Các giải pháp phát triển sảnxuấtSở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát trển sản xuất sở (camellia SP) trên địa bàn huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 83 - 90)

4.4.3 .Nguyên nhân của tồntại

4.5. Giải pháp phát triển sảnxuấtSở trên địa bàn

4.5.2. Các giải pháp phát triển sảnxuấtSở

4.5.2.1. Quy hoạch vùng sản xuất Sở tập trung

Xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp tập trung (SXNNTT) là một trong những yêu cầu cần thiết của ngành nông nghiệp nhằm khai thác tiềm năng tự nhiên sẵn có để sản xuất ra khối lượng nơng sản lớn, chất lượng tốt và mang lại giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, xây dựng vùng SXNNTT còn tạo nhiều điều kiện

thuận lợi trong việc tổ chức sản xuất, ứng dụng các tiến bộ KH-KT vào sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm giá thành sản phẩm...

Mục đích: Xác định vùng sản xuất Sở tập trung của huyện, quy hoạch theo từng xã.

Các biện pháp cần thực hiện:

- Quy hoạch vùng sản xuất Sở tập trung tại vùngcó diện tích lớn đang sản

xuất, có tiềm năng đất đai và điều kiện thuận lợi như: xã Vô Ngại, xã Đồng Tâm, xã Hồnh Mơ là các xã cịn khá lớn diện tích đất trống và phù hợp với các điều kiện. Đầu tư cơ sở thiết yếu và tác động các biện pháp kỹ thuật, quản lý nhằm duy trì phát triển sản xuất Sở ở các vùng cịn lại có đủ điều kiện sản xuất Sở. Đối với vùng có điều kiện sản xuất Sở nhưng phát triển chậm, diện tích sản xuất nhỏ, tiềm năng có thể khai thác cịn lớn thì cần tiếp tục đầu tư, quy hoạch vào sản xuất Sở (xã Tình Húc, Húc Động, Đồng Văn,...).

- Quy hoạch, xây dựng và phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm Sở

gồmcác cơ sở thu mua, cơ sở chế biến gắn với các vùng sản xuất Sở tập trung.

- Điều tra xác định diện tích đất trồng mới Sở, trồng thay thế, cải tạo Sở.

Chuyển đồi đất khơng chủ động nước, gị đồi soi bãi đủ điều kiện chuyển sang trồng Sở. Dựa vào bảng 4.12 và điều kiện thuận lợi cho sản xuất Sở, quy hoạch diện tích trồng mới Sở giai đoạn 2017-2020.

Bảng 4.13. Dự kiến trồng mới Sở giai đoạn 2017-2020

ĐVT: Ha STT Đơn vị 2017 2019 2020 Tổng 1 Xã Đồng Văn 60,0 100,0 40,0 200,0 2 Xã Hồnh Mơ 60,0 140,0 50,0 250,0 3 Xã Đồng Tâm 40,0 100,0 160,0 300,0 4 Xã Lục Hồn 25,0 65,0 110,0 200,0 5 Xã Tình Húc 35,0 65,0 100,0 200,0 6 Xã Húc Động 35,0 85,0 80,0 200,0 7 Xã Vô Ngại 90,0 105,4 70,0 265,4 Tổng 345,0 660,4 610,0 1615,4 Nguồn: Tổng hợp số liệu (2016)

4.5.2.2. Giải pháp về khoa học công nghệ

- Chuyển giao và áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất

+ Nâng cao công tác chuyên môn, quản lý và có chế độ phụ cấp thỏa đáng cho cán bộ khuyến nông, lâm xã; tăng cường cán bộ khuyến nơng, lâm cho các thơn có quy mơ dân số lớn.

+ Nghiên cứu các tiến bộ khoa học kỹ thuật để ứng dụng trong sản xuất, giúp người dân nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất.

+ Thông qua hệ thống khuyến nơng, lâm của huyện để chuyển giao giống Sở có năng xuất cao, chất lượng tốt vào sản xuất trên diện rộng, hướng đến phát triển sản xuất để thoát nghèo. Ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, nâng cao kỹ năng sản xuất của người lao động nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.

