4.3.2.1. Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch doanh thu
Công tác xây dựng kế hoạch doanh thu vận tải hành khách cũng như lập dự toán doanh thu là công việc quan trọng vì dự toán doanh thu là dự toán quan trọng nhất trong hệ thống dự toán của DN vận tải, dự toán doanh thu cần phải được lập đầu tiên và được sử dụng làm căn cứ để lập, xây dựng các dự toán còn lại. Thông qua dự toán doanh thu vận tải, nhà quản trị DN có thể ước tính được doanh thu vận tải của kỳ tới, ước tính được luồng tiền thu vào DN để có những phân tích, dự kiến về tình hình vốn, xây dựng dự toán tiền cho DN.
Dự toán doanh thu vận tải của công ty nên được lập theo tháng, chi tiết cho các đội xe theo các mức hoạt động khác nhau và tổng hợp trên giác độ toàn DN. Tác giả đề nghị xây dựng dự toán linh hoạt doanh thu vận tải hành khách cho công ty theo các mức vận hành năng lực vận tải của đội xe, đầu xe để từ đó DN có kế hoạch dự trữ năng lực vận tải, điều tiết phương tiện theo nhu cầu vận tải thực tế phù hợp với những biến động trên thị trường vận tải đầy tính cạnh tranh nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của DN.
4.3.2.2. Xây dựng lại phương pháp xác định giá cước vận tải
Quyết định về giá cước dịch vụ vận tải hành khách theo tuyến cố định bằng ô tô là một trong những quyết định quan trọng nhất và khó khăn mà nhà quản trị DN vận tải phải đối mặt vì đây là một quyết định có liên quan đến tất cả các lĩnh vực hoạt động của DN, và nó ảnh hưởng đến toàn DN. Mức giá cước vận tải mà DN đưa ra cho một tuyến đường cụ thể với phương tiện vận tải cụ thể, hiện có của DN có ảnh hưởng lớn đến việc khối lượng khách hàng sẽ mua và sử dụng dịch vụ vận tải đó và do vậy ảnh hưởng đến thu nhập và thị phần của DN trên thị trường vận tải khách. Nếu doanh thu vận tải mà DN thu được dựa trên mức giá cước vận tải theo tuyến đã đưa ra không bù đắp được tất cả các chi phí của DN thì trong tương lai DN sẽ không thể tồn tại cho dù các chi phí này được kiểm soát chặt chẽ và người quản lý có tinh thần trách nhiệm, vận dụng sáng tạo trong công việc điều hành kinh doanh.
Vì vậy, định giá cước vận tải là một trong những vấn đề cấp thiết được đặt ra đối với Công ty cổ phần xe khách Thái Bình để vừa đảm bảo được lợi ích của DN, đảm bảo được tính cạnh tranh trên thị trường vận tải, vừa đảm bảo được lợi ích của người dân khi sử dụng các phương tiện vận tải hành khách của công ty.
Để xác định được giá cước vận tải, Công ty cổ phần xe khách Thái Bình có thể áp dụng một phương pháp phổ biến hiện nay đó là phương pháp xác định giá cước theo hệ thống giá cước tự nhiên – phương pháp định giá cộng thêm vào chi phí (Cost – Plus Pricing). Theo phương pháp này, giá cước vận tải hành khách được xác định như sau:
Thành phần chi phí của tuyến cố định thứ i trong công thức trên có thể chọn là chi phí đơn vị bình quân, hoặc chi phí sản xuất đơn vị, hoặc chi phí biến đổi đơn vị. Mỗi một cách lựa chọn thành phần chi phí trong công thức sẽ có một tỷ lệ cộng thêm vào chi phí tương ứng được thiết lập sao cho công ty đạt được được mục tiêu định giá đề ra.
Theo tác giả, Công ty cổ phần xe khách Thái Bình nên sử dụng chi phí nền trong công thức định giá là chi phí đơn vị dịch vụ vận tải tính cho 1 hành khách hoặc HK.KM vì trong dài hạn giá cước vận tải phải bù đắp được được toàn bộ chi phí vận tải và đạt được lợi nhuận của DN đề ra. Việc định giá bán dựa vào chi phí biến đổi đơn vị dịch vụ vận tải thường khuyến khích các nhà quản trị DN định giá quá thấp, Công ty cổ phần xe khách Thái Bình chỉ nên áp dụng phương pháp định giá dựa vào chi phí biến đổi đơn vị dịch vụ vận tải trong ngắn hạn và trong những tình huống đặc biệt.
