Đất đai, thổ nhưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát trển sản xuất sở (camellia SP) trên địa bàn huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 38 - 41)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

3.1.3. Đất đai, thổ nhưỡng

- Hiện trạng sử dụng đất

Tổng diện tích đất tự nhiên huyện Bình Liêu là 47013,34 ha, trong đó:

 Tổng diện tích đất nơng nghiệp năm 2015 là: 38.091,07 ha chiếm 81,02% diện tích đất tự nhiên, giảm so với năm 2013 là 896,6 ha (giảm chủ yếu ở diện tích đất trồng cây hàng năm khác và đất rừng phịng hộ).

 Diện tích đất sản xuất nông nghiệp: năm 2015 là 4.071,31 ha (chiếm 10,69% diện tích đất nơng nghiệp), giảm so với năm 2013 là 161,48 ha, giảm chủ yếu ở diện tích đất trồng cây hàng năm khác.

 Diện tích nhóm đất phi nơng nghiệp: Năm 2015 là 1.768,68 ha, tăng so với năm 2013 là 87,52 ha.

 Đất lâm nghiệp: Năm 2015 là 33.969,79 ha (chiếm 89,18% diện tích đất nơng nghiệp), giảm so với năm 2013 là 765,57 ha, chủ yếu ở diện tích đất rừng phịng hộ.

 Diện tích đất chưa sử dụng là 7.153,59 ha chiếm 15,22% diện tích tự nhiên, tăng so với năm 2013 là 312,37 ha (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bình Liêu, 2016).

Diện tích đất lâm nghiệp 33.969,79 ha chiếm 89,18% diện tích đất nơng nghiệp toàn huyện phù hợp với trồng một số loại cây đặc sản như Hồi, Quế, Trẩu, Sở và các loài cây lấy gỗ như Sa mộc, Thông, Keo và một số cây ăn quả.

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Bình Liêu

Đơn vị: Ha

TT Loại đất 2013 2015 (tính đến

31/12/2015 Tăng (+) Tổng diện tích đất tự nhiên 47.510,05 47.013,34 -496,71 1 Tổng DTĐ nông lâm nghiệp 38.987,67 38.091,07 -896,60

1.1 Đất nông nghiệp 4.232,79 4.071,31 -161,48

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 3.541,05 3.309,88 -231,17

1.1.1.1 Đất trồng lúa 1.523,15 2.154,02 640,87

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 2.017,90 1.155,86 -862,04

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 691,74 761,43 69,69

1.2 Đất lâm nghiệp 34.735,36 33.969,79 -765,57

1.2.1 Đất rừng sản xuất 20.211,41 20.557,26 345,85

1.2.2 Đất rừng phòng hộ 14.523,95 13.412,53 -1.111,42

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 15,52 40,35 24,83

1.4 Đất nông nghiệp khác 4,00 9,62 5,62

2 Đất phi nông nghiệp 1.681,16 1.768,68 87,52

3 Đất chưa sử dụng 6.841,22 7.153,59 312,37

- Thổ nhưỡng

Trải qua quá trình phát triển với nhiều biến động địa chất, nhiều lớp phủ trầm tích và mác ma đã hình thành, do q trình nâng lên hạ xuống của biển và các vận động tạo sơn phun trào núi lửa trong lòng trái đất. Do vậy, nền địa chất – đá mẹ đã phong hóa để tạo nên các loại đất trên địa bàn Bình Liêu rất đa dạng, phức tạp, có thể phân chia sự phân bố của nền địa chất – đá mẹ ở đây như sau:

Phía Nam sơng Tiên n:Nền đá mẹ chủ yếu là loại đá Riolit thuộc nhóm đá phún xuất mang tính axít có nguồn gốc mác ma, loại này chứa nhiều khoáng chất và khi phong hóa sẽ hình thành nên các loại đất có hàm lượng dinh dưỡng cao.

Phía Bắc sơng Tiên Yên:Ở độ cao>700m nền đá mẹ vẫn là loại đá Riolit, nhưng từ độ cao <700m thì nền đá mẹ lại là sản phẩm có nguồn gốc trầm tích, như đá phiến thạch sét, phấn sa, sa thạch, cuội kết,… Thành phần hóa học của đá trầm tích chủ yếu là các loại oxít (Canxi, Magiê, Sắt, nhôm, Silic,…) nên khi phong hóa sẽ hình thành nên các loại đất nghèo dinh dưỡng. Với nguồn gốc hình thành địa chất và cấu tạo đá mẹ như trên, qua q trình phong hóa sẽ hình thành nên các loại đất trên địa bàn như sau:

 Đất Feralit biến đổi do trồng lúa nước: Loại này thường phân bố ven chân các dãy đồi và núi thấp, có ở hầu hết các xã trong huyện.

 Các loại đất thung lũng dốc tụ và phù sa ngòi suối: Loại này được hình thành do sự lắng đọng tích tụ các sản phẩm bào mịn tự nơi khác vận chuyển tới. Loại này cũng rải rác phân bố ở tất cả các xã trong huyện và cũng là đối tượng canh tác của các hoạt động sản xuất nông nghiệp.

 Đất Feralit đỏ vàng vùng đồi và núi thấp phát triển trên đá sét; Phân bố ở độ cao 300m – 700m, xuất hiện ở các địa hình chân và sườn dưới các dãy đồi và núi thấp.

 Đất Feralit vùng đồi và núi thấp phát triển trên đá Macma axit, phân bố rải rác ở hai bên sông Tiên Yên, ở độ cao <700m. Nên đá mẹ là loại Riolit dễ phong hóa. Loại đất này có diện tích lớn, chiếm khoảng 27% diện tích tự nhiên tồn huyện và là địa bàn chủ yếu cho các hoạt động sản xuất lâm nghiệp của huyện Bình Liêu.

 Đất Feralit vùng đồi và núi thấp trên đá mẹ sa thạch, cuội kết. Phân bố ở độ cao <700m thuộc phần phía bắc sơng Tiên n. Đất phát triển trên đá mẹ có nguồn gốc trầm tích như sa thạch, cuội kết… Loại đất này thích hợp với việc trồng cây Lâm nghiệp như: Thông, Keo; nơi đất tốt, tầng đất dày, mát có thể trồng Hồi, Sở, Quế và một số lồi cây ăn quả.

 Đất Feralit có mùn phát triển trên đá mẹ Mácma axit: Phân bố ở sườn và các đỉnh núi ở độ cao >700m ở cả 2 khu vực Bắc và Nam sông Tiên Yên. Do phân bố ở trên cao trong điều kiện khí hậu lạnh, khả năng phong hóa kém, lớp thực bì che phủ là các loại cỏ như cỏ lau, cỏ tranh, cỏ ba cạnh,… Cùng với điều kiện địa hình phức tạp, cao dốc, chịu ảnh hưởng mạnh của các yếu tố thời tiết khốc liệt như mưa, gió,… Nên loại đất này ngày càng có khả năng thối hóa mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát trển sản xuất sở (camellia SP) trên địa bàn huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)