.Lý thuyết đô thị hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề an sinh xã hội cho nông dân mất đất trong quá trình đô thị hóa tại phường lộc vượng, nam định (Trang 51)

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, đô thị hóa là một biến tác

động mà vì đó mà người nông dân mất đất nhằm phục vụ những mục tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ quan, nhà máy. Quá trình đô thị hóa có tác động tích cực lẫn tiêu cực đối nhưng trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, cần xác định những tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa để từ đó xác định những vấn đề mà nông dân mất đất cần đến hỗ trợ an sinh xã hội. Từ những

kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có thể phân chia những tác động của quá trình đô thị hóa thành ba nhóm vấn đề sau:

Tác động về xã hội của đô thị hóa

Theo Rossi-Hansberg (2004) và Williamson, J. ở vùng ĐTH là quá trình tập trung đông dân cư nên gây ra rất nhiều tác động tiêu cực đến cuộc sống: i) Thiếu đất xây dựng nhà cửa và các công trình phúc lợi công cộng; ii)

Điều kiện sống tồi tàn, chật chội và thiếu vệ sinh, thiếu nước, thiếu điện, thiếu không khí, không có cây xanh, không có nơi vui chơi giải trí cho người lớn và trẻ em v.v.. Đây là những nguyên nhân gây ra bệnh tật, căng thẳng, tệ nạn xã hội, v.v..; iii) Thất nghiệp, vì số người có nhu cầu tìm việc làm và cạnh tranh trong tìm việc làm rất cao; iv) Tội phạm xã hội, vì điều kiện sống không đảm bảo, con người phải cạnh tranh, vật lộn, thất nghiệp, nghèo đói nên không thể

giáo dục, quản lý được con cái, luật pháp và trật tự của các khu vực này thường khó duy trì so với các vùng nông thôn và các vùng đô thị lâu đời [41, tr. 59].

Như vy, trong quá trình đô th hóa, người nông dân mt đất s phi

đối din vi khó khăn v thiếu đất (để sng, sn xut); vn đề tht nghip; t

nn xã hi; vn đề sc khe-bn tt. Như vy, hin nay đã có nhng chính sách an sinh xã hi nào gii quyết nhng vn đề này và cn có và b sung nhng chính sách nào?

Tác động môi trường ca quá trình đô th hóa

Theo Báo cáo hiện trạng môi trường; Môi trường các khu công nghiệp của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2009, 2010, các vùng ĐTH tạo ra rất nhiều yếu tố làm tăng nhiệt độ và gây tác động xấu đến sức khỏe con người.

Đó là mật độ dân số cao, thiếu cây xanh, các công trình xây dựng hấp thụ

Các nghiên cứu gần đây cho thấy lượng hạt vật chất lơ lửng trong không khí,

đặc biệt tại các vùng đang ĐTH là rất đậm đặc và tác động rất xấu đến sức khỏe của con người [2]. Quá trình ĐTH cũng làm cho các nguồn nước thay

đổi mạnh. Các đô thị làm thay đổi quá trình tuần hoàn của nước và việc sản xuất, sinh hoạt thải ra một lượng chất thải vượt quá mức hấp thụ tự nhiên của môi trường, từđó,dễ gây ra các dịch bệnh.

Với những tác động tiêu cực về môi trường nêu trên hoạt động sản xuất của người nông dân đang phải đối diện với khó khăn nào? Bên cạnh đó là vấn

đề sức khỏe do chất lượng môi trường tự nhiên bị suy giảm bị ảnh hưởng ra sao?

Tác động kinh tế của quá trình đô thị hóa

Một trong những lợi ích quan trọng nhất do ĐTH mang lại là sự tập trung các nguồn lực tự nhiên, nguồn nhân lực, vốn xã hội và văn hóa, hơn nữa các phương tiện tại các đô thị cao hơn rất nhiều so với nông thôn.

Theo Jujita, Krugman, A.J. Venables, [63] một lợi thế rõ ràng khác của

đô thị mà ở khu vực nông thôn khó có thể so sánh được là tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển. Hệ thống các trường cao

đẳng, đại học đều tập trung ở các đô thịđểđào tạo các nguồn nhân lực tốt nhất cho sự phát triển đất nước Đô thị còn là nơi tăng cường vốn xã hội cho con người, với sự đa dạng của các mạng xã hội. Bên cạnh các quan hệ xã hội truyền thống, lối sống đô thị cũng giúp cho người ta dễ bỏ qua các trở ngại xã hội và văn hóa hơn nhiều so với nông thôn để trở thành động lực phát triển.

