1.3 .Về địa bàn nghiên cứu
1.4. Về Chương trình chính sách an sinh xã hội nông dân mất đất có thể tiếp cận
1.4.4. Trợ cấp, trợ giúp xã hội thường xuyên và đột xuấ t
Chính sách cấp Trung ương về trợ cấp xã hội thường xuyên của cấp TW do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đảm nhiệm bao gồm: Chính sách dành cho đối tượng chính sách, người có công - Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng được Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Quốc hội Khóa XIII) thông qua ngày 16-7-2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định 31/2013/NĐ-CP ngày 9-4-2013 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công,…. Chính sách dành cho nhóm dễ bị
tổn thương (trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn – Nghị định số 67/2007/NĐ- CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; Nghị định số 13/2010/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về
chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, Thông tư liên tịch 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn cụ thể hơn việc thực hiện Nghị định); Ngoài ra còn có quyết định số 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở nhóm đối tượng chính sách nêu trên còn nhận được trợ cấp đột xuất như dịp lễ, tết, này kỷ niệm ngành từ ngân sách địa phương, ủng hộ của các tổ chức chính trị - xã hội hoặc các tổ chức, các nhà từ
thiện. Nếu hộ gia đình nông dân mất đất thuộc diện chính sách nêu trên có thể được hưởng chính sách.
Cấp tỉnh: Tỉnh Nam Định là địa phương có sản xuất nông nghiệp là chủđạo nên hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng cần được quan tâm. UBND tỉnh Nam Định có một số chính sách hỗ trợ với sản xuất nông nghiệp của tỉnh chẳng hạn như chính sách hỗ trợ sản xuất cây khoai tây trên đất 2 lúa từ 2013- 2015 (Quyết định số 25/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 2/7/2013); Chính sách hỗ trợ sản xuất cây vụ Đông trên đất 2 lúa từ năm 2012-2015
tài chính để phòng, chống dịch tai xanh ở lợn (Quyết định số 855/QĐ-UBND ngày 28/4/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh). Tuy nhiên, trong lộ trình của đô thị
hóa, sản xuất nông nghiệp thu hẹp thì những chính sách hỗ trợ trên không phải là giải pháp hữu hiệu để hỗ trợ người nông dân mất đất.
CHƯƠNG 2: TÌNH TRẠNG AN SINH XÃ HỘI CỦA NÔNG DÂN MẤT ĐẤT
TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TẠI PHƯỜNG LỘC VƯỢNG
Trong khoảng 10 năm chính thức trở thành đơn vị hành chính là phường Lộc Vượng, lợi ích đầu tiên mà quá trình đô thị hóa mang lại cho phường Lộc Vượng là hệ thống cơ sở hạ tầng được nâng cấp, cải tạo tốt hơn. Từ phỏng vấn người dân và quan sát thực tế, nhóm nghiên cứu thực địa của luận văn này nhận thấy hệ thống chăm sóc sức khỏe và giáo dục của địa phương đã được xây dựng mới hoàn toàn, khang trang, tiện nghi hơn. Trường mầm non của phường được xây dựng mới hoàn toàn từ năm 2008. Ngoài ra trường tiểu học, trung học cơ sở được đầu tư hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ
hơn. Người dân địa phương đánh giá cao trạm y tế được xây mới và hài lòng về sự thay đổi này. Nhà văn hóa của miền Kênh Thượng, Tức Mạc, Truyền thống được quan tâm đầu tư, đây là không gian sinh hoạt văn hóa tinh thần, hội họp của người dân.
Bên cạnh đó, dự án đền Trần hướng đến xây dựng quần thể di tích đền Trần là một điểm du lịch văn hóa tại địa phương kéo theo hệ thống đường xá dẫn từ trục được chính vào khu di tích được xây dựng mới hoàn toàn. Người dân địa phương qua đây không chỉ được hưởng ích lợi từ việc có thêm thu nhập từ làm dịch vụ tại khu di tích đền Trần mà còn được sử dụng hệ thống
đường giao thông tốt hơn.
