Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập thông tin có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nên những luận cứ để chứng minh những luận điểm khoa học. Độ tin cậy, giá trị khoa học của toàn bộ công trình nghiên cứu phụ thuộc vào thông tin mà người nghiên cứu thu thập được. Trong luận văn của mình, tác giả đã thu thập dữ liệu thông qua các nguồn sau:
39
- Nguồn dữ liệu thứ cấp: Đây là nguồn dữ liệu được thu thập từ Báo cáo tài chính của công ty các năm từ 2015 đến 2017; từ hệ thống sổ sách kế toán của công ty. Thông qua việc tìm hiểu trên trang web của Công ty cổ phần xe khách Thái Bình, sổ sách kế toán tại phòng kế toán của công ty, tác giả đã thu được các thông tin tổng quát về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty, báo cáo tài chính, các chứng từ, sổ kế toán liên quan đến doanh thu.
- Nguồn dữ liệu sơ cấp: Đây là nguồn dữ liệu thu thập được qua việc quan sát và lấy ý kiến từ các cá nhân. Trong quá trình tìm hiểu thực tế tại Công ty cổ phần xe khách Thái Bình, tác giả đã trực tiếp quan sát quy trình làm việc, quy trình quản lý doanh thu, công tác luân chuyển, xử lý chứng từ, lên báo cáo. Đồng thời, để thu thập thông tin một cách chính xác, đầy đủ, tác giả còn lấy ý kiến từ các cá nhân liên quan. Đối tượng tham gia khảo sát nghiên cứu là nhân viên các phòng: kế toán, vận tải, kế hoạch kinh doanh; nhà quản trị công ty và lái xe. Qua phương pháp điều tra khảo sát tác giả đã khảo sát được giá cả và tất cả các cung đường xe chạy của công ty.
Phương pháp tìm kiếm, nghiên cứu các tài liệu liên quan:
Tác giả đã tìm kiếm, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến quản lý doanh thu như: Các giáo trình, các luận văn khóa trước…
Phương pháp sưu tầm, nghiên cứu các bài viết, các ý kiến trao đổi của các chuyên gia trên sách, báo, tạp chí, internet… Thông qua các bài viết tác giả đã thu thập được các thông tin, các nhận xét, đánh giá cùng các đề xuất, kiến nghị về quản lý doanh thu cả về mặt lý luận và mặt thực tiễn.
Phương pháp quan sát thực tế: Trong quá trình khảo sát tại đơn vị, tác giả đã trực tiếp quan sát những hoạt động đang diễn ra tại Công ty cổ phần xe khách Thái Bình, quan sát những tài liệu về quản lý doanh thu.
Phương pháp điều tra:
Để thực hiện phương pháp điều tra với kết quả tốt nhất, chúng tôi đã tiến hành xây dựng mẫu phiếu điều tra (Phần phụ lục) và thực hiện theo các bước sau: - Bước 1: Xác định nội dung cần điều tra, cụ thể là liên quan đến quản lý doanh thu tại Công ty cổ phần xe khách Thái Bình.
- Bước 2: Xác định số lượng và tên, vị trí của người cần điều tra. - Bước 3: Phát phiếu điều tra.
- Bước 4: Tập hợp lại phiếu điều tra.
Đối tượng điều tra gồm các cán bộ quản lý các cấp và lái xe, số lượng đối tượng điều tra được thể hiện qua Bảng 3.5.
Bảng 3.5. Số lượng đối tượng điều tra (người)
Loại đối tượng Số lượng Ghi chú Tổng số 50
Trong đó: - Ban Giám đốc 01
- Phòng, ban 10
- Lái xe 30
- Nhân viên khác 09
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Đối với tài liệu thứ cấp sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và lựa chọn những tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài phục vụ cho công tác nghiên cứu, như tài liệu về lý luận, thực tiễn và các tài liệu, số liệu thu thập được từ các phòng ban liên quan của công ty.
Đối với thông tin sơ cấp: Đối với tài liệu sơ cấp sau khi thu thập, được làm sạch sẽ tiến hành tổng hợp xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel, tiến hành phân tổ thống kê để làm cơ sở cho việc so sánh, phân tích và rút ra những kết luận thực tiễn.
3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
Sau khi thu thập thông tin thì thông tin ban đầu sẽ có tính rời rạc, không theo một trật tự nhất định, nhìn vào đây chưa thể phát hiện điều gì phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Do vậy, phải trình bày lại một cách có hệ thống làm cho dữ liệu gọn lại và thể hiện được tính chất nội dung nghiên cứu.
Sau khi thu thập số liệu, tiến hành phân tổ thống kê và tổng hợp thống kê, tính toán các loại số tuyệt đối, tương đối, số bình quân, các chỉ số. Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để so sánh và phân tích làm rõ mối quan hệ của các hoạt động… Từ đó, đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình kết quả kinh doanh và công tác quản lý doanh thu theo đầu phương tiện vận tải tại Công ty.
So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng một nội dung, có tính chất tương tự để xác định xu hướng biến động của các chỉ tiêu (cụ thể so sánh các chỉ tiêu, số liệu của năm sau so với
41
năm trước, kỳ sau so với kỳ trước…), từ đó giúp ta tổng hợp được những cái chung, tách ra được những nét riêng của chỉ tiêu được so sánh. Trên cơ sở đó có thể đánh giá được một cách khách quan thực trạng quản lý doanh thu tại Công ty, từ đó đưa ra cách giải quyết, các biện pháp nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất.
3.2.4. Phương pháp chuyên gia
Tác giả tiến hành phỏng vấn một số các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực kinh doanh và quản lý vận tải hành khách. Dựa vào ý kiến của các chuyên gia, những người am hiểu về lĩnh vực hoạt động này, thực trạng quản lý của DN và những kinh nghiệm quản lý của một số doanh nghiệp cùng loại, từ đó có thể nhận xét, đánh giá, kết luận chính xác để đưa ra những giải pháp phù hợp, có hiệu quả cho công tác quản lý doanh thu tại đơn vị nghiên cứu.
Sau khi có kết quả phỏng vấn các chuyên gia, tác giả tiến hành tổng hợp ý kiến từ phiếu khảo sát, từ đó làm bài học kinh nghiệm áp dụng nghien cứu cho doanh nghiệp.
3.2.5. Các chỉ tiêu chủ yếu sử dụng trong nghiên cứu
Nhóm chỉ tiêu phản ánh về lượng:
- Số đầu xe từng loại;
- Tổng doanh thu, doanh thu trên từng đầu xe theo luồng, tuyến và theo thời gian;
- Số hành khách theo thời gian trên đầu phương tiện; - Các chỉ tiêu kết quả hoạt động, kinh doanh.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh định mức:
- Doanh thu trên đầu xe (từng loại, theo từng luồng, tuyến…); - Giá cước (từng loại đầu xe, theo từng luồng, tuyến…);
- Định mức chi phí vật tư, nhiên liệu (theo đầu xe, luồng, tuyến…).
Nhóm chỉ tiêu đánh giá sự hài lòng của người lao động:
- Tỷ lệ hài lòng về định mức khoán doanh thu; - Tỷ lệ hài lòng về mức khoán vật tư, nhiên liệu….; - Tỷ lệ hài lòng về cách thức kiểm soát của doanh nghiệp;