Điều kiện kinhtế vănhó a xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát trển sản xuất sở (camellia SP) trên địa bàn huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 42 - 46)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

3.1.5. Điều kiện kinhtế vănhó a xã hội

3.1.5.1. Dân cư và Lao động

Con người là yếu tố mang tính quyết định trong sự phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, nắm giữ nguồn lao động và điều tiết dân số một cách hợp lý, tổ chức khai thác triệt để nguồn nhân lực là một trong những mục tiêu được quan tâm hàng đầu để phát triển kinh tế xã hội.

Bình Liêu có nhiều dân tộc sinh sống, dân số tồn huyện có 6.930 hộ (trong đó có 917 hộ ở thị trấn) và 30.857 người, có 1.483 hộ nghèo chiếm 21,4% và 961 hộ cận nghèo chiếm 13,9% hộ trên địa bàn.Hiện nay Bình Liêucó 5 dân tộc chính và một số dân tộc khác:

Đông nhất là người Tày chiếm 53,5% dân số toàn huyện, sống tập trung thành bản làng ở vùng thấp và thị trấn.

Người Dao chiếm 25,2% chủ yếu tập trung ở xã Đồng Văn và Hồnh Mơ. Người Sán Chỉ chiếm 15,8% đông nhất ở xã Húc Động.

Người Kinh chiếm 4,5%. Người Hoa chiếm 0,7%.

Các dân tộc khác (Sán dìu, Cao lan) chiếm 0,3%.

Lực lượng lao động của huyện trẻ, tuổi đời từ 22 – 45 chiếm tỷ lệ cao. Trình độ lao động cịn hạn chế, hầu hết là lao động thủ công, năng suất lao động thấp. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cịn ít nên hiệu quả sản xuất chưa cao, thu nhập người lao động thấp.

Qua bảng 3.2 cho thấy huyện Bình Liêu là huyện thuần nơng do có số hộ nơng nghiệp cao, chiếm 84,99%. Năm 2015, số lao động nông nghiệp là 13.610 người chiếm 82,97% trong tổng số lao động của huyện. Có thể thấy, nơng nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu của huyện. Trong 3 năm 2013 - 2015, tình hình lao động của huyện có sự biến đổi nhẹ qua các năm. Sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp đang theo hướng tích cực. Đây là điểm thuận lợi cho phát triển ngành dịch vụ, công nghiệp.

Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động huyện Bình Liêu Chỉ tiêu Chỉ tiêu

ĐVT

2013 2014 2015 So sánh (%)

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 14/13 15/14 BQ

1. Tổng nhân khẩu Người 29.788 100,00 30.171 100,00 30.857 100,00 100,00 100,00 100,00 Nhân khẩu nông nghiệp Người 26.213 88,00 25.340 83,99 24.068 78,00 96,67 94,98 95,82 Nhân khẩu phi nông nghiệp Người 3.575 12,00 4.831 16,01 6.789 22,00 135,13 140,53 137,83 2. Tổng số hộ Hộ 6.421 100,00 6.707 100,00 6.930 100,00 104,45 103,32 103,89 Hộ nông nghiệp Hộ 5.690 88,62 5.787 86,28 5.890 84,99 101,70 101,78 101,74 Hộ phi nông nghiệp Hộ 731 11,38 920 13,72 1.040 15,01 125,85 113,04 119,45 3. Tổng số lao động Người 16.765 100,00 16.679 100,00 16.403 100,00 99,49 98,35 98,92 Lao động nông nghiệp Người 14.580 86,97 14.120 84,66 13.610 82,97 96,84 96,39 96,62 Lao động phi nông nghiệp Người 2.185 13,03 2.559 15,34 2.793 17,03 117,12 109,14 113,13

4. Một số chỉ tiêu BQ

BQ LĐNN/hộ NN Người 2,56 2,44 2,31 95,22 94,70 94,96

BQ đất NN/LĐNN Ha 2,67 2,56 2,80 95,73 109,33 102,53

BQ đất NN/hộ NN Ha 6,85 6,58 6,47 96,06 98,25 97,16

BQ nhân khẩu/hộ Người 4,64 4,50 4,45 96,97 98,98 97,97

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Bình Liêu (2016)

3.1.5.2. Hệ thống hạ tầng, kỹ thuật

Về giao thông: Mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện Bình Liêu được quan tâm đầu tư. Đã xây dựng được mạng lưới giao thông gồm đường Quốc lộ 18C được kết nối với hệ thống các tuyến trục liên xã, liên huyện. Hiện nay 8/8 xã thị trấn có đường nhựa đến trung tâm xã đạt 100%. Nhìn chung huyện Bình Liêu có hệ thống giao thơng chất lượng trung bình, đường đơ thị cịn ít, chất lượng thấp.

Về thuỷ lợi: Tồn huyện có 927 tuyến kênh mương các loại với tổng chiều dài 643,5km. Hiện tại, các cơng trình thủy lợi mới đáp ứng tưới tiêu cho 55% diện tích đất trồng cây nơng nghiệp (850 ha/1.557ha).