Lợi ích đặc biệt nhất mà đô thị hóa đem lại cho phần đông dân cư là các cơ hội cải thiện sinh kế và địa vị kinh tế của cá nhân và gia đình người dân đô thị [67, 74].

được mở rộng nhưng làm thế nào để người nông dân mất đất có thể nắm bắt

được những cơ hội này?

1.2. Các khái niệm 1.2.1.An sinh xã hội 1.2.1.An sinh xã hội

Các quan điểm quốc tế và trong nước về an sinh xã hội:

Theo quan điểm của ILO, An sinh xã hội là sự cung cấp phúc lợi cho các hộ gia đình và cá nhân thông qua cơ chế của Nhà nước hoặc tập thể nhằm ngăn chặn sự suy giảm mức sống hoặc cải thiện mức sống thấp. Định nghĩa này nhấn mạnh khía cạnh bảo hiểm và mở rộng tạo việc làm cho những đối tượng ở khu vực kinh tế không chính thức.

Theo Hiệp hội an sinh xã hội thế giới, Hệ thống an sinh xã hội được hiểu như sự phối kết hợp các thành tố (hợp phần) của chính sách công, có thể điều chỉnh đáp ứng nhu cầu của những công nhân và các công dân trong bối cảnh toàn cầu với sự thay đổi về kinh tế, xã hội, nhân khẩu học [75].

Theo Nguyễn Hải Hữu thì "ASXH là mt h thng các cơ chế, chính sách, bin pháp ca Nhà nước và xã hi nhm tr giúp mi thành viên trong xã hi đối phó vi các ri ro, các cú sc v kinh tế - xã hi làm cho h nguy cơ suy gim, mt ngun thu nhp do m đau, thai sn, tai nn, bnh ngh nghip, già c không còn sc lao động hoc vì nhng nguyên nhân khác quan rơi vào hoàn cnh nghèo kh và cung cp các dch v sc kho cho cng đồng, thông qua h thng mng lưới v bo him xã hi, bo him y tế

và tr giúp xã hi".

Như vậy, ILO đưa ra quan điểm xác định chủ thể thực hiện chịu trách nhiệm đảm bảo phúc lợi cho người dân không chỉ là Nhà nước mà còn là tập thể - cộng đồng, các tổ chức. Nhóm đối tượng mục tiêu của an sinh xã hội

đồng với quan điểm, định hướng nghiên cứu của luận văn này. Khi xác định rằng chủ thể thực hiện chương trình an sinh xã hội không chỉ là nhà nước mà còn là các tổ chức chính trị, xã hội và cộng đồng người dân và nhóm xã hội cần được ưu tiên ở đây chính là nhóm nông dân mất đất – lao động khu vực phi chính thức đang đối diện với sự thay đổi sinh kế do mất đất sản xuất. Tác giả Nguyễn Hải Hữu với kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo trợ xã hội

đã đưa ra mục đích hướng đến của hệ thống an sinh xã hội với ba bộ phận cấu thành là: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và trợ giúp xã hội.

Qua tổng hợp các quan điểm về an sinh xã hội cùng với quan sát cá nhân về các chương trình, chính sách hỗ trợ xã hội giúp người dân ứng phó rủi ro, tác giả cho rằng:

An sinh xã hội là một hệ thống chính sách và chương trình của nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và cộng đồng nhằm hỗ trợ các nhóm đối tượng cần trợ giúp trong xã hội để giúp họ chống đỡ hoặc lấy lại cân bằng do suy giảm về kinh tế hay bất ổn xã hội bởi lý do cá nhân (ốm đau, tai nạn, bệnh tật…) và các lý do khách quan của xã hội (chính sách, quy hoạch, thiên tai, ô nhiễm môi trường…).

Hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam hiện nay gồm bốn tiểu hệ thống sau:

1. Các chính sách và Chương trình Bảo hiểm xã hội; 2. Các chính sách và Chương trình Bảo hiểm Y tế;

3. Các chính sách và Chương trình trợ giúp – ưu đãi xã hội; 4. Các chính sách và Chương trình thị trường lao động.

Tuy nhiên theo tác giả hệ thống an sinh xã hội đối với nông dân mất

đất cũng đi theo hệ thống an sinh xã hội chung nhưng cần có những có những

1. Chương trình và chính sách Bảo hiểm với nền tảng là Bảo hiểm xã hội; 2. Chương trình và chính sách Bảo hiểm y tế (chính sách hoặc tự nguyện); 3. Chương trình và chính sách hỗ trợ người dân tham gia thị trường lao

động một cách tích cực: đào tạo nghề (nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp); đào tạo kỹ năng đối phó với những rủi ro, bấp bênh về việc làm; kỹ năng mềm cần có khi tham gia thị trường lao động (ý thức kỷ

luật lao động, kỹ năng tìm việc, xin việc..);

4. Trợ cấp và trợ giúp xã hội thường xuyên và đột xuất.

1.2.2.Đô thị hoá

Theo cách tiếp cận nhân khẩu học và địa lý kinh tế, quá trình đô thị hóa chính là sự di cư từ nông thôn vào thành thị, là sự tập trung ngày càng nhiều dân cư sống trong những vùng lãnh thổ địa lý hạn chế được gọi là các đô thị.

Đó cũng chính là quá trình gia tăng tỷ lệ dân cư đô thị trong tổng số dân của một quốc gia.

Theo Nguyễn Ngọc Tuấn, đô thị hóa là quá trình cấu trúc lại chức năng của khu vực nông thôn, tiền đề của đô thị hóa bao gồm: i) sự phát triển của lực lượng sản xuất công nghiệp ở khu vực nông thôn; ii) sự biến đổi trong mối quan hệ tương hỗ giữa khu vực thành thị và nông thôn. Cơ cấu kinh tế nông thôn được chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ và phi nông nghiệp [47].

Như vy, lun văn này quan nim ĐTH nông thôn Vit Nam có thể được hiu chung là s chuyn đổi t vùng nông thôn thành vùng đô thđi kèm vi nó s thay đổi địa v ca dân cư, t dân cư nông thôn tr thành dân cư

thành th. V khía cnh ngh nghip, đô th hóa cũng khiến gim t trng lao

động nông nghip, tăng t trng lao động phi nông nghip. Kinh tế phi nông nghip dn thay thế kinh tế nông nghip.

Suy từ định nghĩa trên, ta có thể thấy động lực của việc đô thị hóa có thể được chia làm hai loại như sau: Thứ nhất là sự lan tỏa của ngành công nghiệp

đô thị ra các vùng xung quanh hoặc kết quả của việc xây dựng các doanh nghiệp, dự án lớn của đô thị. Thứ hai là sự phát triển kinh tế xã hội của chính khu vực nông thôn hay nói cách khác là nhờ quá trình Công nghiệp hóa – hiện

đai hóa nông thôn. Quá trình này có thể diễn ra tuần tự để những tính chất,

đặc trưng của nông nghiệp, nông thôn dần được thay thế bởi tính chất công nghiệp – dịch vụ và đô thị.

1.2.3. Nhu cầu

Từ lâu nhu cầu đã là đối tượng nghiên cứu của hầu hết các ngành khoa học nghiên cứu sinh học và xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế - xã hội vấn đề về

nhu cầu được tìm thấy trong nghiên cứu của các nhà khoa học tên tuổi như Jeremy Bentham, Benfild, William Stanley Jevons, John Ramsay McCulloch, Edward S. Herman.

Từ điển Xã hội học Oxford đã đưa ra định nghĩa về nhu cầu như sau:

“nhu cu là cái gì đó được cho là cn thiết, đặc bit khi nó được coi là thiết yếu cho s sinh tn ca mt con người, mt t chc hay bt k th gì khác” [10, tr.416]. Đối với luận văn này, xác định nhu cầu về an sinh xã hội của nông dân mất đất để ổn định cuộc sống có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chính sách xã hội đạt được hiệu quả khi nó xuất phát từ nhu cầu nội tại của chủ thể

hưởng thụ chính sách. Tương tự, với chính sách về an sinh xã hội cho nông dân mất đất cần phải xuất phát từ nhu cầu của người nông dân mất đất. Có lẽ

mọi nhu cầu về chính sách của người nông dân đều được đáp ứng thỏa đáng vì nó cần được đặt trong tổng thể hài hòa hệ thống chính sách chung và chịu sự

ràng buộc, giới hạn bởi hệ thống văn bản pháp quy. Tuy vậy, việc xác định nhu cầu về an sinh xã hội đểổn định cuộc sống của nông dân là cần thiết.

