Giới thiệu chung về phường Lộc Vượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề an sinh xã hội cho nông dân mất đất trong quá trình đô thị hóa tại phường lộc vượng, nam định (Trang 58)

1.3 .Về địa bàn nghiên cứu

1.3.1. Giới thiệu chung về phường Lộc Vượng

Lch s ca phường Lc Vượng, thành ph Nam Định

Giai đoạn 1967-2004, xã Lộc Vượng – tiền thân phường Lộc Vượng thuộc thành phố Nam Định nhưng trước đó thuộc huyện Mỹ Lộc, Nam Định. Ngày 9/1/2004, Thủ tướng chính phủ ký Nghị định số 17/2004/NĐ-CP về

việc thành lập 5 phường thuộc thành phố Nam Định bao gồm phường: Lộc Vượng, Lộc Hạ, Thống Nhất, Cửa Nam và Trần Quang Khải.

Như vậy, có thể thấy giai đoạn 1967 – nay, phường Lộc Vượng đã trải qua hailần thay đổi đơn vị hành chính, lần thứ nhất chuyển từ một vùng nông thôn của huyện về thành phố; lần thứ hai chuyển đổi từ khu vực nông thôn – thành thị theo quyết định hành chính. Đây có thể nói chính là quá trình đô thị

hóa nhờ sự phát triển lan tỏa của khu vực trung tâm đô thị. Quá trình đô thị

hóa của xã Lộc Vượng chính thức được tiến hành bởi quyết định hành chính.

T chc hành chính

Hiện nay, phường Lộc Vượng có 8 miền dân cư (Vĩnh Trường, Tức Mạc 1, Tức Mạc 2, Thượng Lỗi 1, Thượng Lỗi 2, Kênh Thượng, Truyền Thống, Đường 38 A) với 26 tổ dân phố. Tại đây có 2 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp là HTX Kênh Thượng (chăn nuôi lợn và trồng lúa) và HTX chuyên rau cá Vĩnh Mạc (chuyên về rau, cá) (theo Báo cáo số liệu thống kê của Phường Lộc Vượng năm 2012).

Dân cư và dân s ca phường

Đến năm 2012, Phường Lộc Vượng có 3.307 hộ với dân số 11.371 người, 6.750 người trong độ tuổi lao động. Như vậy, dân số trong độ tuổi lao

Nghề nghiệp của người dân trên địa bàn có thể chia thành những nhóm nghề nghiệp sau: 1. Nông dân làm nông nghiệp; 2. Nông dân làm thêm nghề

phụ (làm thuê, làm công, đạp xích lô, chạy xe ôm, bán hàng rong,… chủ yếu là những nghề có tính thời vụ hoặc bán thời gian); 3. Buôn bán – thương mại – dịch vụ (những hộ sống ven trục đường lớn; 4. Lao động tự do; 5. Thủ công nghiệp (may gia công, làm vàng mã tại nhà; 6. Công nhân – viên chức cơ

quan nhà nước, doanh nghiệp… Trước đây, người dân xã Lộc Vượng chủ yếu làm nông nghiệp (trồng lúa, rau muống). Xã Lộc Vượng cũng nổi tiếng về

trồng rau muống vì chất lượng và được thị trường ưa chuộng. Ngoài ra, người dân miền Kênh có nghề thủ công truyền thống là làm bánh cuốn. Món quà sáng này được người dân miền Kênh làm và trực tiếp đi giao, bán trong thành phố Nam Định. Nội dung tiếp theo sẽ phân tích sâu hơn vấn đề lao động-việc làm tại đây.

1.3.2. Về các dự án thu hồi đất trên địa bàn phường Lộc Vượng từ năm

2000 đến nay

Giai đon 2000-2003, xã Lộc Vượng có 14 dự án thu hồi đất trong đó có 4 dự án xây dựng đường giao thông và 2 dự án Khu đô thị mới, 1 dự án Đại học dân lập Lương Thế Vinh và 7 dự án trụ sở cơ quan. Tổng diện tích đất bị

thu hồi là 611.517,4m2 với 758 hộ bị ảnh hưởng, trong đó có đến 517.282,1m2 đất nông nghiệp (chiếm 92,7% diện tích bị thu hồi).

