Lý thuyết cơ cấu xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề an sinh xã hội cho nông dân mất đất trong quá trình đô thị hóa tại phường lộc vượng, nam định (Trang 43 - 48)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Lý thuyết

1.1.1. Lý thuyết cơ cấu xã hội

Nội dung lý thuyết cơ cấu xã hội được giới thiệu ở phần này được trích dẫn và tham khảo từ website Viện Từ điển học và Bách Khoa thư Việt Nam [58]. Lý thuyết cơ cấu xã hội nhìn nhận xã hội như một hệ thống được gắn kết vững chắc bởi các bộ phận cấu thành. Một số nhà lý thuyết xã hội còn đưa ra

định nghĩa: "Cơ cấu xã hội là mô hình của các mối liên hệ giữa các thành phần cơ bản trong một hệ thống xã hội. Những thành phần này tạo nên bộ

khung cho tất cả các xã hội loài người, mặc dầu tính chất của các thành phần và các mối quan hệ giữa chúng biến đổi từ xã hội này đến xã hội khác. Những thành phần quan trọng nhất của cơ cấu xã hội là v trí, vai trò, nhóm và các

thiết chế,...".

“Cơ cấu xã hội là một khái niệm rộng không chỉ liên quan tới hành vi xã hội mà còn là mối tương tác giữa các yếu tố khác nhau của hệ thống xã hội. Cơ cấu xã hội cũng bao gồm cả các thiết chế gia đình, dòng họ, tôn giáo, kinh tế, chính trị, văn hóa, hệ thống chuẩn mực giá trị, cũng như hệ thống các vị trí, vai trò xã hội, v.v.. Xã hội là một tổ chức phức tạp, đa dạng của các mối liên hệ cá nhân, tổ chức xã hội và xã hội. Cơ cấu xã hội có mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ với các quan hệ xã hội. Cơ cấu xã hội là nội dung có tính chất bản thể

luận của các quan hệ xã hội, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của các quan hệ xã hội” [58, tr.1].

Những khái niệm quan trọng trong lý thuyết cơ cấu xã hội: Địa vị xã hội, vai trò xã hội, thiết chế xã hội

một hằng số mà là một biến số biến thiên theo thời gian, hoàn cảnh cũng như

cấu trúc xã hội mà cá nhân và nhóm xã hội thuộc về. Bởi vậy, có khái nhiệm vị thế gán và vị thế đạt được. Vị thế gắn chính là một biến số mà con người khó thay đổi bởi nó là những giá trị mà sinh ra con người đã có như giới tính, xuất thân của gia đình có thể nhưng vị thế đạt được lại khác hoàn toàn vì nó có được nhờ sự cố gắng nỗ lực của chủ thể như học vấn, nghề nghiệp, chức vụ

trong hệ thống tổ chức xã hội… ngoài ra, nhìn nhận địa vị xã hội của một cá nhân, nhóm xã hội sẽ là phiến diện nếu không đặt trong những cấu trúc xã hội cụ thể mà cá nhân và nhóm xã hội đó thuộc về. Bởi vậy, mỗi cá nhân, nhóm xã hội có thể có nhiều địa vị xã hội.

Những quan điểm vềđịa vị xã hội

1. Quan đim th nht, Địa vị xã hội giống như một vị trí (position) trong một cơ cấu không ngụ ý về trật tự hay thứ bậc - theo cách xác định này, về bản chất: địa vịđồng nghĩa vi v trí.

2. Quan đim th hai, là quan điểm thể hiện sự nhấn mạnh khía cạnh xếp loại của địa vị và các nhóm địa vị.

Vai trò xã hội như là động lực, đưa những địa vị vào cuộc sống, vai trò và địa vị không thể tách rời nhau. Gắn với mỗi địa vị xã hội luôn là những vai trò xã hội và vai trò xã hội trên một phương diện nào đó đem lại khía cạnh

động lực của một địa vị. Tthuật ngữ vai trò được dùng với một nghĩa kép. Mỗi một cá nhân có một loạt vai trò, được đem từ những những hình mẫu xã hội khác nhau. Trong cuộc đời, mỗi cá nhân thực hiện một số vai trò khác nhau, lần lượt hoặc đồng thời và tổng hợp tất cả các vai trò xã hội của cá nhân. Đôi khi bản thân cá nhân rơi vào tình huống xung đột vai trò khi mà việc thực hiện vai trò này lại đi ngược với lợi ích, phản giá trị với vai trò khác.

Những khuôn mẫu tác phong của nền văn hóa đó được xã hội đồng tình, khuyến khích sẽ có xu hướng trở thành các mô hình hành vi được mong đợi - các vai trò. Do đó, thiết chế xã hội là một tập hợp các khuôn mẫu tác phong

được đa số chấp nhận (các vai trò) nhằm thỏa mãn một nhu cầu cơ bản của nhóm xã hội.

Chc năng ca thiết chế xã hi:

Các nhà xã hội học đều cho rằng thiết chế xã hội nảy sinh, tồn tại và phát triển là do nó đáp ứng nhu cầu xã hội. Tất cả mọi xã hội bao giờ cũng có những nhu cầu cơ bản mà việc thỏa mãn chúng có ý nghĩa sống còn đối với sự

tồn tại của bản thân xã hội. Các nhu cầu xã hội cơ bản như sau: 1. Giao tiếp giữa các thành viên;

2. Sản xuất và sản phẩm dịch vụ;

3. Phân phối các sản phẩm và dịch vụ hàng hóa;

4. Bảo vệ các thành viên khỏi tác động của thiên nhiên, bệnh tật và nguy hiểm khác;

5. Thay thế các thành viên (cả tái sinh sản sinh học) và thay thế văn hóa thông qua quá trình xã hội hóa;

6. Kiểm soát hành vi của các thành viên.

Những cố gắng được tổ chức lại nhằm thỏa bãn các nhu cầu đó chính là các thiết chế cơ bản.

