Những khó khăn của lao động 35-55 với nữ, 35-60 tuổi với nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề an sinh xã hội cho nông dân mất đất trong quá trình đô thị hóa tại phường lộc vượng, nam định (Trang 98)

(Ngun: Điu tra bng hi h gia đình mt đất và h gia đình không mt đất) “Nhân dân ở đây thun là làm nông nghip, cuc sng ca h bị đảo ln, ngh nghip cũng thay đổi, kinh doanh thì phi có đim, làm dch v

không phi ai cũng làm được, nuôi con gì hay làm gì thì cũng cn phi xem xét v vn. Khi người dân cm tin đền bù thì h xây nhà, xây được nhà thì hết, đời sng li khó khăn ,không còn tin để làm ăn kinh tế, vì h cũng không biết làm gì.

Mt s gia đình còn tin thì mua xe máy cho con chy, lo chy vic cho con cái, bây gi hu như là gia đình nào cũng đi mua go về ăn hết. Vn tin nhn được thì ăn tiêu dn s b ct vn nên gp khó khăn là chuyn đương nhiên”.

(Phng vn sâu 7, nam, 35 tui, trình độ trung cp)

hoặc có năng lực quản lý tài chính của hộ gia đình trong khi hộ được bồi thường tiền nhưng hầu như sử dụng không đúng mục đích và ý nghĩa của tiền hỗ trợ bồi thường để chuyển đổi nghề nghiệp. Như thông tin của cán bộ địa phương cung cấp hầu hết đều dùng vào mua sắm tài sản không sinh lời hoặc kinh doanh. Điều tra định tính phỏng vấn sâu 5 hộ gia đình thì không hộ nào sử dụng vào việc tái đầu tư sản xuất mà chỉ gửi tiết kiệm dự phòng hoặc mua xe, cải tạo nhà. Như vậy, điều cần thiết là tư vấn về quản lý tài chính cho nhóm đối tượng này để họ sử dụng tiền bồi thường một cách hiệu quả nhất.

2.3.2. Nhu cầu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Điều tra bảng hỏi hộ gia đình cho thấy, hầu hết người được được hỏi

đều cho rằng nông dân mất đất cần BHYT, BHXH. 96,1% hộ mất đất được hỏi và 93,9% hộ không mất đất cho rằng người nông dân cần BHXH, BHYT

“H: Nông dân phường mình thường mua bo him gì?

Đ: Bà con mua bo him y tế t nguyn thôi. Có bo him xã hi nhưng còn tùy, vn còn ít lm mc dù là mình có tuyên truyn vn động

H: Có chính sách nào h tr kinh phí mua bo him không ?

Đ: Bà con t mua hết. Ch có h tr cho người có hoàn cnh khó khăn, như

h nghèo thôi. Hin nay còn 97 h nghèo năm 2012 được cp bo him. “ (Phng vn sâu 8, n, 33 tui, 12/12)

Nhu cu tr giá, h tr kinh phí mua BHYT, BHXH: có đến 62,5% hộ

không mất đất và 72,6% hộ mất đất cho rằng nông dân mất đất cần được trợ

giá mua bảo hiểm. Có 10,4% hộ không mất đất và 17,7% hộ mất đất cần Chủ

dự án hoặc chính quyền cấp 2 loại hình bảo hiểm này cho họ. Số liệu điều tra cho thấy tỷ lệ hộ mất đất cho rằng nông dân mất đất cần trợ giá, chủ dự án và chính quyền cấp thẻ bảo hiểm cao hơn cả hộ không mất đất. Nhưng ngoài ra, 18,8% hộ không mất đất cho rằng nông dân mất đất ở nhóm trung niên cần

thành viên thì rủi ro do mất đất lại càng lớn với họ và nhu cầu được tham gia bảo hiểm với họ lại càng lớn. Qua khảo sát một số hộ phỏng vấn sâu, hầu hết chỉ 1 trong 2 người trụ cột trong gia đình mua thẻ bảo hiểm y tế, thường là người phụ nữ theo lý giải của hộ: phụ nữ sức khỏe kém hơn nên cần thẻ bảo hiểm hơn. Nhưng thực tế là ngay cả người nam giới cũng cần đến thẻ bảo hiểm vì sau mất đất nhóm trung niên thường đi làm những công việc nặng nhọc như đạp xích lô, phụ hồ,… những nghề mà rủi ro tai nạn lao động rất cao cũng như hậu quả để lại về mặt sức khỏe cũng không nhỏ. Nhưng vì hoàn cảnh khó khăn mà không phải tất cả mọi thành viên trong hộ gia đình đều

được mua thẻ bảo hiểm y tế, như vậy thì Bảo hiểm xã hội lại càng xa vời.