Giai đon 2004 – 2013, phường Lộc Vượng có 17 dự án bao gồm: 9 dự

án công ty, doanh nghiệp; 4 dự án trụ sở cơ quan; 2 dự án công cộng; 2 dự án dân sinh (đất dịch vụ, đất tái định cư). Tổng diện tích đất bị thu hồi là 1.213.950,54m2 với 1.363 hộ bị ảnh hưởng, trong đó 815.403,7m2 đất nông nghiệp (chiếm 76,4% diện tích bị thu hổi).

ảnh hưởng cũng tăng gần gấp đôi trong khi chỉ tăng thêm 3 dự án. Điều này cho thấy quy mô các dự án thu hồi đất tăng lên đáng kể trong chủ yếu tăng số

dự án công ty, doanh nghiệp. Nhưng mặt khác trong giai đoạn trước khi xã Lộc Vượng thành phường, diện tích bị thu hồi đều là công trình dân sinh, công cộng (đường giao thông, cơ quan, cơ sở đào tạo…) nhìn chung không phải là đơn vị sản xuất kinh doanh mà chủ yếu là công ty tư nhân. Quần thể

khu di tích Đền Trần đã được quy hoạch thành Khu văn hóa Trần Triều là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của cả nước thu hút khách du lịch khắp nơi, tạo việc làm và thu ngân sách đáng kể cho phường Lộc Vượng.

1.4. Về Chương trình - chính sách an sinh xã hội nông dân mất đất có thể tiếp cận phường Lộc Vượng tiếp cận phường Lộc Vượng

Hệ thống an sinh xã hội này bao gồm 2 cấp độ chính sách: Thứ nhất, chính sách cấp trung ương do Chính phủ, quốc hội và các Bộ ban hành (Luật, Nghị định, quyết định, thông tư, chương trình – mục tiêu quốc gia); Thứ hai, chính sách cấp địa phương do Ủy ban Nhân dân tỉnh, các sở, ngành ban hành. Chính sách cấp địa phương được ban hành dựa trên điều kiện và tình hình thực tế của địa phương để áp dụng chính sách chung một cách phù hợp với tỉnh.

1.4.1. Chương trình, chính sách về Bảo hiểm xã hội

Chính sách Trung ương: Lut Bo him xã hi số 71/2006/QH11 của Quốc hội ngày 29/6/2006: Nếu nông dân mt đất trong độ tui lao động được tham gia Bo him xã hi t nguyn và sau khi đóng đủ thi gian quy định sẽ được hưởng chế độ hưu trí và t tut. Lut Bo him xã hi có hiu lc t

ngày 1/1/2008 (Theo Điu 140. Hệ thống văn bản chính sách dưới Luật về

loại hình mà nông dân có thể tiếp cận được. Hệ thống chính sách dưới Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện bao gồm: Nghị định:

Nghị định s 190/2007/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 28/12/2007 về

việc hướng dẫn một sốđiều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự

nguyện. Nghị định s 134/2008/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 31/12/2008 về điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Thông tư: Thông tư s

2/2008/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành ngày 31/1/2008 về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số

190/2007/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện. Thông tư s 2/2009/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành ngày 15/1/2009 hướng dẫn điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Nghị định số 134/2008/NĐ-CP về Điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Các văn bản này có đưa ra mức hưởng chế độ của người tham gia bao gồm: các loại hình, mức độ hưởng lương hưu và chếđộ tử

tuất.

Cp tnh: Tỉnh Nam Định thực hiện chính sách của TW về BHXH và không có chính sách riêng trong lĩnh vực này.