Về điện: Hiện có 8/8 xã, thị trấn có điện lưới quốc gia đến trụ sở và các điểm dân cư tập trung. Theo số liệu điện lực Quảng Ninh đến ngày 30/9/2015 tồn huyện có 48 trạm biến áp với tổng công suất 5.221,5kVA. Hiện số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia khoảng 84% sử dụng an tồn, cịn 16% hộ nằm rải rác ở các thôn bản, khu vực xa trung tâm, vùng giáp biên giới,... Chưa được sử dụng điện lưới quốc gia.

Về trường học: Tồn huyện có 27 trường, trong đó 8 trường mầm non, 9 trường Tiểu học, 7 trường Trung học cơ sở (THCS), 01 trường THCS & THPT, 01 trường Trung học phổ thông (THPT), 01 trường Phổ thông Dân tộc nội trú, 01 Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên; 8 trung tâm học tập cộng đồng tại các xã, thị trấn.

Về Y tế: Hiện có 7/7 trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 100% với 67 phòng chức năng và 22 giường bệnh. Tổng số có 42 cán bộ. Đến năm 2014 tồn huyện có 9 cơ sở y tế, trong đó có 1 Trung tâm y tế và 8 trạm y tế xã, thị trấn.

Về cơ sở vật chất văn hoá: Đến năm 2015, tồn huyện có 104 nhà văn hóa và nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, bản khu phố song chưa đạt chuẩn về diện tích theo quy định; 22/82 nhà văn hố thơn bản nhà xây mới bằng 26,83% đạt chuẩn theo quy định. Huyện đang triển xây dựng sân vận động khu thể thao tại trung tâm Thị trấn Bình Liêu, 4 trạm thu sóng FM, 7/7 xã chưa có sân vận động, 85% số hộ dân có phương tiện nghe nhìn.

Về Chợ:Tồn huyện có 6 chợ, trong đó 5/6 chợ vùng nơng thơn; có 02 chợ bằng 28.57% đạt chuẩn (xã Hồnh Mơ và xã Đồng Văn).

Về bưu điện:Huyện có 2 bưu cục và 6 điểm bưu điện văn hóa xã. Số thuê bao điện thoại cố định trung bình đạt 10 thuê bao/100 dân.Về phát thanh truyền

hình, đến nay 100% trung tâm các xã được phủ sóng phát thanh truyền hình, cụm loa FM, tỷ lệ phủ sóng truyền thanh đạt khoảng 95%, truyền hình đạt 82% (Phịng Nơng nghiệp huyện Bình Liêu, 2015).

3.1.5.3. Kinh tế xã hội

Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, diện mạo của huyện Bình Liêu đã có sự thay đổi tích cực, đời sống vật chất của nhân dân từng bước được nâng cao, kinh tế tiếp tục phát triển.

+ Tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện trong giai đoạn 2010 – 2015 luôn duy trì ở mức khá, bình quân 05 năm, giai đoạn 2005 – 2010 đạt 11,15%/năm, đến năm 2015, tốc độ tăng giá trị sản xuất (GTSX) đạt 13,49%, thu nhập bình quân đầu người tăng lên: Năm 2014 là 20,9 triệu đồng, năm 2015 là 22,5 triệu đồng.

Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đạt kết quả khả quan, tốc độ tăng GTSX đạt 115,94 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), bằng 36,32% kế hoạch và tăng 6,69% so với cùng kỳ năm 2014.

Công nghiệp – xây dựng và giao thông vận tải: GTSX đạt 62,6 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010) bằng 36,6% kế hoạch và tăng 13,74% so với cùng kỳ năm 2014.

Ngành dịch vụ tiếp tục phát triển, GTSX đạt 227,02 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), bằng 46,73% kế hoạch và tăng 18,01% so với năm 2014. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh tạm nhập tái xuất một số loại hàng hóa tại khu kinh tế cửa khẩu Hồnh Mơ – Đồng Văn và các điểm xuất hàng tiếp tục phát triển mạnh. Kim ngạch nhập khẩu 12,63 triệu USD, bằng 68,87% so với cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu 10,43 triệu USD, bằng 188,95% so với cùng kỳ). Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là hàng nội thất, hàng tiêu dùng,... Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu hàng thủy hải sản đông lạnh.

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Năm 2013, nông nghiệp chiếm tỷ trọng 40,4%; công nghiệp 16,36%; dịch vụ 43,24%.Năm 2015 cơ cấu kinh tế Nông – lâm – thủy sản là 28,59%; Công nghiệp – xây dựng là 15,44%; Thương mại – Dịch vụ là 55,98%.

Như vậy trong cơ cấu kinh tế của huyện Bình Liêu, ngành thương mại – dịch vụ là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất. Ngành nơng – lâm – thủy sản có tỷ trọng cao hơn ngành cơng nghiệp – xây dựng. Điêu này chứng tỏ, nông nghiệp vẫn là một ngành quan trọng của huyện Bình Liêu.

3.1.6. Những thuận lợi, khó khăn của địa bàn nghiên cứu tới phát triển sản xuất Sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát trển sản xuất sở (camellia SP) trên địa bàn huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)