+ Trong thời gian tới xây dựng mơ hình trình diễn ghép đổi tán tại xã Lục Hồn và Hồnh Mơ (mỗi xã 02ha) và mơ hình trình diễn trồng bằng cây ghép xã Đồng Văn và Đồng Tâm (mỗi xã 15ha) thông qua áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tổng hợp thiết lập chuẩn, có hiệu quả làm cơ sở nhân ra diện rộng.

+ Xây dựng vườn ươm giống Sở có năng suất cao ở xã có điều kiện thuận lợi, giao thông thuận tiện cho việc cung ứng như xã Vơ Ngại.

- Xây dựng chương chình cơ giới hóa: Hỗ trợ các hộ gia đình đầu tư cơ giới hóa các khâu trong sản xuất, vận chuyển, chế biến sản phẩm.

4.5.2.3. Giải pháp về nâng cao năng lực sản xuất

+ Đẩy mạnh công tác khuyến lâm, tuyên truyền vận động hộ dân tận dụng các nguồn lực sẵn có để mở rộng phát triển diện tích Sở tại vùng sản xuất tập trung; tăng cường hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn quy trình sản xuất; thơng tin cho người dân về các hoạt động dịch vụ tiêu thụ, thị trường thông qua các buổi hội thảo, hội nghị, tham quan học tập.

+ Tuyên truyền vận động hộ dân thực hiện theo đúng chủ trương và định hướng của huyện. Phổ biến các cơ chế, chính sách đầu tư hỗ trợ, tín dụng của Nhà nước cho hộ dân, thực hiện công khai, dân chủ.

+ Phân tích hiệu quả kinh tế mang lại cho người dân hiểu và nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát triển sản xuất tập trung chuyên mơn hóa giải quyết việc làm, tăng thu nhập.

+ Có chính sách hỗ trợ phát triển mơ hình câu lạc bộ sản xuất theo từng cộng đồng thơn, nhóm hộ hợp tác liên kết sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm.

+ Thông qua công tác đào tạo hằng năm bằng nhiều hình thức như tập huấn, hội thảo để nâng cao trình độ năng lực cho người dân tiếp cận và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

4.5.2.4. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Muốn cho sản xuất Sở phát triển vững chắc thì phải có hệ thống cơ sở hạ tầng đầy đủ. Để phát triển sản xuất thì địi hỏi hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất cũng cần được nâng cấp như đường lâm sinh, hệ thống thông tin, truyền thanh,... Nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu cập nhập thông tin và tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển cây giống, các loại vật tư trong quá trình sản xuất. Trên thực tế cho thấy, ở những địa phương có sự đầu tư hợp lý cho hệ thống cơ sở hạ tầng thì ở đó cây Sở có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất. Như vậy, phát triển sản xuất Sở và nâng cấp cơ sở hạ tầng có quan hệ hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong đó quy hoạch về cơ sở hạ tầng cần thực hiện trước một bước.

 Về giao thông: Tiến hành quy hoạch mạng lưới giao thông đồng bộ, hợp lý và phù hợp với từng vùng, đẩy mạnh xây dựng hệ thống đường giao thông để tạo điều kiện thuận lợi cho dịch vụ giao thương cung ứng hàng hóa, vật tư, thu hoạch và vận chuyển sản phẩm Sở đem đi tiêu thụ. Trước mắt phải nâng cấp các tuyến đường từ trung tâm huyện, các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ đến trung tâm các xã, sau đó đến các tuyến đường liên thôn trong địa bàn xã.

 Về thông tin, truyền thông: Phát triển hệ thống thông tin liên lạc như điện thoại, hệ thống truyền thanh, các điểm bưu điện văn hóa cho các xã, thơn đặc biệt là các xã, thôn vùng sâu, vùng xa và những nơi đặc biệt khó khăn nhằm giúp người dân thu thập được những thông tin về khoa học kỹ thuật, thị trường, giá cả sản phẩm và vật tư để chủ động quyết định các vấn đề trong sản xuất.

