1.3 .Về địa bàn nghiên cứu
2.2. Yếu tố tác động đến Chính sách an sinh xã hội cho nông dân mất đất trong
2.2.2. Nhận thức của nông dân về quyền lợi và quan điểm về việc tham gia
gia chương trình bảo hiểm
Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là loại hình bảo hiểm cơ bản và nền tảng để hỗ trợ người dân trước những rủi ro về sức khỏe, điều kiện sống. Hiến pháp năm 1992 của nước ta đã ghi: “kết hợp phát triển y tế nhà nước với y tế
tư nhân; thực hiện bảo hiểm y tế, tạo điều kiện để mọi người dân được chăm lo sức khoẻ”. Đây là định hướng quan trọng để thực hiện mục tiêu bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân, nhằm từng bước đạt tới công bằng trong chăm sóc sức khỏe, thực hiện sự chia sẻ giữa người khỏe với người ốm, người giàu với người nghèo, người trong độ tuổi lao động với trẻ em và người cao tuổi. Luật BHYT được Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14/11/2008 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2009 đã quy định trách nhiệm tham gia BHYT của các nhóm đối tượng theo lộ trình” (Đề án “Thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012 – 2015”). Tuy nhiên, tại tỉnh Nam Định, tỷ lệ bao phủ của BHYT đến người dân vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của cả
nước. Theo chỉ thị 10/CT-UBND của UBND tỉnh Nam Định “hết năm 2011 toàn tỉnh mới có gần 800 nghìn đối tượng tham gia bả hiểm y tế ở tất cả các diện, đạt 43,2% dân số, thấp hơn nhiều so với bình quân chung của cả nước (63,7%) trong đó có nhiều diện đối tượng tham gia thấp như học sinh, sinh viên đạt 28,9% (bình quân chung cả nước là 71,2%), người thuộc hộ gia đình cận nghèo đạt 1,3% (bình quân chung cả nước là 25%); số người tham gia BHYT tự nguyện đạt trên 3% (trong khi bình quân chung cả nước là 10%).
Đến năm 2013, tỷ lệ bao phủ BHYT tại Nam Định đã nâng lên 53% (Theo báo cáo 6 tháng đầu năm 2013, nhiệm vụ trong tâm 6 tháng cuối năm 2013
cả nước. Để nâng cao tỷ lệ bao phủ các loại hình bảo hiểm (bao gồm cả
BHYT) không phải chỉ là hành động của các sở, ban ngành, cơ quan liên quan mà nó còn xuất phát từ chính nhận thức về ý nghĩa của các loại hình bảo hiểm này.
Điều tra bảng hỏi hộ mất đất cho thấy, có 48,1% hộ có người tham gia BHYH tự nguyện; 29,1% hộ có người tham gia BHYT bắt buộc, 7,6% hộ có người tham gia BHXH tự nguyện, 17,7% hộ có người tham gia BHXH bắt buộc, 0% hộ có người tham gia bảo hiểm con người và 1,3% hộ có người tham gia bảo hiểm nhân thọ. Như vậy, có thể thấy BHYT bao phủ rộng hơn bảo hiểm xã hội trên cả 2 đối tượng tự nguyện và bắt buộc. Loại hình bảo hiểm mở rộng như bảo hiểm con người và bảo hiểm nhân thọ có quá ít người tham gia.
Nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm là chia sẻ rủi ro giữa những người cùng tham gia bảo hiểm. Hầu hết các hộ được điều tra bảng hỏi hộ gia đình
đều cho rằng quyền lợi khi tham gia bảo hiểm là được hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh với tỷ lệ 96% hộ mất đất và 87,3% hộ không mất đất đưa ra ý kiến này. Về quan điểm cho rằng tham gia bảo hiểm được hỗ trợ khi gặp khó khăn về sức khỏe, có 8% hộ mất đất và 44,3% hộ không mất đất đưa ra nhận định này (xem bảng dưới).
Tuy nhiên, nhận thức của người dân về quyền lợi khi tham gia bảo hiểm thiên về ý kiến cho rằng tham gia bảo hiểm có lợi về mặt chăm sóc sức khỏe (Chính sách BHYT) hơn là những quyền lợi về hỗ trợ các rủi ro khác như
hưởng lương khi hết tuổi lao động (chính sách BHXH). Phải chăng chính vì quan điểm và nhận thức này mà người dân tham gia BHYT cao hơn tham gia BHXH. Bên cạnh đó, phải chăng vì thu nhập của người dân còn chưa cao nên họ ưu tiên, cần những hỗ trợ rủi ro trước măt của BHYT hơn là những hỗ trợ
Bảng 2.6. Quan điểm của người dân về quyền lợi khi tham gia bảo hiểm
Đơn vị: %
Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm Tỷ lệ hộ
không mất đất
Tỷ lệ hộ mất đất
Được hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh 96 87,3
Được hưởng lương khi già, hết tuổi lao
động 36 25,3
Được hỗ trợ khi gặp khó khăn về sức khỏe 8 44,3
Đề phòng rủi ro . 1,3
(Nguồn: Điều tra bảng hỏi hộ gia đình nông dân mất đất và không mất đất)
Không chỉ nhận thức về lợi ích tham gia bảo hiểm mà quan điểm về
việc tham gia bảo hiểm cũng có ảnh hưởng đến khả năng mong muốn tham gia bảo hiểm của người dân.
