4.4. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT SỞ CỦA HỘ NÔNG DÂN
4.4.1. Thuận lợi
Bình Liêu có vị trí địa lý thuận lợi, tiếp giáp với Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Lạng Sơn,… là cửa ngõ giao thương với Trung Quốc, cũng là nơi tiêu thụ Sở “Hiện nay, trên địa bàn huyện chủ yếu bán các sản phẩm dầu và bã Sở cho người dân trong vùng và cho các thương lái của Trung Quốc, sản phẩm bán ra luôn thấp hơn nhu cầu thu mua "cung không đủ cầu". Do vậy thị trường tiêu thụ sản phẩm Sở trên thị trường trong và ngoài nước là rất lớn. Nếu rừng Sở ở Bình Liêu phát triển thành công, sau 8 - 10 năm trồng Sở cho sản lượng quả ổn định, cần thiết phải xây dựng 1 công ty chế biến dầu thực vật ngay trên địa bàn huyện, góp phần tạo ra thương hiệu đặc trưng vùng miền”.
của nước bạn nên rất thuận tiện trong việc giao lưu trao đổi hàng hóa và kinh nghiệm sản xuất. Nhờ hệ thống giao thông ngày từng bước phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi để thu hút nhiều loại hình du lịch đến Bình Liêu kết hợp với giao lưu vănhóa bản địa, tư vấn, chăm sóc sức khỏe, tìm hiểu và tiêu thụ Sở nói riêng và dầu thực vật nói chung.
Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Bình Liêu rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất Sở, diện tích đất lâm nghiệp chưa sử dụng còn nhiều. Tuy nhiên, việc phát triển sản xuất Sở trong những năm vừa qua trên địa bàn còn có những bất cập, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh sẵn có của huyện. Các cấp chính quyền đã quan tâm đến việc phát triển sản xuất Sở nhưng biện pháp còn chưa triệt để cho việc hỗ trợ sản xuất có hiệu quả.
Huyện đã có chủ trương về việc xây dựng phát triển sản xuất Sở trở thành ngành sản xuất hàng hóa mũi nhọn để cải thiện kinh tế cho người dân địa phương. Cùng với sự hỗ trợ của nhà nước, bước đầu huyện đã có chính sách thu hút đầu tư, hỗ trợ cải tạo, trồng mới và phát triển sản xuất Sở - một trong những cây chủ chốt tại địa bàn.
Nhìn chung, năng suất Sở tại các hộ sản xuất biến động qua các năm, càng những năm về sau năng suất càng cao do ảnh hưởng bởi giống, kỹ thuật chăm sóc, bón phân của hộ nôngdân.
Phát triển sản xuất Sở trên địa bàn huyện nhìn chung mang lại hiệu quả kinh tế, biểu hiện rõ nhất là giá trị sản xuất của việc trồng Sở đều tăng qua các năm. Sản xuất Sở có đóng góp rất lớn vào cơ cấu thu nhập của hộ nông dân. Vì vậy, huyện cần khuyến khích, quy hoạch mở rộng và phát triển tập trung vùng sản xuất Sở trên địa bàn cũng như phát triển du lịch cộng động, tổ chức các lễ hội Hoa Sở để các huyện, tỉnh bạn tới tham quan, nhằm giới thiếu sản phẩm cũng như các nét truyền thống của huyện.
4.4.2. Khó khăn, tồn tại
- Cây Sở cần thời gian trồng đến khi thu hoạch lâu, đòi hỏi có vốn đầu tư nên việc mở rộng quy mô (nhân rộng mô hình) gặp khó khăn. Diện tích cây Sở hiện trạng được phục tráng còn thấp, không đảm bảo mật độ dẫn đến năng suất thấp hiệu quả kinh tế chưa cao. Hệ thống cung cấp giống và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất còn chậm, thiếu đồng bộ, chưa phát huy được hết tiềm năng sản xuất.
- Người sản xuất dân trí còn thấp, chưa được đào tạo các kỹ thuật mới một cách hệ thống và toàn diện, chưa thay đổi nếp sản xuất cũ còn lạc hậu, chưa có cách tiếp cận linh hoạt với nền kinh tế thị trường. Khả năng tiếp cận với khoa học - công nghệ còn nhiều hạn chế, phát triển sản phẩm và tiếp thị (mẫu mã, mạng lưới, thương hiệu); khả năng sáng tạo còn thấp, chất lượng sản phẩm không ổn định, sản phẩm chưa đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.
