Biến đổi mức sống của người dân so với trước năm 2005

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề an sinh xã hội cho nông dân mất đất trong quá trình đô thị hóa tại phường lộc vượng, nam định (Trang 80 - 82)

Đơn vị: % Phân loại hộ mất đất Tăng lên nhiều Tăng lên một chút Không thay đổi Giảm đi một chút Giảm đi nhiều

Không mất đất nông nghiệp - 100 - - -

Mất dưới 20% đất nông nghiệp - 80 - 20 -

Mất 20% - 40% đất nông nghiệp - 70 30 - -

Mất 40% - 60% đất nông nghiệp 5.0 30 25 35 5

Mất 60% - 80% đất nông nghiệp - 50 20 30 -

Mất 80% - 100% đất nông nghiệp 18,2 45,5 18,2 9,1 9,1

Mất toàn bộđất nông nghiệp - 28,6 33,3 19 19

TỔNG 3,8 44,3 24,1 20,3 7,6

(Ngun: Điu tra bng hi h gia đình nông dân mt đất và không mt đất)

Theo đánh giá chủ quan của hộ gia đình mất đất về biến đổi mức sống hộ gia đình so với trước thời điểm thành lập phường, phần lớn ý kiến cho rằng mức sống của hộ gia đình tăng lên không đáng kể, thậm chí còn giảm đi. Tỷ lệ

hộ mất đất cho rằng mức sống của họ tăng lên một chút chiếm 44,3%. Trong khi đó chỉ có đến 3,8% cho rằng mức sống của họ tăng lên nhiều; 24,1% cho rằng mức sống không thay đổi; 20,3% cho rằng mức sống giảm đi một chút và 7,6% cho rằng mức sống của họ giảm đi nhiều. Như vậy nhìn chung nhận

định của hộ mất đất phần lớn cho rằng đời sống của họ không được cải thiện mà chỉ bằng hoặc kém hơn trước thời điểm 2005.

nông nghiệp tỷ lệ nghịch với biến đổi mức sống hộ gia đình. Có đến 19,1% hộ

mất toàn bộ đất nông nghiệp cho rằng mức sống của họ giảm đi nhiều so với trước năm 2005; tương tự với nhóm mất 60%-80% đất nông nghiệp là 9,1% trước năm 2005; tương tự với nhóm mất 60%-80% đất nông nghiệp là 9,1% trong khi nhóm không mất đất hoặc mất dưỡi 4% thì không cho rằng mức sống của họ giảm đi nhiều. Đời sống của hộ gia đình mất đất, đặc biệt là mất

đất nông nghiệp kém đi so với trước đây đặt ra vấn đề đối với bài toán đô thị

hóa: mất đất khiến người nông dân đang ngày càng sa sút về kinh tế?

Tâm lý cng đồng

Chỉ trong một thời gian ngắn là 8 năm vừa qua, người dân phường Lộc Vượng đã chứng kiến và trải qua những chuyển biến có thể xem là khá nhanh chóng và đột biến với khoảng thời gian ngắn ngủi đó. Ước chừng 70% hộ

nông nghiệp bị thu hồi đất và được bồi thường số tiền nhiều, ít tùy từng giai

đoạn và chế độ. Tình trạng lao động việc làm, tâm lý cộng đồng bởi vậy có những xáo trộn nhất định. Theo kết quả điều tra bảng hỏi hộ gia đình của luận văn, khi được hỏi về những biến đổi tâm lý cộng đồng trên địa bàn phường sau khi mất đất nông nghiệp, có đến 84,8% hộ mất đất và 57,1% hộ không mất đất cho rằng tâm lý người dân hoang mang sau khi mất đất. Kết quả điều tra này của luận văn cho thấy người nông dân mất đất rơi vào tình trạng tâm lý hoang mang, bất ổn hơn hộ mất đất mặc dù có đến quá ½ hộ nông dân mất đất cảm thấy tình trạng tâm lý hoang mang.

Gia đình vốn được xem là nơi che chở, chỗ dựa tâm lý tinh thần của con người nhưng đã bị lay chuyển bởi lợi ích từ đất đai. Có đến 49% hộ nông dân không mất đất và 47,2% hộ mất đất cho rằng mâu thuẫn gia đình tại địa phương nảy sinh sau mất đất. Có thể thấy cả nhóm nông dân mất đất và không mất đất đều có đánh giá quan điểm khá tương đồng về mâu thuẫn gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề an sinh xã hội cho nông dân mất đất trong quá trình đô thị hóa tại phường lộc vượng, nam định (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)