Nội dung quản lý doanh thu đối với doanh nghiệp vận tải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý doanh thu với phương tiện vận tải tại công ty cổ phần xe khách thái bình (Trang 30 - 35)

Doanh thu là một chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, là cơ sở hình thành lợi nhuận của doanh nghiệp vận tải, vì vậy quản lý doanh thu là một yêu cầu phải thực hiện nghiêm ngặt đối với mọi DN.

Cũng như các lĩnh vực hoạt động khác, việc quản lý tốt doanh thu không chỉ nâng cao được hiệu quả kinh doanh, mà còn đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước một cách công bằng giữa các DN.

Nội dung quản lý doanh thu trong DN bao gồm công tác xây dựng kế hoạch về doanh thu, tổ chức thực hiện, tổ chức công tác thanh kiểm tra và tổ chức công tác hạch toán kế toán. Tuy nhiên, do mỗi loại hình hoạt động có đặc điểm khác nhau nên từng nội dung trên cũng thể hiện cách thức là khác nhau.

Trước hết, về công tác xây dựng kế hoạch. Đối với các lĩnh vực sản xuất khác doanh thu dự kiến dựa trên nhu cầu thị trường và khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp cho thị trường. Riêng đối với lĩnh vực vận tải

19

hành khách việc dự toán doanh thu được dựa trên số đầu xe hoạt động trên từng luồng tuyến và dự kiến lượng khách hàng theo từng thời gian cụ thể.

Với đặc điểm trên, nội dung quản lý doanh thu ở các DN vận tải khách là tập trung quản lý doanh thu theo từng đầu xe, theo từng luồng tuyến vận tải. Đây vừa là đặc điểm do có tính đặc thù, vừa là điều kiện quan trọng để các doanh nghiệp vận tải tồn tại và phát triển. Thông qua cách thức quản lý trên, các DN vận tải sẽ quản lý được doanh thu cả về ý nghĩa về quản lý tài chính (dòng tiền vào) đối với doanh nghiệp, vừa giúp doanh nghiệp kiểm soát được tình trạng hoạt động của từng đầu xe, từ đó hạn chế được tình trạng gian lận, trục lợi, chiếm dụng làm thất thoát nguồn thu của doanh nghiệp.

Như vậy, các việc DN vận tải cần làm để quản lý tốt doanh thu nói chung, doanh thu trên đầu phương tiện vận tải nói riêng và phải thực hiện các nội dung đó là:

- Xây dựng cơ chế quản lý phù hợp: Đưa ra cách thức, cơ chế quản lý phù hợp với đặc điểm hoạt động của từng lĩnh vực là vấn đề có tính quyết định đến két quả và hiệu quả của công tác quản lý. Kinh doanh vận tải hành khách có nhiều đặc trưng riêng, có liên quan đến ý thức của người vận hành phương tiện trên các luồng tuyến và loại đầu xe khác nhau. Quá trình hoạt động vận tải diễn ra thường xuyên, trên phạm vi không gian rộng, nhu cầu khách hàng có tính thời điểm và cạnh tranh cao. Với đặc điểm trên, các doanh nghiệp vận tải phải có một cơ chế quản lý thích hợp trên từng đầu xe, theo từng luồng tuyến qua một số công việc sau:

+ Xây dựng cơ chế khoán doanh thu trên đầu phương tiện vận tải theo từng loại xe, từng luồng tuyến cụ thể. Như vậy, tùy theo từng loại xe, luông tuyến mà việc xác định doanh thu cho mỗi loại xe theo thời gian là khác nhau. Đồng thời với việc khoán doanh thu có thể kết hợp khoán hao phí vật tư, phụ tùng thay thế... để nâng cao trách nhiệm của người lái xe.

+ Xây dựng biểu cước xe hợp lý áp dụng từng chặng, từng chuyến cụ thể. Cước xe ô tô phải đảm bảo “linh hoạt” sát với thị trường và phải tuân thủ các quy định của Nhà nước. Hoạt động kinh doanh vận tải hành khách cạnh tranh rất khốc liệt và chịu sự kiểm soát của cơ quan quản lý Nhà nước theo nhiều tiêu chí, trong đó có giá cước. Như vậy, để hạn chế vi phạm của lái xe, DN cần quy định thống nhất giá cước theo loại xe, luồng tuyến theo thị trường, vừa đảm bảo yếu tố

cạnh tranh, vừa tuân thủ các quy định của Nhà nước về giá dịch vụ vận tải.

