1.3 .Về địa bàn nghiên cứu
2.1.5. Biến đổi an ninh trật tự
Môi trường an ninh, xã hội tốt là nhân tố tích cực giúp người dân yên tâm sinh sống và làm việc. Nhưng theo khảo sát bảng hỏi hộ gia đình, có đến 54% hộ mất đất và 36,4% hộ không mất đất cho rằng tình hình an nhinh trật tự
trên địa bàn phường phức tạp hơn sau mất đất. Các chỉ báo về tình hình an ninh trật tự trên địa bàn phường Lộc Vượng những năm vừa qua cho thấy những thay đổi theo chiều hướng kém đi cụ thể như sau:
Tình hình tranh chấp dân sự gia tăng, thống kê số vụ tranh chấp dân sự
có xu hướng ngày càng gia tăng: 9 vụ/năm 2002; 17 vụ/năm 2004; 21 vụ/năm 2008 và 24 vụ/năm 2010 (Nguồn: Thống kê UBND Phường Lộc Vượng).
“Về công tác quản lý đất đai trật tự đô thị: Đây là một nhiệm vụ hết sức phức tạp, UBND phường đã có nhiều biện pháp để ngăn chặn việc lấn chiếm đất
đai, song do phường nằm trong quy hoạch phát triển đô thị, mặt khác các ao hồ nhỏ lẻ nằm đan xen sát các khu dân cư nên hiện tượng lấn chiếm luôn sảy ra. Trong năm đã xử lý 6 vụ lấn chiếm đất đai, 55 vụ vi phạm trật tự đô thị
xây dựng không phép, vi phạm quy hoạch, sử dụng đất không đúng mục
đích…”
(Nguồn: Báo cáo phong trào thi đua năm 2012 UBND phường Lộc Vượng)
Cũng theo kết quả điều tra bảng hỏi hộ gia đình, có 20,5% hộ mất đất và 10,8% hộ không mất đất cho rằng gặp khó khăn về vấn đề an ninh, trật tự. Vấn đề an ninh, trật tự xã hội được đảm bảo sẽ góp phần ổn định tâm lý cộng
đồng đồng thời thể hiện quan hệ xã hội ổn định, các cá nhân có được một môi trường xã hội hóa tích cực, đặc biệt với nhóm thanh thiếu niên.
Những tranh chấp liên quan đến đất đai gia tăng. Tranh chấp giữa các hộ dân liên quan đến đất đai gia tăng: năm 2004 chỉ có 7 vụ, năm 2004 có 14 vụ, năm 2008 là 18 vụ và 2010 là 19 vụ. Tình hình lấn chiếp đất công diễn ra phức tạp hơn khiến chính quyền địa phương phải đau đầu giải quyết.
Tình hình tranh chấp liên quan đến xây dựng tăng đáng kể khi năm 2002 chỉ có 42 vụ đến năm 2010 đã có 115 vụ (Nguồn: Thống kê UBND Phường Lộc Vượng). Khi chuyển thành phường, giá trị của đất đai tại phường Lộc Vượng tăng hơn hẳn khi là vùng nông thôn. Giá trị đất đai tăng lên khiến quyền lợi và lợi ích gắn với đất đai lại càng mạnh mẽ hơn. Người dân cũng không dễ gì từ bỏ những lợi ích đó và do đó các tranh chấp xảy ra mức độ
căng thẳng của tranh chấp cũng tỷ lệ thuận với giá trị lợi ích mà đất đai mang lại. Thực tế UBND phường Lộc Vượng đã phải giải quyết những tranh chấp giữa những người trong cùng một gia đình, giữa những người hàng xóm và giữa người dân với chính quyền khi lấn chiếm đất công.
Biểu 2.2. Số vụ tranh chấp, vụ án được UBND phường Lộc Vượng giải quyết
(Nguồn: Thống kê của UBND phường Lộc Vượng)
Tội phạm hình sự có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp hơn.