Nhu cu tìm hiu v các loi hình bo him: Việc tìm hiểu về các loại hình bảo hiểm ở đây không chỉ bao gồm các lợi ích, nội dung được hỗ trợ khi tham gia từng loại hình bảo hiểm mà còn là những thủ tục mà người dân cần làm để nhận được hỗ trợ từ cơ quan bảo hiểm. Kết quả điều tra bảng hỏi hộ

gia đình cho thấy: 8,4% hộ không mất đất và 8,1% hộ mất đất cho rằng cần giới thiệu về các loại bảo hiểm và tuyên truyền về lợi ích tham gia bảo hiểm cho nông dân mất đất. Như đã phân tích ở mục 2.3.3 các hộđược hỏi cho biết thủ tục chi trả bảo hiểm còn rắc rối. Với người nông dân vốn ít tiếp xúc với các thủ tục giấy tờ, thủ tục để được chi trả bảo hiểm là phức tạp. Khó khăn này sẽ được giảm tải nếu các thông tin về thủ tục, nội dung chi trả, lợi ích tham gia bảo hiểm được phổ biến đến người dân.

2.3.3.Nhu cầu về các dịch vụ xã hội

Chương trình tín dng: Hiện nay, ngân hàng chính sách xã hội có một phòng làm việc tại trụ sở UBND phường Lộc Vượng có nhiệm vụ cho vay ưu

đãi đối với các hộ gia đình chính sách. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một chương trình tín dụng nào hướng đến hộ nông dân mất đất mà chương trình

nghèo, cho vay học sinh sinh viên…). Hội nông dân, Hội phụ nữ là 2 tổ chức

đứng ra cho hội viên vay vốn nhưng tiêu chí về đối tượng của họ là hộ nghèo và như vậy nhóm cận nghèo đã bị bỏ qua, không được đề cập đến. Sở dĩ hai tổ chức hội này đưa ra tiêu chí ưu tiên như vậy vì vốn cho vay của họ cũng không nhiều. Mỗi khoản cho vay không đáng kể so với nhu cầu chung: năm 2006 là 7 triệu/khoản vay/hộ (Hội phụ nữ); 10 triệu/khoản vay/hộ (Hội nông dân). Năm 2012 là 15 triệu/khoản vay/hộ (Hội phụ nữ); 10 triệu/khoản vay/hộ

(Hội nông dân) (Phụ lục II). Thủ tục để được vay vốn ở các tổ chức hội này cũng không kém phần rườm rà: Các chi hội họp bình bầu hộ nghèo, theo chỉ

tiêu được khoán cho mỗi chi hội hàng năm chỉ có khoảng 5 hội viên được vay. Sauk hi có danh sách sẽ có một tổ thẩm định đến từng hộ để thẩm định khả

năng cho vay. Sau khoảng ba tháng các thủ tục cho vay được triển khai và hộ được vay vốn phải hoàn trả sau 1 năm. Một số hộ phàn nàn thời gian cho vay vốn như vậy là quá ngắn để có thể đầu tư. Vì sau khi hoàn trả vốn thì lợi nhuận không đủ cho họ tái đầu tư đó là chưa kể đến việc rủi ro: dịch bệnh, kinh doanh thua lỗ. Thực tế, có rất nhiều hộ vay vốn đầu tư xây phòng trọ cho thuê nhưng do một số dự án trên địa bàn bị đình trệ nên phòng không có người thuê.