- Đưa ra cách thức kiểm tra, kiểm soát thích hợp. Cơ chế khoán sẽ thúc đẩy người lao động trong công việc, tuy nhiên để đạt được lợi ích mong muốn họ sẵn sàng vi phạm các quy định bất cứ lúc nào. Việc sai phạm quy định không những ảnh hưởng đến uy tín của công ty, hư hỏng tài sản mà còn liên quan đến tính mạng hành khách nên công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động này có ý nghĩa rất quan trọng. Việc kiểm tra, kiểm soát có thể thực hiện trực tiếp bằng con người cụ thể, cũng có thể sử dụng công nghệ như lắp đặt thiết bị giám sát hành trình... Do xe vận hành theo nhiều luồng tuyến, có cự ly và địa hình khác nhau nên để tăng hiệu quả công tác này rất cần sự phối hợp của nhiều bên, trong đó có cả cơ quan quản lý Nhà nước.

Cần phải làm tốt công tác thanh kiểm tra để kiểm soát hoạt động của từng đầu xe, vừa quản lý tốt tài sản, doanh thu, vừa đảm bảo an toàn giao thông, an toàn cho hành khách để tránh những hậu quả gây thiệt hại lớn cho DN. Công tác thanh kiểm tra có thể được thực hiện bằng cách kiểm tra trực tiếp, hoặc gắn thiết bị theo dõi hành trình để kiểm soát từng phương tiện ở mọi lúc, mọi nơi. Do đặc điểm của hoạt động vận tải hành khách nên công tác thanh kiểm tra khá phức tạp, đòi hỏi đầu tư lớn, nhưng đây là nội dung không thể thiếu được đối với các DN.

- Quản lý tiền, quản lý việc thực hiện doanh thu: Ngoài số liền thu bán vé tại bến thì phần lớn doanh thu lái xe thu được trong quá trình vận hành. Để thu được tiền kịp thời, tránh thất thoát, DN cần quy định các việc như:

+ Xây dựng quy trình quản lý tiền mặt, đặc biệt phải kiểm tra chặt chẽ việc thu, nộp cước phí của nhân viên bán vé, đại lý tránh tình trạng lạm dụng, chiếm đoạt, khê đọng cước xe.

Các doanh nghiệp vận tải thường hoạt động trên diện rộng với nhiều sản phẩm nhỏ lẻ bán trực tiếp cho khách hàng thông qua nhiều kênh phân phối, trong đó có hệ thống đại lý và nhân viên thu cước xe trực tiếp. Chính vì vậy yêu cầu quản lý chặt chẽ, kịp thời với nhóm đối tượng này là tất yếu khách quan để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động tăng doanh thu và hạn chế tình trạng sâm tiêu tiền cước xe. Các doanh nghiệp cần áp dụng công nghệ thông tin tiên tiến để kiểm tra, giám sát việc thu tiền cước xe của nhân viên, đại lý. Tiền cước xe phải được thu, nộp vào quỹ của doanh nghiệp kịp thời để tránh tình trạng chiếm dụng, khê đọng cước xe, nâng cao hiệu quả đầu tư tập trung.

21

+ Kiểm soát chặt chẽ với việc cấp chứng từ vận tải, đó là vé xe hay các hợp đồng vận chuyển. Như vậy, việc quản lý doanh thu vận chuyển hành khách của doanh nghiệp vận tải không tách rời việc quản lý vé xe và các hợp đồng. Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải xây dựng quy trình quản lý vé xe, hợp đồng cụ thể, chặt chẽ, tránh bị lợi dụng và phải thuận tiện cho công tác kiểm tra, đối chiếu và lập báo cáo.

Quy trình quản lý vé xe đảm bảo bộ phận kế toán với chức năng giám sát phải quản lý tất cả các khâu liên quan đến vé xe, từ nhập kho vé xe đến cấp phát, quyết toán, kiểm tra tình hình sử dụng...

Việc quyết toán vé xe gắn liền với quyết toán cước vận chuyển, phải coi việc quản lý vé xe như quản lý tiền.

