí với nhau và thể hiện rõ trên hợp đồng giao khoán. Doanh thu dịch vụ vận tải

tính cho từng đầu xe/tháng theo hình thức khoán gọn

=

Mức doanh thu giao khoán cho đầu xe/

chuyến (lượt)

x

Số chuyến/lượt thực tế đầu xe vận hành

trong tháng Cuối tháng, các lái xe nhận khoán phải nộp về công ty bảng kê tình hình sử dụng vé hành khách trong tháng, bảng kê số vé hành khách hiện còn được giao quản lý và nộp tiền khoán cho công ty là phần chênh lệch giữa doanh thu giao khoán/xe/tháng và tổng chi phí nhận khoán.

Công ty đã áp dụng khoán doanh thu xong chưa triệt để mà mức khoán doanh thu này chủ yếu áp dụng cho các tuyến xe đường dài, không đi về trong ngày được như: Thái Bình – Sơn La; Thái Bình – Kon Tum; Thái Bình – Đăk Lăk; Thái Bình – Lâm Đồng. Những tuyến xe đường dài này công ty không bố trí được các chốt kiểm soát khách lên xuống do đó công ty thực hiện khoán doanh thu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty không thực hiện khoán doanh thu đối với các tuyến đường ngắn, xe đi về trong ngày như: Tuyến Thái Bình – Hà Nội; Thái Bình – Hòa Bình; Thái Bình – Thái Nguyên; Thái Bình – Tuyên Quang; Thái Bình – Lạng Sơn; Thái Bình – Yên Bái. Với các tuyến đường này, công ty bố trí các chốt kiểm soát hành khách lên xuống xe để kiểm soát doanh thu, tuy nhiên công ty vẫn đưa ra mức doanh thu khoán đối với các tuyến đường này để đối chiếu với tình hình thực tế thực hiện doanh thu.

Bảng 4.4. Tình hình thực hiện khoán doanh thu theo đầu xe năm 2017

Luồng, tuyến

Doanh thu (triệu đồng/tháng/xe) Mức

khoán Thực hiện %

Thái Bình - Hà Nội (Xe ghế ngồi 16 chỗ) 102,0 107,9 105,78 Thái Bình - Hà Nội (Xe ghế ngồi 29 chỗ) 183,6 192,2 104,14 Thái Bình - Tuyên Quang (Xe ghế ngồi 29 chỗ) 137,7 146,6 106,47 Thái Bình - Lạng Sơn (Xe ghế ngồi 29 chỗ) 120,0 125,0 104,17 Thái Bình - Thái Nguyên (Xe ghế ngồi 29 chỗ) 108,0 114,5 106,00 Thái Bình - Yên Bái (Xe ghế ngồi 50 chỗ) 283,5 273,0 96,29 Thái Bình - Sơn La (Xe ghế ngồi 29 chỗ) 129,0 119,4 92,56 Thái Bình - Hòa Bình (Xe ghế ngồi 29 chỗ) 120,0 121,3 101,08 Thái Bình - Kon Tum (Xe ghế ngồi 50 chỗ) 183,8 171,9 93,55 Thái Bình - Đắk Lăk (Xe giường nằm 40 chỗ) 258,8 263,7 101,91 Thái Bình - Lâm Đồng (Xe ghế ngồi 50 chỗ) 168,0 160,7 95,65 Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh (2018)

Tại công ty, sau khi nhận được bảng kê tình hình sử dụng vé hành khách/tháng của từng đầu xe, kế toán xác định phần doanh thu dịch vụ vận tải/đầu xe/tháng đã cung cấp vé cho hành khách. Phần doanh thu chênh lệch giữa doanh thu giao khoán/đầu xe/tháng và doanh thu dịch vụ vận tải/đầu xe/tháng đã cung cấp vé cho hành khách được kế toán công ty lập hóa đơn GTGT. Như vậy có thể tổng kết lại là:

- Doanh thu dịch vụ vận tải của DN theo hình thức khoán gọn chính là tổng doanh thu giao khoán các đầu xe.

- Chứng từ để ghi nhận doanh thu chính là các vé hành khách đã cung cấp cho khách hàng và hóa đơn GTGT ghi nhận cho phần doanh thu còn lại chưa cung cấp vé.

Tổng hợp số liệu điều tra đối với lái xe về mức khoán doanh thu đối với đầu xe theo tuyến, kết quả thu được phản ánh qua Bảng 4.5.

Như vậy, theo tuyến Thái Bình - Hà Nội, có đến 83,33% ý kiến cho rằng mức khoán doanh thu là phù hợp, 10,0% cho rằng đã phù hợp và 6,67% cho rằng

51

cần phải bổ sung một số tiêu chí khác để xây dựng mức khoán cho phù hợp. Tương tự đối với các tuyến Thái Bình - Lạng Sơn; Thái Bình - Yên Bái; Thái Bình - Hòa Bình đa số các ý kiến đều cho rằng mức khoán doanh thu ở các tuyến đường này là hợp lý, chỉ một số ít ý kiến cho rằng mức khoán doanh thu chưa hợp lý cần điều chỉnh và một số ý kiến cho rằng cần thêm tiêu chí để đưa ra mức khoán doanh thu phù hợp hơn, giúp thu nhập của lái xe được ổn định.

Bên cạnh đó còn một số tuyến như: Thái Bình - Tuyên Quang; Thái Bình - Thái Nguyên; Thái Bình - Sơn La; Thái Bình - Kon Tum; Thái Bình - Đắk Lăk; Thái Bình - Lâm Đồng đa số ý kiến của lái xe cho rằng mức khoán doanh thu công ty đưa ra là chưa hợp lý, doanh thu thực tế thường thấp hơn so với doanh thu khoán làm ảnh hưởng đến thu nhập của lái xe, hơn nữa đây đều là các tuyến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý doanh thu với phương tiện vận tải tại công ty cổ phần xe khách thái bình (Trang 56 - 72)