4.5.2.5. Giải pháp về cơ chế, chính sách

a. Chính sách hỗ trợ đối với diện tích trồng mới rừng Sở tập trung - Chính sách hỗ trợ về giống, vật tư, phân bón:

Cần có cơ chế chính sách hỗ trợ về giống, vật tư, phân bón cho người sản xuất trong vùng sản xuất hàng hóa nơng nghiệp tập trung rõ ràng, dễ tiếp cận.

Do hiện nay chưa có cơ chế chính sách hỗ trợ về giống, vật tư, phân bón cho người sản xuất trong vùng sản xuất hàng hóa nơng nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Vì vậy trong khi có chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật tư, phân bón của Trung ương, của UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành thì sẽ triển

khai thực hiện hỗ trợ theo qui định hiện hành. Đó là hỗ trợ 60% giá giống cây con để các hộ an tâm sản xuất. Tuy nhiên cần lựa chọn hình thức hỗ trợ sau đầu tư để các hộ dân nỗ lực, quan tâm tới sản xuất một cách mặn mà mới đạt được kết quả cao.

- Chính sách hỗ trợ đối với các mơ hình trình diễn:

Đối với các mơ hình trình diễn, cần có các chính sách hỗ trợ cho việc xây dựng mơ hình như hỗ trợ 100% chi phí mua giống, vật tư phân bón; hỗ trợ 100% chi phí chuyển giao KHKT, quản lý dự án, thăm quan học hỏi kinh nghiệm nhằm nâng cao được khả năng tiếp cận những cái mới cho người dân.

b. Chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến tinh dầu Sở

Với tiềm năng phát triển sản xuất Sở trong tương lai, nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao địi hỏi phải có cơ sở sản xuất, trang thiết bị, máy móc phục vụ chế biến hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Vì vậy cần:

- Xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến dầu Sở với trang thiết bị hiện đại ngay trên địa bàn huyện Bình Liêu. Cơ sở sản xuất chế biến cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

c. Giải pháp về vốn

Qua nghiên cứu và điều tra các hộ sản xuất Sở trên địa bàn huyện Bình Liêu, nhu cầu về vay vốn của các hộ nông dân là rất lớn. Do vậy giải pháp để cho các hộ sản xuất Sở được vay vốn là rất cần thiết. Tuy nhiên, qua q trình điều tra thì cũng chỉ có một số hộ có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất nhưng gặp khó khăn khi khơng đủ khả năng thế chấp, thời hạn vay thường là ngắn hạn, lãi suất cao, thủ tục rườm rà,... Nên rất khó tiếp cận được với nguồn vốn vay ngân hàng. Khi các hộ vay được vốn thì họ mới có đủ điều kiện để mở rộng quy mô phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế. Vì vậy cần phải có những giải pháp cụ thể về vốn:

- Tập trung mọi nguồn lực để đầu tư phát triển sản xuất vùng trồng Sở tập trung trên địa bàn huyện.Cần phải có sự quan tâm của Nhà nước như các chính sách đầu tư vàphát triển cho ngành. Huy động vốn cho các hộ trồng Sở vay từ nhiều nguồn khác nhau trong đó đặc biệt quan tâm đến nguồn vồn từ ngân sách.

- Có chính sách cho các hộ vay vốn dưới nhiều hình thức của các tổ chức tín dụng, khuyến nơng, hội nơng dân, hội phụ nữ,... Để người dân có thể đầu tư vào sản xuất. Giúp hộ nông dân vay vốn một cách dễ dàng, tạo điều kiện cho sự phát

triển, cần đơn giản hóa các thủ tục cho hộ nông dân vay vốn trồng Sở. Giành nguồn vốn ưu tiên với lãi suất thấp từ các chương trình mục tiêu quốc gia cho hộ nơng dân sản xuất Sở (như chương trình cho vay vốn xố đói giảm nghèo).

