Lý thuyết an sinh xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề an sinh xã hội cho nông dân mất đất trong quá trình đô thị hóa tại phường lộc vượng, nam định (Trang 48 - 51)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Lý thuyết

1.1.2. Lý thuyết an sinh xã hội

Chiến lược an sinh xã hội thời kỳ 2011 -2020 do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam xây dựng đã có cách phân chia hệ thống an sinh xã hội gồm ba trụ cột dựa trên mục tiêu của mỗi nhóm chính sách và chương trình an sinh xã hội. Ba trụ cột an sinh xã hội được phân chia thành:

a. Chính sách hỗ trợ người dân có việc làm, tạo thu nhập và tham gia thị trường lao động;

b. Chính sách hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm; c. Chính sách trợ giúp xã hội và giảm nghèo;

Cách phân chia này khá thuận tiện đối với việc phân tích đánh giá chính sách, chương trình về an sinh xã hội dựa trên mục tiêu hướng đến của chính sách. Tác giả sử dụng việc phân chia hệ thống an sinh này khi nghiên cứu về

vấn đề an sinh xã hội đối với nông dân mất đất vì đây là nhóm đối tượng: 1. Cần chuyển đổi nghề nghiệp nhưng không có chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng nghề nghiệp ngoài nông nghiệp (trừ nhóm làng nghề); 2. Thuộc nhóm thu nhập và có đời sống thấp. Chính sách an sinh xã hội cho nông dân mất đất có những điểm chung và khác biệt với chính sách an sinh xã hội nói chung. Người nông dân đặc biệt là nông dân mất đất cần những chính sách – chương trình an sinh xã hội giống như mọi thành viên khác trong xã hội, nhưng họ

cũng cần những chính sách riêng biệt hỗ trợ để ổn định sinh kế. Do đó những hệ thống chính sách an sinh xã hội hướng đến giải quyết những vấn đề của người nông dân mất đất như sau:

- Chương trình và chính sách bo him vi nn tng là bo him xã hi và bo him y tế - hướng đến h tr người nông dân khi gp vn đề v bnh tt, sc khe...

- Chương trình và chính sách h tr người dân tham gia th trường lao

động mt cách tích cc: đào to ngh (nông nghip hoc phi nông nghip);

đào to k năng đối phó vi nhng ri ro, bp bênh v vic làm; k năng mm cn có khi tham gia th trường lao động (ý thc k lut lao động, k

năng tìm vic, xin vic..)

- Tr cp và tr giúp xã hi thường xuyên và đột xut – nhóm chính sách này vn được áp dng chung vi nhng đối tượng đặc thù mà có th

người nông dân mt đất cũng thuc đối tượng được th hưởng.

Mặc dù người nông dân mất đất cần những chính sách an sinh xã hội cụ

thể và đặc thù nhưng chức năng và định hướng của an sinh xã hội đối với người nông dân vẫn đi theo định hướng chung của an sinh xã hội cho toàn xã hội:

1. Đảm bảo và duy trì thu nhập liên tục cho mọi thành viên trong cộng đồng xã hội ở mức tối thiểu để giúp họổn định cuộc sống;

2. Tạo lập quỹ tiền tệ tập trung trong xã hội để phân phối lại cho những người không may gặp phải những hoàn cảnh éo le; gắn kết các thành viên trong cộng

đồng xã hội để phòng ngừa, giảm thiểu và chia sẻ rủi ro và đối phó với những hiểm họa xảy ra do các nguyên nhân khác nhau giúp cho cuộc sống ổn định và an toàn.

Việc phân tích hiệu quả của chương trình – chính sách an sinh xã hội cho nông dân cần kết hợp với phân tích về “Lưới an sinh xã hội ( Social Safety Net). Dựa trên việc đánh giá hiệu quả bảo vệ và giúp nông dân mất đất trước những rủi ro. Tác giả Nguyễn Văn Định trong Giáo trình An sinh xã hội

Về cơ bản mỗi tầng lưới an sinh xã hội sẽ có mức độ bảo vệ đối tượng khác nhau:

- Lưới thứ nhất: thường che chắn và bảo vệ cho người lao động và gia

đình họ

- Lưới thứ hai: bảo vệ những đối tượng được ưu tiên

- Lưới thứ ba: Che chắn bảo vệ cho mọi thành viên trong xã hội

Theo quy luật chung thì lưới thứ nhất có đối tượng ngày càng được mở

rộng và lưới thứ ba có đối tượng ngày càng được thu hẹp, từ đó làm cho hệ

thống an sinh xã hội ở các nước ngày càng vững mạnh [13, tr.16].

Các nhà nghiên cứu trong nước đưa ra nhiều cách phân chia khác nhau về hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam. Một số tác giả có quan điểm khá tương đồng khi đưa ra cách phân chia của mình về hệ thống an sinh xã hội. Tác giả đã tổng hợp cách phân chia các nhóm chính sách và phân nhóm theo phạm vi đối tượng được bao phủ và khả năng tiếp cận chính sách này của đối tượng thụ hưởng thể hiện ở bảng 1.1.

Bảng phân chi hệ thống an sinh xã hội theo mô hình và khả năng tiếp cận bao gồm tất cả các tiểu hệ thống hợp thành hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam. Tuy vậy, luận văn này xác định hệ thống an sinh xã hội cho nông

Hình 1.1. Mô hình “Lưới an sinh xã hội” Lưới thứ nhất

Lưới thứ hai Lưới thứ ba

dân mất đất bao gồm 4 trụ cột chính là chính sách lao động việc làm, chính sách bảo hiểm xã hội, chính sách bảo hiểm y tế, chính sách trợ cấp, trợ giúp.

Bảng 1.1. Hệ thống an sinh sã hội theo mô hình và khả năng tiếp cận STT Tiểu hệ thống cấu thành hệ thống an sinh xã hội Lưới an sinh xã hội Khả năng tiếp cận của chủ thể thụ hưởng 1 Chính sách Phòng chống tệ nạn xã hội Bao phủđến mọi đối tượng Chủđộng hoặc thụ động 2 Chính sách việc làm Chủđộng 3 Chính sách và chương trình trợ giúp dành cho nhóm yếu thế Bao phủđến nhóm đối tượng có nhu cầu hỗ trợđặc thù Chủđộng hoặc thụ động 4 Chương trình và chính sách Bảo hiểm Xã hội. Chủđộng hoặc thụ động 5 Chính sách và chương trình bảo hiểm y tế Chỉ bao phủđến những đối tượng tự nguyện hoặc bắt buộc tham gia Chủđộng hoặc thụ động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề an sinh xã hội cho nông dân mất đất trong quá trình đô thị hóa tại phường lộc vượng, nam định (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)