So sánh (%) 14/13 15/14 BQ 1.Diện tích Ha 84,6 120,6 191,6 142,55 158,8 150,7 Trong đó: Xã Hồnh Mơ Ha 14 17 22 121,43 129,4 125,4 Xã Lục Hồn Ha 34,3 39,3 48,3 114,58 122,9 118,7 Xã Đồng Tâm Ha 12,5 23,5 52,5 188,00 223,4 205,7
2.Năng suất tấn/ha 1,15 1,45 1,25 126,09 86,21 106,2
Trong đó: Xã Hồnh Mơ tấn/ha 1,05 1,20 1,13 114,29 93,83 104,1 Xã Lục Hồn tấn/ha 1,10 1,35 1,16 122,73 85,93 104,3 Xã Đồng Tâm tấn/ha 1,05 1,25 1,15 119,05 92,40 105,7 3.Sản lượng tấn 97,3 118,9 105,8 122,21 88,31 105,3 Trong đó: Xã Hồnh Mơ tấn 14,7 16,2 14,9 110,20 91,75 100,98 Xã Lục Hồn tấn 37,7 45,2 38,5 119,86 85,16 102,51 Xã Đồng Tâm tấn 13,1 15,0 14,1 114,29 93,94 104,1
Nguồn: Phịng Nơng nghiệp huyện Bình Liêu (2016)
4.1.3. Tình hình tiêu thụ Sở của huyện Bình Liêu
Hiện tại Sở là một trong các loài cây đặc sản mang lại giá trị cao và ổn định cho người dân trồng rừng ở Bình Liêu nói riêng và các tỉnh trồng Sở nói chung. Trong thời gian trước đây (trước năm 2000) thị trường tiêu thụ các sản phẩm từ rừng trồng Sở gặp nhiều khó khăn, giá bán hạt thấp và khơng ổn định. Tuy nhiên từ năm 2000 trở lại đây, do nhu cầu về các loại dầu ăn thực vật trên thế giới và ở Việt Nam đang tăng cao nên dầu Sở cũng được quan tâm hơn. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm từ rừng trồng Sở đã trở nên ổn định hơn. Điều này cũng đã có ảnh hưởng lớn đến kế hoạch trồng rừng Sở của các hộ dân trên các xã của Bình Liêu. Kết quả điều tra tại Bình Liêu đến năm 2015 cho thấy, có tới 90,2% số hộ được phỏng vấn đều muốn mở rộng diện tích trồng rừng Sở trong những năm tới. Đây là điều kiện thuận lợi trong việc phát triển sản xuất Sở ở huyện.
Qua điều tra cho thấy, các sản phẩm từ rừng Sở trên địa bàn huyện Bình Liêu đang được người dân sử dụng gồm hạt Sở, vỏ hạt, dầu Sở và bã Sở. Hạt sau khi khai thác thường được các hộ mang bán hoặc ép làm dầu ăn cho gia đình, có tới 73,7% số hộ được điều tra đã và đang sử dụng dầu Sở làm dầu ăn. Có thể thấy, dầu Sở là loại dầu ăn chính đang được người dân trong huyện sử dụng hàng ngày. Bã Sở sau khi ép được sử dụng để khử trùng ao hồ nuôi thủy sản, số hộ sử dụng bã Sở vào việc này chiếm tới 70%. Ngoài dầu và bã, vỏ hạt Sở cũng được người dân dùng để đun, nấu.
Các kênh tiêu thụ sản phẩm từ rừng Sở ở Bình Liêu được phân loại theo sản phẩm như sau: Đối với sản phẩm là quả, hạt Sở thường được bán cho tư thương tại nhà hoặc chủ hộ mang ra cửa khẩu Hồnh Mơ bán sang Trung Quốc. Đối với bã Sở thì các chủ ép dầu sẽ gom lại sau đó bán sang Trung Quốc hoặc bán cho các doanh nghiệp ở một số tỉnh trong nước để làm chất tẩy rửa ao hồ chăn nuôi thủy sản. Với sản phẩm là dầu Sở, sau khi ép một phần được các hộ gia đình mang về sử dụng làm dầu ăn hàng ngày trong gia đình, các hộ có sản lượng dầu lớn thì ngồi việc để lại một phần làm dầu ăn, họ có thể bán cho thương lái ngay tại nơi ép dầu hoặc chủ máy ép dầu sẽ mua lại dầu của các hộ rồi tập hợp thành sản lượng lớn để bán sang Trung Quốc.