Bảng 2.7. Quan điểm của người dân về việc tham gia bảo hiểm
Đơn vị: %
Quan điểm về việc tham gia bảo hiểm Tỷ lệ hộ không mất đất
Tỷ lệ hộ mất
đất
Mọi người đều có quyền mua bảo hiểm 44 69,6 Mọi người nên mua bảo hiểm 86 65,8 Thủ tục chi trả trợ cấp bảo hiểm rắc rối 8 25,3 Khám chữa bệnh cho đối tượng hưởng
bảo hiểm còn bị phân biệt, đối xử kém 8 41,8
(Nguồn: Điều tra bảng hỏi hộ gia đình nông dân mất đất và không mất đất)
Điều tra bảng hỏi hộ gia đình cho thấy tỷ lệ hộ mất đất cho rằng “mọi người có quyền mua bảo hiểm” là 69,6% cao hơn hẳn tỷ lệ 44% hộ không mất
hiểm, trong khi đó chỉ có 65,8% hộ mất đất cho rằng mọi người nên mua bảo hiểm. Bên cạnh việc ủng hộ tham gia bảo hiểm thì hộ mất đất có ý kiến đánh giá kém tích cực về việc thực hiện hỗ trợ của bao hiểm khi 25,3% hộ cho rằng thủ tục chi trả trợ cấp bảo hiểm rắc rối và có đến 41,8% cho rằng dịch vụ
khám chữa bệnh cho đối tượng bảo hiểm còn kém.
“Cô có bảo hiểm y tế tự nguyện thôi, chú không có vì không có điều kiện. Các em ở trường thì có mua. Y tế hình như là 445 nghìn đồng chưa tăng. Xót tiền lắm nhưng nhà cô vẫn cố mua. Thấy bà con bảo sang năm phí mua bảo hiểm cao hơn, không biết có khả năng mua được không nữa” (Phỏng vấn sâu nông dân mất đất thứ 3, nữ, 45 tuổi, trình độ 5/10).
Quan điểm đánh giá về hạn chế của thủ tục chi trả và chất lượng dịch vụ khi tham gia bảo hiểm phần nào cho thấy sự e ngại của người dân nói chung, nông dân mất đất khi tham gia bảo hiểm. Họ hiểu về ý nghĩa và tầm quan trọng khi tham gia bảo hiểm nhưng để khuyến khích, tạo sức hút của bảo hiểm với người dân, nông dân mất đất thì cần có dịch vụ hỗ trợ thỏa đáng. Chỉ
khi gặp khó khăn người dân mới phải dùng đến những hỗ trợ của bảo hiểm nhưng hỗ trợ này lại rườm rà, khó khăn kiểu ban ơn thì chỉ khiến tâm lý người dân thêm nặng nề.
Tiểu kết:
Các chương trình, chính sách, quy hoạch về đô thị hóa tác động đến phường Lộc Vượng cho thấy trong thời gian tới những quy hoạch về cơ sở hạ
tầng tại đây vẫn tiếp tục được diễn ra và hoàn thiện hơn nữa kết cấu đô thị tại
đây. Trong quá trình chuyển giao người nông dân trên địa bàn phường vẫn tiếp tục được áp dụng chính sách đối với khu vực nông thôn (đào tạo nghề, hỗ
trợ khuyến nông) và được hưởng chính sách bảo trợ xã hội đối với khu vực đô thị cao hơn khi là vùng nông thôn.
Người dân nói chung, nông dân mất đất nói riêng có nhận thức cao về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tham gia Bảo hiểm, đặc biệt là với Bảo hiểm Y tế. Họ ý thức về tầm quan trọng của BHYT cao hơn cả BHXH. Tuy nhiên, họ còn thiếu tin tưởng vào chất lượng của dịch vụ hỗ trợ khi tham gia bảo hiểm bên cạnh đó vệc tăng mức phí đóng bảo hiểm cũng là một trở ngại để
người dân tham gia bảo hiểm.