Mặt khác, Công ty cổ phần xe khách Thái Bình tổ chức kinh doanh dịch vụ vận tải theo từng đội xe, mỗi đội xe hoạt động vận chuyển trên một tuyến đường cố định nên công tác định giá cước vận tải phải được xây dựng cho từng đội xe và theo từng tuyến đường vận chuyển. Công ty cổ phần xe khách Thái Bình phải tiến hành phân bổ lợi nhuận mục tiêu của toàn DN, chi phí bán hàng và quản lý DN cho từng đội xe, tiêu thức phân bổ dựa trên doanh thu vận tải đạt được của từng đội cụ thể:
Giá cước vận tải theo tuyến cố định thứ i = Chi phí của tuyến cố định thứ i + (Tỷ lệ cộng thêm vào chi phí x Chi phí của tuyến cố định thứ i)
65
Với việc chọn chi phí nền là chi phí đơn vị (giá thành toàn bộ) dịch vụ vận tải khách tính cho 1 hành khách (HK.KM) thì tỷ lệ chi phí cộng thêm được xác định cho từng đội xe theo từng tuyến đường vận chuyển như sau:
Sau khi xác định được tỷ lệ chi phí cộng thêm cho từng trường hợp, kế toán xác định được giá cước vận tải cho từng tuyến cố định như sau:
Giá cước vận tải tuyến cố định
thứ i
=
Giá thành toàn bộ đơn vị vận tải tính cho 1HK trên tuyến cố
định thứ i
x
(1+ Tỷ lệ chi phí cộng thêm của đội
xe thứ i)
Để minh họa mô hình định giá cho các đội xe theo từng tuyến đường cụ thể, tác giả sử dụng số liệu của các bảng dự toán, bảng phân tích điểm hòa vốn của đội xe chạy tuyến cố định Thái Bình – Hà Nội của công ty làm minh họa vận dụng cụ thể điển hình cho các đội xe khác. Ta có bảng số liệu tính giá thành đơn vị toàn bộ cho 1 hành khách vận chuyển trên tuyến.
Chi phí bán hàng, chi phí QLDN phân bổ cho đội xe thứ i = Tổng chi phí bán hàng và chi phí QLDN
Tổng doanh thu vận tải các đội xe x
Doanh thu vận tải đội xe
thứ i
Lợi nhuận mục tiêu của toàn DN phân bổ
cho đội xe thứ i =
Tổng lợi nhuận mục tiêu toàn DN
Tổng doanh thu vận tải các đội xe x
Doanh thu vận tải đội xe thứ i Tỷ lệ chi phí cộng thêm của đội xe thứ i (%) =
Lợi nhuận mục tiêu của đội xe thứ i được phân bổ Số HK vận chuyển trong
kỳ của đội xe thứ i theo tuyến cố định
x
Giá thành toàn bộ vận tải tính cho 1 HK trên
toàn tuyến cố định
Bảng 4.9. Bảng xác định giá thành đơn vị toàn bộ tính cho 1 hành khách Đội xe Thái Bình – Hà Nội
ĐVT: đồng
STT Chỉ tiêu
Tại mức hoạt động hiện tại (mức hoạt
động 1)
1 Tổng chi phí 640.071.285
2 Khối lượng hành khách luân chuyển 1.862.000 3 Số hành khách vận chuyển trên tuyến 9.800 4 Giá thành đơn vị toàn bộ tính cho 1 hành khách 65.313 Nguồn: Phòng Kế toán (2017)
Lập bảng xác định lợi nhuận mục tiêu toàn DN và phân bổ lợi nhuận mục tiêu cho các đội xe vận tải. Tiêu thức phân bổ lợi nhuận mục tiêu là doanh thu vận tải của từng đội xe. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI) tác giả dự tính là 15%.
4.3.2.3. Đổi mới cách thức khoán doanh thu và chi phí theo đầu xe
- Hoàn thiện nội dung khoán doanh thu: Cơ chế khoán doanh thu đối với các đội xe áp dụng khoán gọn khoản mục chi phí hiện nay cần được thay đổi theo hướng sau:
+ Mức khoán doanh thu vận tải cho các đầu xe cần xây dựng cụ thể cho từng tuyến đường vận chuyển căn cứ vào việc nghiên cứu thực tế nhu cầu khách đi xe của tuyến đường đó, trong đó có sử dụng kết quả của việc phân tích, đo lường mức độ thu hút hành khách chọn xe của công ty để di chuyển vì uy tín của thương hiệu vận tải của công ty.
+ Mức khoán doanh thu vận tải cho các đầu xe cần được xây dựng, cụ thể hóa theo từng ngày trong một tuần, trong đó có phân biệt ngày thường và ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ trong tuần đó để đảm bảo sự chính xác của mức doanh thu giao khoán và đem lại lợi ích cho cả 2 bên DN và lái xe. Mức khoán này cần được xây dựng từ đầu năm và cụ thể hóa cho từng tháng, công bố cho các lái xe ngay từ đầu năm để các lái xe có kế hoạch làm việc để hoàn thành mức giao khoán đó cho công ty.