- Công nghệ chế biến còn lạc hậu, chủng loại hàng hoá chưa đa dạng phong phú, sản phẩm Dầu Sở là chủ yếu, chưa khai thác hết giá trị của vỏ Sở để làm xà phòng, dầu Sở để làm đẹp,...
- Tổ chức sản xuất cây Sở vẫn chủ yếu các hộ nhỏ lẻ, thiếu chuyên nghiệp, thiếu hệ thống dịch vụ kỹ thuật, thương mại; chưa tạo ra và gắn kết các chuỗi giá trị trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hiệu quả sản xuất chưa tương xứng tiềm năng.
- Lệ thuộc vào thị trường. Thị trường bấp bênh. Tính cạnh tranh của sản phẩm không cao. Thị trường trong nước quá nhỏ bé. Tổ chức sản xuất còn nhiều hạn chế, chưa có chính sách ưu đãi kêu gọi các doanh nghiệp, các tổ chức kinhtế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước đầu tư vào sản xuất và bao tiêu Sở. Chính sách hỗ trợ người sản xuất còn thấp. Vì vậy chưa tạo được ra sức bật mới đối với phát triển sản xuất Sở.
4.4.3.Nguyên nhân của tồntại
4.4.3.1. Nguyên nhân khách quan
- Mặc dù có diện tích rộng, song địa hình đồi núi chiếm diện tích hơn 85% diện tích tự nhiên, một số khu vực là đồi núi cao, địa hình chia cắt mạnh và phức tạp nên cũng gây khó khăn trong việc canh tác nông lâm nghiệp nói chung và trồng rừng Sở nói riêng.
- Chế độ mưa: Do đặc điểm của địa hình cộng với mùa mưa có lượng nước lớn phân bố không đồng đều trong năm nên khi mùa mưa xảy ra hiện tượng lũ lụt thường xuyên gây ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế - xã hội của huyện. Ngược lại về mùa khô, dòng chảy cạn kiệt, mực nước sông thường thấp ảnh hưởng tới sản xuất, sinh hoạt của nhân dân.
4.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Kinh tế xã hội chậm phát triển, tăng trưởng chưa bền, thu ngân sách địa phương thấp, trợ cấp còn nhiều. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Thu nhập bình quân đầu người thấp.
- Kết cấu hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế. Một số quy hoạch chi tiết về sản xuất, hạ tầng phục vụ sản xuất còn chậm. Hệ thống giao thông, thủy lợi tuy có bước phát triển nhưng chưa đồng bộ, chưa hoàn chỉnh, chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất.
- Mặt bằng dân trí chưa cao, một bộ phận dân cư chưa có ý thức tự giác vươn lên thoát nghèo, phong tục tập quán lạc hậu, tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nhà nước còn phổ biến.
- Trình độ năng lực của một số bộ phận cán bộ huyện đến cơ sở còn hạn chế. Việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại chưa phát huy kết quả. Việc tuyên truyền, vận động xây dựng các phong trào thi đua trong nhân dân chưa mạnh và sức thuyết phục không cao.
4.5. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT SỞ TRÊN ĐỊA BÀN 4.5.1. Căn cứ đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất Sở
Trong bối cảnh hiện tại và xu thế thị trường chuyển từ mỡ động vật sang dầu thực vật thì nghề trồng Sở là có tiềm năng phát triển lớn. Tuy nhiên cần có những giải pháp cụ thể để thúc đẩy nghề phát triển bền vững. Giải pháp được đưa ra trong đề tài này dựa trên các căn cứ:
4.5.1.1.Căn cứ vào kết quả do quá trình phân tích và nghiên cứu
Để có được những giải pháp, biện pháp cụ thể, hiệu quả và sát đúng với những điều kiện cụ thể của địa phương, điều kiện cụ thể về kinh tế xã hội tự nhiên của địa phương trồng Sở và các hộ trồng Sở. Các đề xuất phải được dựa vào kết quả cụ thể của sự phân tích.
- Kết quả về phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, môi trường, thời tiết khí hậu của địa phương rất phù hợp với trồng Sở;
- Kết quả phân tích về thực trạng sản xuất Sở ở địa phương và của các hộ trồng Sở;
- Kết quả phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng cơ bản đến sự phát triển sản xuất Sở;
- Kết quả của quá trình phân tích tổng kết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển sản xuất Sở.
4.5.1.2.Căn cứ vào hành lang pháp lý và chính sách của nhà nước
xuất (trong đó có phát triển sản xuất cây lâm sản ngoài gỗ, bao gồm Sở). Những chính sách có tác động trực tiếp đến phát triển sản xuất Sở như:
Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về “Phát triển kinh tế trang trại, khuyến khích phát triển mô hình trại”.