1.4.2. Chương trình, chính sách về Bảo hiểm y tế

Cấp trung ương: Luật Bảo hiểm Y tế số 25/2008/QH12 của Quốc hội ngày 14/11/2008: Trong số 6 đối tượng áp dụng Luật thì người nông dân mất

đất có thể tham gia Bảo hiểm y tế theo theo 2 nhóm đối tượng sau: 1. Tham gia BHYT tự nguyện; 2. BHYT. Hệ thống văn bản dưới Luật về Bảo hiểm Y tế bao gồm: Nghị định 62/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi

ngân sách nhà nước với nhóm đối tượng hộ cận nghèo, hộ được trợ cấp xã hội, hộ nông-lâm-diêm nghiệp có mức sống trung bình. Nghị định 63/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 16/5/2005 về việc ban hành

Điều lệ Bảo hiểm y tế. Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC của liên bộ Bộ Y tế, Bộ Tài chính ngày 14/8/2009 về việc hướng dẫn thực hiện Bảo hiểm y tế do Bộ Y tế, Bộ Tài chính ban hành ngày 14/8/2009. Thông tư

liên tịch số 22/2005/TTLT-BYT-BTC của liên bộ Bộ Y tế và Bộ Tài chính ngày 24/8/2005 về việc hướng dẫn thực hiện Bảo hiểm y tế tự nguyện.

Cấp tỉnh: Ngày 27/8/2012, UBND tỉnh Nam Định ra Chỉ thị số 10/CT- UBND chỉ thị việc đẩy mạnh thực hiện Luật Bảo hiểm Y tế. Sau 3 năm Luật Bảo hiểm Y tế và Nghị định 62/2009/NĐ-CP do chính phủ ban hành ngày 27/7/2009 hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế đi vào thực hiện, một số chỉ tiêu về diện bao phủ BHYT của tỉnh còn thấp so với mức chung của cả nước. UBND tỉnh Nam Định giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai nghiêm túc các nhiệm vụđược giao để Tổ chức thực hiện tốt Luật BHYT, nâng cao tỷ

lệ người dân tham gia BHYT. Đề án: “Bảo hiểm Y tế toàn dân” của do Sở

Y tế Nam Định xây dựng năm 2012, Tỉnh Nam Định hỗ trợ 100% chi phí mua thẻ BHYT cho hộ cận nghèo. Theo quy định của Luật BHYT và nghị định 62/2009/NĐ-CP, đối tượng này chỉ được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% . Như vậy, ngân sách của tỉnh Nam Định đã hỗ trợ 70% chi phí còn lại để mua và phát thẻ BHYT cho hộ cận nghèo. Sau khi thực hiện chủ trương này, tỷ lệ

bao phủ BHYT tỉnh Nam Định từ 43,5% năm 2011 lên 53% năm 2012 (Phụ

1.4.3. Chương trình và chính sách hỗ trợ nông dân mất đất tham gia thị

trường lao động

Cấp trung ương: Ngày 27/11/2009, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số: 1956/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020". Tiếp tục triển khai Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” ngày 11/4/2012, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành Quyết định số: 539/QĐ-BNN-TCCB về việc phê duyệt Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề phục vụđào tạo nghề cho lao động nông thôn. Ngày 31/8/2013, Thủ tướng chính phủ phê duyệt “Chương trình Mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2012- 2015”. Nếu hộ nông dân mất đất thuộc diện nghèo họ có thể vay tín dụng cho hộ nghèo theo Nghị định số 78/2002/NĐ – CP ngày 4/10/2002 về Tín dụng

đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Chương trình chính sách về “Xóa đói, giảm nghèo”

Cấp trung ương: Nghị quyết 80/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 19/5/2011 về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020. Ngày 27/9/2001, Thủ tướng chính phủ phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001-2005”. Ngày 5/2/2007, Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 20/2007/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010. Ngày 8/10/2012 Thủ tướng chính phủ phê ký quyết định số 1489/QĐ-TTg Phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015”.

Cấp tỉnh: Tỉnh Nam Định có xây dựng Chương trình đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động tỉnh Nam Định giai đoạn 2006-2010.

