Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
3.1.4. Khí hậu, thủy văn
+ Khí hậu:Bình Liêu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, một năm có 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,50C.
Nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 37,60C và tối thấp tuyệt đối là 10C.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.868,2 mm, mưa lớn nhất tháng 6,7, 8,9. Độ ẩm khơng khí trung bình 83%.
Chế độ gió: Bình Liêu có 2 loại gió thổi theo mùa rõ rệt là gió mùa đơng và gió mùa hè, gió mùa Đơng bắc thường từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau đem theo thời tiết lạnh, giá rét và mưa phùn. Gió mùa Đơng nam từ tháng 5 đến tháng 9.
Sương muối thường xuất hiện vào tháng 9 đến tháng 4 năm sau, ở các vùng núi cao xã Đồng Văn, Hồnh Mơ, Húc Động, nhiệt độ có nơi xuống tới 10C gây thiệt hại cho sản xuất nông lâm nghiệp.
+ Thủy văn:Bình Liêu có nhiều sơng suối phần lớn đổ về sông Tiên Yên được bắt nguồn từ Trung Quốc. Trên đất Bình Liêu sơng Tiên n là đoạn thượng nguồn lưu lượng bình quân 21,3/s (khoảng 609 triệu m3/năm). Lòng suối dốc, nhiều ghềnh mùa khơ có thể lội qua được ở nhiều đoạn, mùa mưa lũ nước dâng rất nhanh, chảy dữ dội gây khó khăn cho việc đi lại.
Nước ngầm: Có trữ lượng lớn, đảm bảo được nhu cầu nước cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân đặc biệt là sản xuất nông - lâm nghiệp.
Chất lượng nước: Chất lượng môi trường nước mặt và nước ngầm cịn tương đối tốt, ít bị ảnh hưởng tác động từ mơi trường bên ngồi.
Nhờ có sơng suối và địa hình núi cao khơng những chỉ cung cấp nước cho nhân dân Bình Liêu mà cịn tạo ra nhiều dòng thác đẹp như thác Khe Vằn, Khe Tiền,…(Phịng Nơng nghiệp huyện Bình Liêu, 2015).