Quyết định số 2366 QĐ/BNN-LN ngày 17/8/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc “Phê duyệt Đề án Bảo tồn và Phát triển lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2006-2020”.
Quyết định số 3079/2009/QĐ-UBND ngày 08/10/2009 của UBND tỉnh Quảng Ninh về “Ban hành Quy định một số chính sách phát triển rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”.
Quyết định số 2901/QĐ-UBND ngày 05/12/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về “Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa Nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2014-2016”.
Quyết định số 1066/2015/QĐ-UBND ngày 21/4/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh về “Chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh đến năm 2017”.
Quyết định số 4204/2015/QĐ-UBND ngày 24/12/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc “Ban hành chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020”.
Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về “Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn”.
Quyết định số 154/QĐ - UBND ngày 14/2/2014 của UBND huyện Bình Liêu về việc ban hành đề án phát triển sản xuất Nông - Lâm nghiệp năm 2014
Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn các xã, huyện Bình Liêu giai đoạn 2012 – 2020.
4.5.2. Các giải pháp phát triển sản xuất Sở
4.5.2.1. Quy hoạch vùng sản xuất Sở tập trung
Xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp tập trung (SXNNTT) là một trong những yêu cầu cần thiết của ngành nông nghiệp nhằm khai thác tiềm năng tự nhiên sẵn có để sản xuất ra khối lượng nông sản lớn, chất lượng tốt và mang lại giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, xây dựng vùng SXNNTT còn tạo nhiều điều kiện
thuận lợi trong việc tổ chức sản xuất, ứng dụng các tiến bộ KH-KT vào sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm giá thành sản phẩm...
Mục đích: Xác định vùng sản xuất Sở tập trung của huyện, quy hoạch theo từng xã.
Các biện pháp cần thực hiện:
- Quy hoạch vùng sản xuất Sở tập trung tại vùngcó diện tích lớn đang sản xuất, có tiềm năng đất đai và điều kiện thuận lợi như: xã Vô Ngại, xã Đồng Tâm, xã Hoành Mô là các xã còn khá lớn diện tích đất trống và phù hợp với các điều kiện. Đầu tư cơ sở thiết yếu và tác động các biện pháp kỹ thuật, quản lý nhằm duy trì phát triển sản xuất Sở ở các vùng còn lại có đủ điều kiện sản xuất Sở. Đối với vùng có điều kiện sản xuất Sở nhưng phát triển chậm, diện tích sản xuất nhỏ, tiềm năng có thể khai thác còn lớn thì cần tiếp tục đầu tư, quy hoạch vào sản xuất Sở (xã Tình Húc, Húc Động, Đồng Văn,...).
- Quy hoạch, xây dựng và phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm Sở gồmcác cơ sở thu mua, cơ sở chế biến gắn với các vùng sản xuất Sở tập trung.
- Điều tra xác định diện tích đất trồng mới Sở, trồng thay thế, cải tạo Sở. Chuyển đồi đất không chủ động nước, gò đồi soi bãi đủ điều kiện chuyển sang trồng Sở. Dựa vào bảng 4.12 và điều kiện thuận lợi cho sản xuất Sở, quy hoạch diện tích trồng mới Sở giai đoạn 2017-2020.
Bảng 4.13. Dự kiến trồng mới Sở giai đoạn 2017-2020
ĐVT: Ha STT Đơn vị 2017 2019 2020 Tổng 1 Xã Đồng Văn 60,0 100,0 40,0 200,0 2 Xã Hoành Mô 60,0 140,0 50,0 250,0 3 Xã Đồng Tâm 40,0 100,0 160,0 300,0 4 Xã Lục Hồn 25,0 65,0 110,0 200,0 5 Xã Tình Húc 35,0 65,0 100,0 200,0 6 Xã Húc Động 35,0 85,0 80,0 200,0 7 Xã Vô Ngại 90,0 105,4 70,0 265,4 Tổng 345,0 660,4 610,0 1615,4 Nguồn: Tổng hợp số liệu (2016)
4.5.2.2. Giải pháp về khoa học công nghệ
- Chuyển giao và áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất
+ Nâng cao công tác chuyên môn, quản lý và có chế độ phụ cấp thỏa đáng cho cán bộ khuyến nông, lâm xã; tăng cường cán bộ khuyến nông, lâm cho các thôn có quy mô dân số lớn.