67
- Hoàn thiện nội dung khoán chi phí:
Tại Công ty cổ phần xe khách Thái Bình việc xử lý phần chênh lệch chi phí nhiên liệu giữa thực tế tiêu hao và định mức đang còn nhiều bất cập và chưa hợp lý, chưa tạo được động lực kích thích và khuyến khích lái xe tìm các biện pháp kỹ thuật trong quá trình điều hành xe để góp phần giảm chi phí nhiên liệu.
Trong nội dung giao khoán chi phí này, công ty cần xây dựng mức thưởng, phạt tương ứng để khuyến khích người lao động, cụ thể nếu lái xe tiết kiệm được nhiên liệu tiêu hao so với định mức thì công ty nên quy định rõ trong quy chế giao khoán tỷ lệ phần trăm tính trên số nhiên liệu đã tiết kiệm so với định mức lái xe được hưởng, khoản tiền này coi như một khoản tiền thưởng theo lương thường xuyên để khuyến khích, động viên họ đồng thời nêu gương cho các lái xe khác noi theo.
Nếu chi phí nhiêu liệu thực tế tiêu hao lớn hơn chi phí nhiên liệu định mức đã giao khoán, công ty cũng cần điều tra xem xét kỹ nguyên nhân để đưa ra hình thức phạt đối với lái xe. Chỉ tiến hành phạt lái xe bằng cách trừ vào lương nếu sự chênh lệch tăng nhiên liệu này do nguyên nhân chủ quan của người lái xe trong quá trình vận chuyển. Nếu sự gia tăng chi phí nhiên liệu là do nguyên nhân khách quan trong quá trình vận chuyển đem lại mà công tác xây dựng định mức của công ty chưa thay đổi theo kịp ví dụ như: Phải thay đổi cung đường vận chuyển do cung đường vận chuyển cũ phải sửa chữa, làm đường, xây dựng cầu, cống, sạt lở đường, đường xấu, do thời tiết, do tình trạng kỹ thuật của phương tiện… thì toàn bộ mức chênh nhiên liệu này công ty không xử phạt lái xe mà tính vào chi phí của công ty theo chế độ hiện hành. Những quy định này nên được làm rõ và trình bày trong cơ chế giao khoán cho người lao động.
Đối với việc giao khoán các khoản mục chi phí sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn, săm lốp, ắc quy theo đề xuất của tác giả đối với các chi phí này, công ty không nên giao khoán cho lái xe mà nên để bộ phận kỹ thuật của công ty đảm nhiệm. Việc làm này vừa tiết kiệm chi phí cho công ty, chất lượng sửa chữa tốt, phụ tùng thay thế đảm bảo, có sự kiểm soát chất lượng rõ ràng, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật của phương tiện, góp phần tăng cao, kéo dài tuổi thọ và độ bền của xe.
Đối với việc giao khoán chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương hoàn toàn cho lái xe, tác giả đề xuất, công ty vẫn có thể giữ mức giao khoán
lương như hiện có nhưng công ty phải đảm bảo việc trích lập các khoản theo lương cho người lao động tính trên lương cơ bản (tính theo hệ số bằng cấp và mức lương tối thiểu quy định tại công ty) hoặc theo mức lương hợp đồng thỏa thuận đóng bảo hiểm. Việc làm này sẽ khuyến khích người lao động gắn bó với công ty, công ty luôn có lực lượng lao động dày dặn kinh nghiệm, đảm bảo huy động được hết công suất các đầu xe hiện có.
- Hoàn thiện quy chế về việc hoàn chứng từ theo chi phí giao khoán:
Công ty cần quy định rõ trên hợp đồng giao khoán về mốc thời gian xác định các lái xe phải hoàn lại chứng từ cho công ty theo chi phí giao khoán đồng thời ghi rõ quy chế xử phạt do nộp chậm chứng từ gây ảnh hưởng đến công tác kế toán nói chung để nâng cao ý thức trách nhiệm của các lái, phụ xe tại công ty.
4.3.2.4. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra
Công ty cần ứng dụng công nghệ thông tin vào điều hành và quản lý để giảm thất thoát, gian lận. Xu thế của giới trẻ bây giờ là mua vé online trên internet vì vậy việc đầu tư phần mềm quản lý nhà xe và website bán vé online cho chính nhà xe của mình để thu hút một lượng lớn khách hàng trẻ về nhà xe. Việc đầu tư công nghệ này cũng giúp công ty quảng bá thương hiệu của mình để nhiều người biết đến. Ứng dụng công nghệ thông tin là xu thế giúp nhà xe giảm giá thành và nâng cao năng lực cạnh tranh giữ vững thị phần của mình đồng thời qua đó công ty cũng có thể kiểm tra, kiểm soát được lượng hành khách đi xe.
Bên cạnh việc áp dụng phương pháp kiểm tra truyền thống thông qua các chốt cơ, công ty cũng cần kiểm soát lượng hành khách lên xuống thông qua camera giám sát hành trình, áp dụng hệ thống điều hành tập trung tự động tính cước đối với khách lên xuống xe thông qua mắt thần lắp trong xe.
69
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