Tổ chức hoạt động tại Công ty cổ phần xe khách Thái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý doanh thu với phương tiện vận tải tại công ty cổ phần xe khách thái bình (Trang 54 - 56)

Công ty được tổ chức thành các phòng ban bao gồm: Phòng Quản lý xe; Phòng Kế toán; Phòng Kế hoạch – Kinh doanh; Phòng Tổ chức – Hành chính; Ban Quản lý dự án; Đội xe; Bộ phận giao nhận và bán hàng.

Đội xe của công ty được tổ chức thành 10 đội xe chạy theo các tuyến gồm: Tuyến Thái Bình – Hà Nội; Thái Bình – Hòa Bình; Thái Bình – Thái Nguyên; Thái Bình – Tuyên Quang; Thái Bình – Lạng Sơn; Thái Bình – Yên Bái; Thái Bình – Sơn La; Thái Bình – Kon Tum; Thái Bình – Đăk Lăk; Thái Bình – Lâm Đồng. Mỗi tuyến là một đội xe hoạt động độc lập với nhau, công ty có 32 xe phục vụ vận chuyển hành khách theo các tuyến cố định và được phân bố thể hiện qua bảng 4.1.

Bảng 4.1. Phân bổ đầu xe và luồng tuyến vận chuyển tại công ty

STT Tuyến, luồng Số đầu xe Số chuyến/ ngày Ghi chú

1 Thái Bình - Hà Nội 11 44

2 Thái Bình - Hòa Bình 01 02

3 Thái Bình - Thái Nguyên 03 06

4 Thái Bình - Tuyên Quang 02 04

5 Thái Bình - Lạng Sơn 02 04

6 Thái Bình - Yên Bái 01 02

7 Thái Bình - Sơn La 02 02

8 Thái Bình - Kon Tum 02 01

9 Thái Bình - Đăk Lăk 04 01

10 Thái Bình - Lâm Đồng 04 01

Nguồn: Phòng Quản lý xe (2018)

Hiện nay tại Công ty CP xe khách Thái Bình chủ yếu vận chuyển hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh bằng ô tô và tổ chức sản xuất kinh doanh theo quy trình như sau: lái xe, phụ xe và các phương tiện vận chuyển được tổ chức, biên chế thành các đội xe, mỗi đội xe phụ trách một cung đường vận chuyển nhất đinh. Nếu cung đường vận chuyển ngắn nhỏ hơn 300 km thì mỗi đầu xe vận

43

chuyển được bố trí một lái xe, một phụ xe làm công việc bán vé kiêm sắp xếp chỗ ngồi cho hành khách đi xe, cá biệt với cung đường vận chuyển ngắn và phương tiện vận chuyển là loại xe nhỏ (16 chỗ ngồi) chỉ bố trí 1 lái xe làm luôn nhiệm vụ của phụ xe. Đối với cung đường vận chuyển dài trên 300 km thì mỗi đầu xe vận chuyển được bố trí hai lái xe để luân phiên nhau lái, một phụ xe.

Khách hàng có nhu cầu vận chuyển theo tuyến cố định bằng ô tô có thể tham gia mua vé tại các bến xe, tại các văn phòng đại diện, đại lý bán vé của công ty, thậm chí có thể lên xe và mua vé trực tiếp trên xe từ các lái xe và phụ xe.

Các xe vận chuyển tại các đội xe thực hiện kế hoạch vận chuyển theo kế hoạch tác nghiệp vận chuyển hay lịch trình chạy xe được lập bởi bộ phận kinh doanh hay đội trưởng đội xe, các xe được bố trí chạy theo “nốt xe” – nghĩa là theo từng giờ chạy và phải tuân thủ đúng theo “nốt xe” đã được xây dựng và ký duyệt. Để đảm bảo công bằng về doanh thu giữa các đầu xe, tiền lương, thu nhập của lái và phụ xe, bộ phận lập lịch trình chạy xe tại các DN vận tải luôn có thay đổi các “nốt xe” chạy cho từng đầu xe theo từng ngày dựa theo số lượng khách DN ước tính tại thời điểm chạy xe.

Tại Công ty CP xe khách Thái Bình luôn theo dõi sát sao ba khâu công việc – ba mắt xích được thực hiện liên tiếp nhau trong quá trình cung cấp dịch vụ vận tải khách để có thể kiểm soát, quản lý được các hoạt động, các doanh thu phát sinh trong từng khâu tác nghiệp nhằm đảm bảo được mục tiêu hoạt động của DN. Ba tác nghiệp đó là:

- Tác nghiệp đưa khách lên xe tại đầu bến.

Theo thông báo về thời gian và lịch trình xe chạy, xe được bố trí theo “nốt” chạy sẽ được đưa vào vị trí xếp khách tại bến xe, lái xe và phụ xe sẽ tổ chức bán vé, sắp xếp và ổn định chỗ ngồi cho khách hàng cùng hành lý và hàng hóa đi kèm của khách.

- Tác nghiệp vận chuyển hành khách.

Theo kế hoạch vận chuyển, lịch trình vận chuyển đã lập, đã xác định, lái xe lập kế hoạch về việc tiếp nhận đủ nhiên liệu cho quá trình vận tải hành khách như xăng, dầu diezen, dầu mỡ, kiểm tra và đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt của phương tiện vận tải trong quá trình vận hành xe. Trong quá trình vận chuyển hành khách, lái xe luôn phải đảm bảo tốc độ, vận tốc của phương tiện, đảm bảo đúng thời gian vận chuyển và biểu đồ vận hành xe, cũng như yếu tố an toàn trong quá trình vận tải hành khách.

Trong quá trình vận chuyển hành khách, theo quy định quản lý của DN còn có thêm các điểm dừng đỗ dọc đường của các phương tiện vận chuyển (các điểm dừng kỹ thuật và các điểm dừng thông thường khác) để DN kiểm soát quá trình vận tải (kiểm đếm khách, kiểm tra kỹ thuật xe…) cũng như để phục vụ cho hành khách lên xuống xe, ăn nghỉ và giải quyết các nhu cầu cá nhân.

- Tác nghiệp trả khách (khách xuống xe) tại bến cuối.

Lái xe đưa xe vào bến cuối, tiến hành trả khách cùng hành lý trong bến theo quy định.

Như vậy có thể thấy các công việc, các tác nghiệp của quá trình vận tải đều được diễn ra ở không gian và thời gian khác nhau và luôn ở bên ngoài phạm vi của DN. Chính vì vậy, nắm được các yếu tố (các tác nghiệp) của quá trình vận tải khách theo tuyến cố định bằng ô tô này, Công ty CP xe khách Thái Bình đã áp dụng phương thức giao khoán trong kinh doanh vận tải.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý doanh thu với phương tiện vận tải tại công ty cổ phần xe khách thái bình (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)