Hàng năm các thương lái ở Trung Quốc đã đặt hàng cho các chủ ép dầu tại Hồnh Mơ để họ thu gom dầu. Do dầu Sở đã được sản xuất từ lâu và các địa điểm ép dầu gần biên giới với Trung Quốc nên dầu Sở ở Bình Liêu đã có thị trường tương đối ổn định. Tuy nhiên, giá cả vẫn dao động mạnh, năm được mùa
thường bị ép giá. Trong giai đoạn từ năm 2013-2014 đến nay giá bán các sản phẩm từ rừng Sở đã thay đổi đáng kể. Năm 2013-2014 giá quả, hạt Sở trung bình là 15–20 nghìn đồng/kg, dầu Sở từ 200–250 nghìn đồng/lít và bã Sở là 13 triệu đồng/tấn. Đến giai đoạn năm 2015-2016 giá quả, hạt Sở giảm xuống chỉ còn từ 13–18 nghìn đồng/kg, bã Sở là 10 triệu đồng/tấn (bã Sở chủ yếu được các cơ sở chế biến sau khi ép dầu xong gom lại mang bán cho Trung Quốc) và dầu Sở là 150-200 nghìn đồng/lít.Mặc dù có sự thay đổi về giá nhưng việc tiêu thụ các sản phẩm từ Sở tương đối thuận lợi, sản lượng hiện có thường khơng đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển rừng trồng Sở ở Bình Liêu.
Thu nhập từ rừng trồng Sở của các hộ tại Bình Liêu có thể đạt tới 20 triệu đồng/ha/năm nhưng tính trung bình cho các hộ được phỏng vấn thì thu nhập chỉ đạt trung bình khoảng 10 triệu đồng/ha/năm. Tại Nghệ An người dân đang trồng giống Sở chè và do được chăm sóc tốt nên lợi nhuận thu được từ rừng trồng Sở đạt trung bình từ 30–40 triệu đồng/ha/năm, thậm chí có hộ trồng thâm canh đã đạt được lợi nhuận lên tới 50 triệu đồng/ha/năm.
Như vậy so với Nghệ An thì thu nhập từ rừng trồng Sở ở Bình Liêu là tương đối thấp, điều này khơng phải cây Sở khơng phù hợp với Bình Liêu mà do cịn tồn tại về nhiều yếu tố về kỹ thuật như giống chưa được chọn lọc, kỹ thuật trồng, chăm sóc ni dưỡng chưa được quan tâm và áp dụng phù hợp. Đây là những vấn đề cấn được quan tâm trong việc phát triển rừng trồng Sở ở Bình Liêu, Quảng Ninh trong thời gian tới để từ đó nâng cao năng suất, sản lượng rừng trồng Sở, góp phần cải thiện đời sống của người dân tham gia trồng rừng.
4.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT SỞ CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA
Dựa trên các dữ liệu điều tra các hộ trồng Sở ở 3 xã đại diện: Hồnh Mơ, Lục Hồn, Đồng Tâm, tôi đã tổng hợp và phân tích trên các khía cạnh như sau:
4.2.1.Đặc điểm và điều kiện kinh tế của các hộ điều tra
Vì đặc điểm của các hộ trồng Sở trên địa bàn điều tra là tương đối giống nhau về tình hình sản xuất nên chúng tơi thực hiện điều tra trên 60 hộ tại 3 xã Hồnh Mơ, Đồng Tâm và Lục Hồn là những xã trồng nhiều. Qua điều tra thực tế chúng tơi thu được tình hình cơ bản của hộ điều tra như sau(bảng 4.3):
Theo điều tra, các hộ trồng Sở chủ yếu có quy mơ nhỏ dưới 0,6 ha. Trong đó xã Đồng Tâm (11 hộ) và xã Hồnh Mô (10 hộ) chiếm số lượng hộ nhiều nhất
ở quy mô nhỏ, xã Lục Hồn chiếm số hộ lớn nhất ở quy mô lớn (>1ha) chiếm 50% số hộ quy mô lớn.