Thiết chế xã hội được tổ chức thành cơ cấu. Các yếu tố tạo thành thiết chế xã hội có khuynh hướng kết hợp lại với nhau và hỗ trợ lẫn nhau. Khi thiết chế xã hội càng phức tạp, thì xã hội càng phát triển, và như vậy nó xác định vị

trí, vai trò của cá nhân càng rõ ràng. Mỗi một thiết chế xã hội có một đối tượng riêng để hướng tới phục vụ, nhằm đáp ứng các nhu cầu xã hội chuyên biệt liên quan tới đối tượng. Để đạt được điều đó mỗi thiết chế lại có một chức

quanh hệ thống các giá trị, chuẩn mực, quy tắc, khuôn mẫu đã được xã hội thừa nhận.

Chc năng cơ bn ca thiết chế xã hi:

1. Điều hòa xã hội; 2. Kiểm soát xã hội.

Các chc năng ca các thiết chế xã hi được thc hin thông qua các nhim v:

• Thiết chế xã hội vốn là những mô hình hành vi được đa số thừa nhận là chuẩn và thực hiện theo, do đó các cá nhân sẽ không mất thời gian để

suy tính, đắn đo xem cách thức hành động đó là đúng hay sai để thực hiện hay không thực hiện. Nói cách khác, thiết chế đã đơn giản hóa tác phong hành động, lề lối tư duy của cá nhân. Mọi thành viên hành động theo thiết chế một cách tựđộng hóa.

• Thiết chế xã hội cũng là tập hợp các vai trò đã được chuẩn hóa. Đó chính là các vai trò mà mọi cá nhân cần phải học để thực hiện thông qua quá trình xã hội hóa. Nghĩa là, thiết chế cung cấp cho cá nhân những vai trò có sẵn. Ví dụ, thiết chế gia đình cung cấp cho cá nhân những vai trò bố mẹ, con cái,...; thiết chế giáo dục cung cấp cho cá nhân các vai trò thầy, học sinh,... chứ không phải do cá nhân sáng tạo nên các vai trò này.

Lý thuyết cơ cấu xã hội sẽ định hướng cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu của luận văn từ việc phân tích biến cơ cấu xã hội của phường Lộc Vượng trên phương diện cơ cấu xã hội nghề nghiệp và cơ cấu xã hội vùng. Cơ cấu xã hội nghề nghiệp được chuyển đổi theo xu hướng lao động trong khu vực sản xuất nông nghiệp dần chuyển đổi sang khu vực phi nông nghiệp. Sự chuyển đổi cơ

phi nông nghiệp đều mang lại lợi ích cao hơn và đảm bảo cuộc sống ổn định cho nông dân mất đất. Chỉ có lao động làm trong khu vực chính thức mới

được hưởng chính sách bảo trợ từ nhà nước lẫn chủ lao động. Trong khi lao

động phi chính thức lại là lao động làm thuê tự do, buôn bán nhỏ lẻ thì cuộc sống khá bấp bênh bởi không có chế độ chính sách bảo trợ và phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố sức khỏe, tuổi tác v.v.. Cơ cấu xã hội nghề nghiệp là hướng tiếp cận để nhìn nhận về vị trí xã hội và vai trò xã hội của người nông dân mất

đất trong cấu trúc xã hội mới, họ được – mất gì và cần hỗ trợ gì từ chính sách an sinh xã hội đểổn định cuộc sống? Thiết chế xã hội đóng vai trò điều hòa và kiểm soát xã hội, vậy khi một bộ phận trong xã hội là nông dân mất đất rơi vào cuộc sống bấp bênh, khó khăn cần đến chính sách an sinh xã hội để ổn

định cuộc sống thì thiết chế xã hội nào sẽ hỗ trợ và hỗ trợ như thế nào? Luận văn này cần chỉ ra những thiết chế xã hội và việc cần làm để thực hiện chính sách an sinh xã hội cho người nông dân mất đất ổn định cuộc sống.

Trên phương diện cấu trúc xã hội vùng, cấu trúc xã hội đô thị thay thế

cấu trúc xã hội nông thôn bởi quá trình đô thị hóa. Tổ chức xã hội đô thị có những khác biệt nhất định đối với nông thôn, kết đoàn hữu cơ thay thế kết

đoàn cơ giới, một số tổ chức chính trị - xã hội được điều chỉnh nhờ áp dụng chính sách dành cho khu vực thành thị, lối sống thành thị thay thế lối sống nông thôn… và người nông dân cần phải thích nghi với địa vị xã hội mới. Liệu người nông dân nói chung, nông dân mất đất nói riêng có thích nghi

được với những biến đổi này? Và điều mà luận văn này quan tâm là sự

chuyển đổi từ xã hội nông thôn – thành thị nào khiến người người nông dân gặp khó khăn, cần đến sự hỗ trợ của chính sách an sinh xã hội và thiết chế xã hội nào cần thiết để giúp họ vượt qua khó khăn.

hướng được vị trí và vai trò của chương trình, chính sách an sinh xã hội cũng như định hướng giải pháp. Định hướng giải pháp bao gồm giải pháp về

chương trình, an sinh xã hội và giải pháp thực hiện chương trình, chính sách

được đề xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề an sinh xã hội cho nông dân mất đất trong quá trình đô thị hóa tại phường lộc vượng, nam định (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)