1.4.4. Trợ cấp, trợ giúp xã hội thường xuyên và đột xuất

Chính sách cấp Trung ương về trợ cấp xã hội thường xuyên của cấp TW do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đảm nhiệm bao gồm: Chính sách dành cho đối tượng chính sách, người có công - Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng được Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Quốc hội Khóa XIII) thông qua ngày 16-7-2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định 31/2013/NĐ-CP ngày 9-4-2013 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công,…. Chính sách dành cho nhóm dễ bị

tổn thương (trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn – Nghị định số 67/2007/NĐ- CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; Nghị định số 13/2010/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về

chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, Thông tư liên tịch 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn cụ thể hơn việc thực hiện Nghị định); Ngoài ra còn có quyết định số 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở nhóm đối tượng chính sách nêu trên còn nhận được trợ cấp đột xuất như dịp lễ, tết, này kỷ niệm ngành từ ngân sách địa phương, ủng hộ của các tổ chức chính trị - xã hội hoặc các tổ chức, các nhà từ

thiện. Nếu hộ gia đình nông dân mất đất thuộc diện chính sách nêu trên có thể được hưởng chính sách.

Cấp tỉnh: Tỉnh Nam Định là địa phương có sản xuất nông nghiệp là chủđạo nên hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng cần được quan tâm. UBND tỉnh Nam Định có một số chính sách hỗ trợ với sản xuất nông nghiệp của tỉnh chẳng hạn như chính sách hỗ trợ sản xuất cây khoai tây trên đất 2 lúa từ 2013- 2015 (Quyết định số 25/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 2/7/2013); Chính sách hỗ trợ sản xuất cây vụ Đông trên đất 2 lúa từ năm 2012-2015

tài chính để phòng, chống dịch tai xanh ở lợn (Quyết định số 855/QĐ-UBND ngày 28/4/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh). Tuy nhiên, trong lộ trình của đô thị

hóa, sản xuất nông nghiệp thu hẹp thì những chính sách hỗ trợ trên không phải là giải pháp hữu hiệu để hỗ trợ người nông dân mất đất.

CHƯƠNG 2: TÌNH TRẠNG AN SINH XÃ HỘI CỦA NÔNG DÂN MẤT ĐẤT

TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TẠI PHƯỜNG LỘC VƯỢNG

Trong khoảng 10 năm chính thức trở thành đơn vị hành chính là phường Lộc Vượng, lợi ích đầu tiên mà quá trình đô thị hóa mang lại cho phường Lộc Vượng là hệ thống cơ sở hạ tầng được nâng cấp, cải tạo tốt hơn. Từ phỏng vấn người dân và quan sát thực tế, nhóm nghiên cứu thực địa của luận văn này nhận thấy hệ thống chăm sóc sức khỏe và giáo dục của địa phương đã được xây dựng mới hoàn toàn, khang trang, tiện nghi hơn. Trường mầm non của phường được xây dựng mới hoàn toàn từ năm 2008. Ngoài ra trường tiểu học, trung học cơ sở được đầu tư hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ

hơn. Người dân địa phương đánh giá cao trạm y tế được xây mới và hài lòng về sự thay đổi này. Nhà văn hóa của miền Kênh Thượng, Tức Mạc, Truyền thống được quan tâm đầu tư, đây là không gian sinh hoạt văn hóa tinh thần, hội họp của người dân.

Bên cạnh đó, dự án đền Trần hướng đến xây dựng quần thể di tích đền Trần là một điểm du lịch văn hóa tại địa phương kéo theo hệ thống đường xá dẫn từ trục được chính vào khu di tích được xây dựng mới hoàn toàn. Người dân địa phương qua đây không chỉ được hưởng ích lợi từ việc có thêm thu nhập từ làm dịch vụ tại khu di tích đền Trần mà còn được sử dụng hệ thống

đường giao thông tốt hơn.

Một số khu dân cư được xây dựng mới theo mô hình đô thị mới có cảnh quan hiện đại, văn minh như khu đô thị mới Hòa Vượng, khu đất tái định cư

Tây 38A, khu đất dịch vụ dành cho hộ bị thu hồi đất (dù chưa đáp ứng hết yêu cầu của hộ có nhu cầu được vào khu đất dịch vụ này). Người dân sinh sống tại các khu đô thị mới này khá hài lòng về cảnh quan và điều kiện sinh hoạt tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề an sinh xã hội cho nông dân mất đất trong quá trình đô thị hóa tại phường lộc vượng, nam định (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)