Một số khu dân cư được xây dựng mới theo mô hình đô thị mới có cảnh quan hiện đại, văn minh như khu đô thị mới Hòa Vượng, khu đất tái định cư
Tây 38A, khu đất dịch vụ dành cho hộ bị thu hồi đất (dù chưa đáp ứng hết yêu cầu của hộ có nhu cầu được vào khu đất dịch vụ này). Người dân sinh sống tại các khu đô thị mới này khá hài lòng về cảnh quan và điều kiện sinh hoạt tại
“Người dân từ nơi khác đến lại có nhận thức nên có vẻ như là nếp sống
ở đây văn minh hơn ấy chứ. có vẻ như là có môi trường kinh doanh thuận lợi hơn. Lực lượng an ninh được quy củ hơn, có đội ngũ binh quân từ 13 đến 15
đồng chí, 26 đồng chí bảo vệ dân số, tổ phối hợp với ban để kiểm tra”. (Phỏng vấn sâu 6, nam, 51 tuổi, trình độ đại học)
“Thực tế và đời sống văn hóa tăng lên, phúc lợi từ điện, đường, trạm, giao thông phát triển mạnh, nhưng kinh tế thì theo tôi đánh giá là mức sinh hoạt theo thành phố nên còn gặp nhiều khó khăn. Thu nhập của người dân nơi
đây chủ yếu là từ nông nghiệp, mà chi tiêu thì lại theo như thành phố, mọi hoạt động từ giá điện, giá nước, và các chi phí khác đều tăng và theo giá của thành phố. Đời sống văn hóa của người dân nơi đây cũng tăng (Thảo luận nhóm nữ).
Có thể thấy là quá trình đô thị hóa tại phường Lộc Vượng đã khiến dời sống văn hóa tinh thần của người dân được tăng lên nhờ hệ thống cơ sở hạ
tầng, dịch vụ xã hội được nâng cấp, hoàn thiện. Sự gia tăng người nhập cư vào phường không chỉ góp phần tăng thu ngân sách cho địa phương mà tạo ra sự
giao lưu văn hóa như nhận định của người dân là tiếp thu được lối sống văn minh hơn từ những người nhập cư có trình độ, hiểu biết, văn minh.
Xét một cách tổng thể quá trình đô thị hóa đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân phường Lộc Vượng. Cơ sở hạ tầng tại địa phương được đầu tư xây dựng đã thu hút người dân từ nơi khác đến đây sinh sống góp phần nâng cao thu ngân sách cho địa phương và có tác động tích cực đến nếp sống của người dân. Nhưng bên cạnh những ích lợi đó là không ít những khó khăng, vướng mắc của người nông dân phường Lộc Vượng đang cần lời giải đáp, hỗ trợ từ nhà nước và xã hội.
2.1. Những khó khăn để ổn định cuộc sống sau mất đất của nông dân
Đất đai gắn với sinh kế của người nông dân và gián tiếp quy định vị trí xã hội cũng như các quan hệ xã hội của họ. Khi mất đi tư liệu sản xuất này trong quá trình đô thị hóa và người nông dân mất đất đối diện với quá trình xã hội hóa mới hướng đến ổn định cuộc sống sau mất đất. Trong giới hạn luận văn này, tác giả xin đi vào những nhóm vấn đề được xác định là khó khăn chính đểổn định cuộc sống sau mất đất của nông dân:
- Lao động – việc làm: Đây được xem là vấn đề mấu chốt bởi thông qua hoạt động lao động – việc làm con người có thể tồn tại một cách hài hòa cả về phương diện sinh học lẫn xã hội. Thông qua hoạt động xã hội nghề nghiệp con người tiếp tục xã hội hóa cá nhân, hòa nhập với cộng
đồng, xã hội và đảm bảo nhu cầu tồn tại về thể chất.
- Giáo dục đào tạo nghề: Việc làm của người nông dân vốn gắn với đồng ruộng nhưng đã bị mất vì mục đích đô thị hóa. Quá trình đô thị hóa mang đến cơ hội việc làm phi nông nghiệp nhưng để có được công việc
ổn định cần có chuyên môn nghề nghiệp. Đây là giải pháp cho vấn đề
việc làm nhưng cũng là vấn đề cần giải quyết.
- Biến đổi lối sống: khi cơ cấu xã hội nghề nghiệp thay đổi cũng kéo theo sự thay đổi trong lối sống của cá nhân và cộng đồng, những biến đổi này đặt ra những thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn với nông dân mất đất, đòi hỏi họ phải thích nghi, tiếp tục quá trình xã hội hóa cá nhân.
- Vấn đề môi trường sống: môi trường sống của khu vực bị đô thị hóa bị ảnh hưởng đáng kể bởi quá trình xây dựng tái thiết cơ sở hạ tầng đô thị
và gây ra những áp lực đối với môi trường sống của người dân địa phương trong đó có nông dân mất đất về mặt sức khỏe lẫn điều kiện lao
- Biến đổi an ninh trật tự: Cơ hội việc làm của vùng đô thị mới sẽ thu hút lao động từ nơi khác nhưng cũng đặt ra những khó khăn về đảm bảo an ninh trật tự xã hội, bên cạnh đó những áp lực về tâm lý do gặp khó khăn trong ổn định cuộc sống của những người mất đất dễ dẫn đến những căng thẳng trong tâm lý xã hội nếu không được giải quyết sẽ nảy sinh những mâu thuẫn xã hội mà đỉnh cao là xung đột xã hội.
Nội dung tiếp theo sẽ đi vào những khó khăn của người nông dân mất đất theo nhóm vấn đềđược nêu trên.