1.3.Về địa bàn nghiên cứu

1.3.1. Giới thiệu chung về phường Lộc Vượng

Lch s ca phường Lc Vượng, thành ph Nam Định

Giai đoạn 1967-2004, xã Lộc Vượng – tiền thân phường Lộc Vượng thuộc thành phố Nam Định nhưng trước đó thuộc huyện Mỹ Lộc, Nam Định. Ngày 9/1/2004, Thủ tướng chính phủ ký Nghị định số 17/2004/NĐ-CP về

việc thành lập 5 phường thuộc thành phố Nam Định bao gồm phường: Lộc Vượng, Lộc Hạ, Thống Nhất, Cửa Nam và Trần Quang Khải.

Như vậy, có thể thấy giai đoạn 1967 – nay, phường Lộc Vượng đã trải qua hailần thay đổi đơn vị hành chính, lần thứ nhất chuyển từ một vùng nông thôn của huyện về thành phố; lần thứ hai chuyển đổi từ khu vực nông thôn – thành thị theo quyết định hành chính. Đây có thể nói chính là quá trình đô thị

hóa nhờ sự phát triển lan tỏa của khu vực trung tâm đô thị. Quá trình đô thị

hóa của xã Lộc Vượng chính thức được tiến hành bởi quyết định hành chính.

T chc hành chính

Hiện nay, phường Lộc Vượng có 8 miền dân cư (Vĩnh Trường, Tức Mạc 1, Tức Mạc 2, Thượng Lỗi 1, Thượng Lỗi 2, Kênh Thượng, Truyền Thống, Đường 38 A) với 26 tổ dân phố. Tại đây có 2 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp là HTX Kênh Thượng (chăn nuôi lợn và trồng lúa) và HTX chuyên rau cá Vĩnh Mạc (chuyên về rau, cá) (theo Báo cáo số liệu thống kê của Phường Lộc Vượng năm 2012).

Dân cư và dân s ca phường

Đến năm 2012, Phường Lộc Vượng có 3.307 hộ với dân số 11.371 người, 6.750 người trong độ tuổi lao động. Như vậy, dân số trong độ tuổi lao

Nghề nghiệp của người dân trên địa bàn có thể chia thành những nhóm nghề nghiệp sau: 1. Nông dân làm nông nghiệp; 2. Nông dân làm thêm nghề

phụ (làm thuê, làm công, đạp xích lô, chạy xe ôm, bán hàng rong,… chủ yếu là những nghề có tính thời vụ hoặc bán thời gian); 3. Buôn bán – thương mại – dịch vụ (những hộ sống ven trục đường lớn; 4. Lao động tự do; 5. Thủ công nghiệp (may gia công, làm vàng mã tại nhà; 6. Công nhân – viên chức cơ

quan nhà nước, doanh nghiệp… Trước đây, người dân xã Lộc Vượng chủ yếu làm nông nghiệp (trồng lúa, rau muống). Xã Lộc Vượng cũng nổi tiếng về

trồng rau muống vì chất lượng và được thị trường ưa chuộng. Ngoài ra, người dân miền Kênh có nghề thủ công truyền thống là làm bánh cuốn. Món quà sáng này được người dân miền Kênh làm và trực tiếp đi giao, bán trong thành phố Nam Định. Nội dung tiếp theo sẽ phân tích sâu hơn vấn đề lao động-việc làm tại đây.

1.3.2. Về các dự án thu hồi đất trên địa bàn phường Lộc Vượng từ năm

2000 đến nay

Giai đon 2000-2003, xã Lộc Vượng có 14 dự án thu hồi đất trong đó có 4 dự án xây dựng đường giao thông và 2 dự án Khu đô thị mới, 1 dự án Đại học dân lập Lương Thế Vinh và 7 dự án trụ sở cơ quan. Tổng diện tích đất bị

thu hồi là 611.517,4m2 với 758 hộ bị ảnh hưởng, trong đó có đến 517.282,1m2 đất nông nghiệp (chiếm 92,7% diện tích bị thu hồi).

Giai đon 2004 – 2013, phường Lộc Vượng có 17 dự án bao gồm: 9 dự

án công ty, doanh nghiệp; 4 dự án trụ sở cơ quan; 2 dự án công cộng; 2 dự án dân sinh (đất dịch vụ, đất tái định cư). Tổng diện tích đất bị thu hồi là 1.213.950,54m2 với 1.363 hộ bị ảnh hưởng, trong đó 815.403,7m2 đất nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề an sinh xã hội cho nông dân mất đất trong quá trình đô thị hóa tại phường lộc vượng, nam định (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)