+ Nghiên cứu các tiến bộ khoa học kỹ thuật để ứng dụng trong sản xuất, giúp người dân nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất.
+ Thông qua hệ thống khuyến nông, lâm của huyện để chuyển giao giống Sở có năng xuất cao, chất lượng tốt vào sản xuất trên diện rộng, hướng đến phát triển sản xuất để thoát nghèo. Ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, nâng cao kỹ năng sản xuất của người lao động nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
+ Trong thời gian tới xây dựng mô hình trình diễn ghép đổi tán tại xã Lục Hồn và Hoành Mô (mỗi xã 02ha) và mô hình trình diễn trồng bằng cây ghép xã Đồng Văn và Đồng Tâm (mỗi xã 15ha) thông qua áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tổng hợp thiết lập chuẩn, có hiệu quả làm cơ sở nhân ra diện rộng.
+ Xây dựng vườn ươm giống Sở có năng suất cao ở xã có điều kiện thuận lợi, giao thông thuận tiện cho việc cung ứng như xã Vô Ngại.
- Xây dựng chương chình cơ giới hóa: Hỗ trợ các hộ gia đình đầu tư cơ giới hóa các khâu trong sản xuất, vận chuyển, chế biến sản phẩm.
4.5.2.3. Giải pháp về nâng cao năng lực sản xuất
+ Đẩy mạnh công tác khuyến lâm, tuyên truyền vận động hộ dân tận dụng các nguồn lực sẵn có để mở rộng phát triển diện tích Sở tại vùng sản xuất tập trung; tăng cường hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn quy trình sản xuất; thông tin cho người dân về các hoạt động dịch vụ tiêu thụ, thị trường thông qua các buổi hội thảo, hội nghị, tham quan học tập.
+ Tuyên truyền vận động hộ dân thực hiện theo đúng chủ trương và định hướng của huyện. Phổ biến các cơ chế, chính sách đầu tư hỗ trợ, tín dụng của Nhà nước cho hộ dân, thực hiện công khai, dân chủ.
+ Phân tích hiệu quả kinh tế mang lại cho người dân hiểu và nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát triển sản xuất tập trung chuyên môn hóa giải quyết việc làm, tăng thu nhập.
+ Có chính sách hỗ trợ phát triển mô hình câu lạc bộ sản xuất theo từng cộng đồng thôn, nhóm hộ hợp tác liên kết sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm.
+ Thông qua công tác đào tạo hằng năm bằng nhiều hình thức như tập huấn, hội thảo để nâng cao trình độ năng lực cho người dân tiếp cận và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
4.5.2.4. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Muốn cho sản xuất Sở phát triển vững chắc thì phải có hệ thống cơ sở hạ tầng đầy đủ. Để phát triển sản xuất thì đòi hỏi hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất cũng cần được nâng cấp như đường lâm sinh, hệ thống thông tin, truyền thanh,... Nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu cập nhập thông tin và tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển cây giống, các loại vật tư trong quá trình sản xuất. Trên thực tế cho thấy, ở những địa phương có sự đầu tư hợp lý cho hệ thống cơ sở hạ tầng thì ở đó cây Sở có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất. Như vậy, phát triển sản xuất Sở và nâng cấp cơ sở hạ tầng có quan hệ hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong đó quy hoạch về cơ sở hạ tầng cần thực hiện trước một bước.
Về giao thông: Tiến hành quy hoạch mạng lưới giao thông đồng bộ, hợp lý và phù hợp với từng vùng, đẩy mạnh xây dựng hệ thống đường giao thông để tạo điều kiện thuận lợi cho dịch vụ giao thương cung ứng hàng hóa, vật tư, thu hoạch và vận chuyển sản phẩm Sở đem đi tiêu thụ. Trước mắt phải nâng cấp các tuyến đường từ trung tâm huyện, các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ đến trung tâm các xã, sau đó đến các tuyến đường liên thôn trong địa bàn xã.
Về thông tin, truyền thông: Phát triển hệ thống thông tin liên lạc như điện thoại, hệ thống truyền thanh, các điểm bưu điện văn hóa cho các xã, thôn đặc biệt là các xã, thôn vùng sâu, vùng xa và những nơi đặc biệt khó khăn nhằm giúp người dân thu thập được những thông tin về khoa học kỹ thuật, thị trường, giá cả sản phẩm và vật tư để chủ động quyết định các vấn đề trong sản xuất.
4.5.2.5. Giải pháp về cơ chế, chính sách
a. Chính sách hỗ trợ đối với diện tích trồng mới rừng Sở tập trung