Theo thống kê của UBND phường Lộc Vượng, năm 2012 đã lập hồ sơ 34 vụ
án hình sự (60 đối tượng, 1 đối tượng bị truy nã) trong đó: 17 vụ chuyển công an thành phố truy tố, bắt 21 đối tượng, 17 vụ xử lý hành chính bắt 39 đối tượng. Cũng trong năm 2012 đã bắt 23 đối tượng liên quan đến ma túy bao gồm 6 đối tượng/6 vụ tang trữ ma túy; 17 đối tượng sử dụng ma túy. Năm 2010, công an phường đã triệt phá 1 tụ điểm buôn bán ma túy tại miền Tức Mạc, bắt 3 vụ tang trữ trái phép ma túy, 12 đối tượng sử dụng ma túy và xác
định còn 2 điểm bán lẻ ma túy trên địa bàn phường nhưng chưa triệt phá được. Trong khi đó trước năm 2004 không hề có một vụ án nào liên quan đến ma túy trên địa bàn xã Lộc Vượng.
Con số thống kê trên mới chỉ là những vụ việc được UBND phường tiếp nhận, giải quyết nhưng theo nhận định của UBND phường số vụ việc diễn ra có thể còn cao hơn. Những tranh chấp dân sự khi hai bên không thể thỏa
vụ viêc đều được phát hiện và chuyển đến cơ quan chức năng. Những con số
thống kê nêu trên cho thấy xu hướng của tình hình an ninh trật tự trên địa bàn phường Lộc Vượng sau thời điểm thành lập phường diễn ra phức tạp và căng thẳng hơn. Tâm lý của người dân cũng bị xáo trộn, họ sống thận trọng hơn trong cộng đồng của mình.
Tiểu kết:
Những khó khăn về lao động việc làm: đối với nông dân mất đất khiến người dân khó ổn định cuộc sống sau mất đất bao gồm: Chương trình đào tạo nghề miễn phí được thực hiện nhưng không đáp ứng được nhu cầu của người dân. Nông dân mất đất chưa có được chương trình đào tạo nghề phù hợp và hầu hết phải chủđộng tìm hướng mưu sinh cho mình và hầu hết công việc của họđều bấp bênh (lao động tự do, làm công, làm thuê: đạp xích lô, chạy xe ôm, bán hàng rong…); 2/Nông dân mất đất trên 35 tuổi không có cơ hội để học nghề cho dù là được hưởng chính sách theo Đề án đào tạo nghề hay tự học nghề vì hạn chế về năng lực tiếp thu do tuổi tác. Đồng thời họ cũng không có cơ hội được công ty, nhà máy nhận vào làm vì ngoài tuổi tiếp nhận. 3/Con em của các hộ nông dân mất đất sẽ bị mất đi một lựa chọn nghề nghiệp là sản xuất nông nghiệp mà bắt buộc phải làm nghề phi nông nghiệp trong khi phần lớn hộ nông nghiệp có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
Những khó khăn do biến đổi lối sống: Mức độ mất đất nông nghiệp tỷ
lệ nghịch với mức độ gia tăng chất lượng sống của họ và tâm lý của người nông dân mất đất vì vậy mà thêm phần hoang mang. Tình trạng người nhập cư
vào địa bàn phường khá phức tạp về thành phần đặt ra những vấn đề xã hội cần giải quyết đảm bảo quan hệ xã hội hài hòa giữa người nhập cư – người địa phương, người nhập cư – người nhập cư để hạn chế những mâu thuẫn xã hội nảy sinh do khác biệt về văn hóa.
Khó khăn do ô nhiễm môi trường: Tình trạng ô nhiễm khói, bụi, nước do xây dựng ảnh hưởng xấu đến: 1. Sức khỏe người dân; 2.Cản trở sản xuất nông nghiệp.
Khó khăn do tình hình an ninh trật tự : Tình hình an ninh trật tự tại phường Lộc Vượng diễn ra căng thẳng với số lượng vụ việc và tính chất tội phạm ngày càng phức tạp hơn khiến tâm lý người dân càng thêm hoang mang trong khi gia đình họđang phải trải qua thời kỳ quá độ, chuyển đổi với không ít khó khăn.