- Vốn cho vay phải đúng đối tượng, với những hộ có khả năng thế chấp thì ngân hàng làm thủ tục nhanh chóng cho vay. Đối với những hộ nghèo nếu có nhu cầu vay thì chính quyền phải đứng ra bảo lãnh.

- Huy động nguồn vốn hiện có trong dân thơng qua phát triển các mơ hình tín dụng theo hình thức vốn quay vịng (chơi hụi, chơi phường) để các hộ dân có điều kiện phát triển sản xuất.

4.5.2.6. Giải pháp về xây dựng thị trường

Sản xuất muốn phát triển đòi hỏi cần có thị trường và ln tìm cách đápứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Bất kỳ ngành sản xuất nào cũng liên quan đến thị trường đầu vào và đầu ra. Sự biến độnggiá cả ở cả hai thị trườngđều tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất và thu nhập của hộ nông dân.

- Liên kết giữa những hộ trồng Sở với người bán bn, người bán lẻ để tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

+ Tăng cường liên kết giữa các hộ dân với các ngành như thủy lợi, khuyến lâm, các hợp tác xã,... Để vừa đảm bảo cho việc phát triển sản xuất đồng thời khâu tiêu thụ cũng đa dạng và thuận lợi hơn (các dịch vụ đầu vào và đầu ra cho hộ dân).

+ Chính sách gắn kết bốn nhà: Khuyến lâm thực hiện gắn kết nhà nông với nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp để tạo điều kiện về vốn, tạo điều kiện cho hộ dân tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật, tạo ra thị trường tiêu thụ rộng lớn giúp phát triển sản xuất. Qua đó người nơng dân sẽ nắm bắt được kiến thức, kinh nghiệm sản xuất mới, những tiến bộ kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất của hộ mình, nâng cao năng suất góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.

+ Liên kết thị trường tiêu thụ: Cần có sự kết nối đối với các khu kinh tế, khu du lịch để tạo ra thị trường tiêu thụ ổn định cho sản phẩm như: Khu kinh tế Vân Đồn, khu công nghiệp - cảng biển Hải Hà, khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, thành phố du lịch Hạ Long. Trong tương lai, đây là những thị trường tiêu thụ tiềm năng đối với sản phẩm Dầu Sở. Do đó, cần phải tạo ra mối liên kết vùng trong việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Trước hết, phải làm tốt công tác quảng bá,

tiếp thị sản phẩm, cơng tác marketing thị trường. Ngồi ra, các công ty dầu thực vật cũng là đối tác mới và mạnh trong tương lai nên địa phương cần chú trọng thúc đẩy mối quan hệ, hợp tác, liên kết với họ.

- Khuyến khích xây dựng các hội chợ trong vùng và tạo điều kiện cho người dân tham gia thị trường. Muốn làm được điều này thì cơng tác tun truyền phải được làm thật tốt trên các phương tiện thông tin đại chúng, để người dân trong vùng hiểu rõ được lợi ích kinh tế, lợi ích mơi trường từ việc sản xuất Sở.

- Tăng cường hoạt động marketing xúc tiến tiêu thụ: Bằng các phương pháp như quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, triển lãm... Hỗ trợcác tổ chức cá nhân, doanh nghiệp tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định (siêu thị, nhà hàng), quan tâm xây dựng điểm trưng bày và giới thiệu sản phẩm, tham gia các hội trợ, hội nghị giới thiệu, quảng básản phẩm. Tăng cường công tác đánh giá chất lượng và đẩy mạnh việc tuyên truyền quảng bá sản phẩm Dầu Sở.

- Xây dựng và phát huy thương hiệu cho sản phẩm nhằm tạo thêm lợi thế cạnh tranh và dễ quảng bá sản phẩm trên thị trường để được nhiều người tiêu dùng biết đến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát trển sản xuất sở (camellia SP) trên địa bàn huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 83 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)