+ Quản lý việc thu tiền và hạch toán doanh thu. Đối với hoạt động vận tải, doanh thu vận tải được ghi nhận theo giá trị các khoản tiền đã thu được hoặc sẽ thu được trong tương lai mà giá trị các khoản này được xác định thông qua thỏa thuận giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải và khách hàng sau khi đã trừ đi các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, trả chậm, chiết khấu thanh toán ngay (nếu có phát sinh), được tính trên khối lượng sản phẩm vận tải đã cung cấp cho các khách hàng và được khách hàng chấp nhận.

Trong trường hợp, giao dịch về cung cấp dịch vụ vận tải được thực hiện trong khoảng thời gian dài, liên quan đến nhiều kỳ kế toán thì doanh thu vận tải trong từng kỳ kế toán thường được xác định theo phương pháp tỷ lệ hoàn thành, theo đó doanh thu vận tải được tính theo tỷ lệ phần dịch vụ vận tải đã được cung cấp. Các xác định doanh thu theo phương pháp này cung cấp những thông tin quan trọng và tương đối chính xác về mức độ hoàn thành của dịch vụ vận chuyển đã cung cấp và hiệu quả kinh doanh của kỳ.

Như vậy độ lớn của doanh thu vận tải được xác định theo phương pháp tính toán trực tiếp sau:

DTVT = ∑(Px gc)

Hay doanh thu vận tải được tính trực tiếp theo đơn giá cho từng hành khách, từng tấn hàng hóa tham gia vận chuyển trên tuyến:

DTVT = ∑(Qx Gc) Trong đó:

DTVT: Doanh thu từ hoạt động vận tải

P: Lượng luân chuyển hàng hóa (Tấn-km), hành khách (HK-km) trên tuyến.

Q: Khối lượng vận chuyển hàng hóa (tấn), hành khách (người) trên tuyến. gc: Giá cước vận tải tính cho 1 tấn.km hay 1HK.km (đồng/T.km hoặc đồng/HK.km)

Gc: Giá cước vận tải tính cho 1 tấn hàng hay 1 hành khách (đồng/tấn hoặc đồng/người)

Trong vận tải bằng ô tô (vận tải đường bộ) thì chỉ tiêu giá cước vận tải (gc, Gc)được xây dựng dựa trên nghiên cứu, đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố và được thể hiện qua bảng 2.3.

Khi ghi nhận doanh thu dịch vụ vận tải, kế toán DN vận tải cần chú ý đảm bảo những nguyên tắc sau:

- Phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện ghi nhận doanh thu dịch vụ theo chuẩn mực kế toán hiện hành.

- Doanh thu và chi phí liên quan đến cùng một giao dịch vận tải phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp và theo năm tài chính.

- Các khoản giảm trừ (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, trả chậm, chiết khấu thanh toán ngay) phải được trừ khỏi doanh thu khi ghi nhận.

Bảng 2.3. Các yếu tố liên quan tới xây dựng chỉ tiêu (gc, Gc) trong vận tải đường bộ

Tiêu chí Xây dựng (gtải hàng hóa c, Gc) trong vận Xây dựng (ghành khách c, Gc) trong vận tải

- Khoảng cách vận chuyển.

- Khoảng cách vận chuyển càng lớn thì (gc, Gc)càng giảm.

- (gc, Gc) tính theo từng loại đường, từng cự ly, riêng đối với các hợp đồng vận chuyển thì tính theo ca xe, ngày xe và cự ly vận chuyển.

- Loại đường và loại hàng.

- (gc, Gc) phụ thuộc vào loại đường, loại hàng và điều kiện hoạt động cụ thể.

- (gc, Gc) được xây dựng theo tiện nghi, tiện ích phục vụ hành khách trên xe.

- Khối lượng vận chuyển.

- (gc, Gc) được tính theo khối lượng vận chuyển Q (tấn) hoặc lượng luân chuyển hàng hóa P (tấn.km).

- (gc, Gc) được tính theo khối lượng vận chuyển Q (hành khách) hoặc lượng luân chuyển hành khách P (HK.km).

23

- Không được hạch toán vào doanh thu cung cấp dịch vụ các trường hợp không thỏa mãn điều kiện ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ, các trường hợp dịch vụ đã hoàn thành, cung cấp cho khách hàng nhưng chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán, khoản tiền thu được về nhượng bán, thanh lý TSCĐ và các khoản thu nhập khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý doanh thu với phương tiện vận tải tại công ty cổ phần xe khách thái bình (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)