Qua bảng ta có thể thấy trình độ của chủ hộ ở các quy mô trồng Sở dao động từ lớp 5 đến lớp 7. Trình độ dân trí ở 3 xã tương đối thấp, gây khó khăn trong việc tập huấn nâng cao kỹ thuật sản xuất Sở. Tuổi đời của các chủ hộ ở các quy mô cũng khác nhau, những người nhiều tuổi có kinh nghiệm trong sản xuất Sở thì trồng với quy mơ lớn thường là lớn hơn 1ha; những người trẻ tuổi còn hạn chế kinh nghiệm trồng ít, ngun nhân đó là trồng Sở lâu năm mới thu hoạch nên những người trẻ tuổi thường ngại và họ có ít vốn đầu tư nên chủ yếu họ đi làm ngành nghề khác. Vì vậy để duy trì và khuyến khích phát triển Sở cần có sự tác động từ các cấp chính quyền, cơng tác tuyên truyền, tập huấn khoa học công nghệ trồng Sở cần phải tiếp xúc kịp thời.
Diện tích đất lâm nghiệp bình qn cho cả 3 nhóm hộ là 3,69 ha, với nhóm hộ trồng Sở với quy mơ nhỏ có diện tích đất lâm nghiệp bình qn là 3,71 ha/hộ; nhóm hộ trồng Sở với quy mơ vừa có diện tích đất lâm nghiệp bình qn là 3,55 ha/hộ; đối với nhóm hộ trồng Sở với quy mơ lớn có diện tích đất lâm nghiệp lớn nhất, bình quân là 3,9 ha/hộ. Điều này cho thấy tiềm năng đất để sản xuất Sở ở các hộ dân vẫn cịn, có thể mở rộng diện tích trồng Sở trong những năm tới.
Bình quân nhân khẩu là 4,57 người, lao động là 2,95 người (chủ yếu lao động nông nghiệp). Với số lao động gia đình như này, các hộ có thể tận dụng triệt để trong sản xuất Sở vừa tiết kiệm chi phí, vừa tạo cơng ăn việc làm cho lao động nhãn rỗi. Tỷ lệ hộ tham gia tập huấn khoa học kỹ thuật bình qn 3 nhóm là 15 %, tuy tỷ lệ tham gia chiếm rất ít nhưng điều này cho thấy các hộ dân trong vùng sản xuất dần dần chú trọng áp dụng kỹ thuật vào sản xuất.
Các hộ điều tra có tuổi bình qn là 36,15 tuổi. Độ tuổi lao động chủ yếu của các hộ từ 30 đến 48 tuổi, đây là nhóm tuổi có sức khỏe và có kinh nghiệm, tư duy tốt trong sản xuất kinh doanh. Độ tuổi tập trung cao nhất từ 32 – 40 tuổi, đây là độ tuổi lao động tốt nhất hiện nay.
Trong những năm gần đây, trên địa bàn huyện có rất nhiều nơi tổ chức cho hộ dân vay với lãi suất thấp để phát triển sản xuất Sở như vốn từ ngân sách huyện, vốn Nông thôn mới,... Tỷ lệ hộ trồng Sở vay vốn tăng cao ở nhóm hộ có quy mơ lớn chiếm 80 %, nhóm hộ quy mơ vừa chiếm 66,67%, nhóm hộ quy mơ nhỏ chiếm 17,24 %. Nhìn chung các hộ dân đã mạnh dạn hơn trong việc đầu tư vào sản xuất nhờ nguồn vốn cho vay của các tổ chức trên.