“Hin ti hi Ph n có hai ngun vn: mt là ngun vn t ngân hàng chính sách nhưng hin nay teo dn không có na. Hai là qu gii quyết vic làm và hc sinh sinh viên thôi, có nhiu khó khăn lm, mi t ch có 200 triu

đồng. Hin nay có 800 triu, dư n 883.7000 nghìn cho vay được 60 người“ (Phng vn sâu 8, n, 33 tui, 12/12)

Nhu cu tư vn, tr giúp tâm lý: Như đã phân tích ở mục 2.1.3 sau khi mất đất tâm lý người dân hoang mang, tình trạng tranh chấp, mâu thuẫn xoay quanh vấn đề đất đai phát sinh. Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn phường

hoặc cần được quan tâm, chia sẻ về những khó khăn trong đời sống để giải quyết vấn đề một cách sáng suốt. Các dự án lấy đất, chính quyền địa phương giải quyết các thủ tục bồi thường hỗ trợ xong là xong nhưng số vụ tranh chấp, mâu thuẫn nảy sinh trong vấn đề đất đai dẫn đến kiện tụng có lẽ sẽ không gia tăng như vậy nếu nhu cầu về kiến thức và tâm lý của người nông dân mất đất

được quan tâm và giải quyết thỏa đáng. Người nông dân khi mất đất không chỉ gặp khó khăn về kinh tế, cú sốc về kinh tế mà còn là sốc về tâm lý: Sốc vì từđịa vị làm chủ mà một số người lại thành địa vị người làm thuê; sốc vì được nhận một khoản tiền đền bù có thể nhiều thì không biết phải sử dụng thế nào và nếu ít thì có thể bất bình v.v.. Nói chung, hỗ trợ cho người nông dân không chỉ là vấn đề kinh tế, tài chính mà bên cạnh đó cần quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng của người dân, giúp họ thoát khỏi những cú sốc tâm lý có thể có. Nếu điều này được làm tốt có lẽ tình trạng căng thẳng, bất bình do mất đất dẫn

đến kiện tụng tranh chấp sẽ không xảy ra và người nông dân mất đất sẽ tập trung sức lực và trí tuệ cho việc ổn định đời sống sau mất đất.

Tiểu kết:

Nhu cu h tr v gii quyết vic làm ca nông dân mt đất: Cần có chương trình đào tạo nghề xuất phát từ khả năng đáp ứng của nông dân mất

đất căn cứ theo lứa tuổi, khả năng kinh tế; Tư vấn hướng nghiệp cho nhóm thanh niên, con em của các hộ nông dân mất đất; Tư vấn về kỹ năng quản lý tài chính cho hộ nông dân mất đất.

Nhu cu v BHXH, BHYT: hỗ trợ kinh phí mua BHYT, BHXH cho nông dân mất đất đặc biệt nhóm trung niên, người cao tuổi; phổ biến kiến thức về quyền lợi, nội dung chi trả và thủ tục phải làm để được chi trả khi gặp rủi ro.

gia hạn khoản vay kéo dài hơn căn cứ theo mục đích đầu tư; Tư vấn tâm lý cho nông dân mất đất giúp họ thoát khỏi cú sốc tâm lý sau mất đất.

2.4. Giải pháp hỗ trợ an sinh xã hội cho nông dân mất đất tại phường Lộc Vượng Vượng

Từ những thực trạng chính sách an sinh xã hội, khó khăn để ổn định cuộc sống và nhu cầu để ổn định đời sống cho nông dân mất đất cần có giải pháp nào để giải quyết những nhu cầu về an sinh xã hội cho nông dân mất đất

để ổn định cuộc sống sau mất đất. Những giải pháp an sinh xã hội giúp người nông dân mất đất trong quá trình đô thị hóa tại phường Lộc Vượng được đề

xuất ở đây dựa trên vai trò của những chủ thể liên quan chính là chủ đầu tư, chính quyền, tổ chức hội, đoàn thể, Nông dân mất đất, cộng đồng dân cư. Khái niệm vai trò được sử dụng với ý nghĩa là chức năng xã hội, là mô hình hành vi được xác lập một cách khách quan bởi vị thế xã hội. Theo Robertsons vai trò là một tập hợp các chuẩn mực, hành vi, quyền lợi và nghĩa vụđược gắn liền với một vị thế xã hội nhất định. Từ quan điểm này về vai trò mà việc xác

định những giải pháp về an sinh xã hội gắn với những chủ thể được đề cập ở đây dựa trên chức năng, nhiệm vụ của tổ chức và nhóm xã hội.

2.4.1. Vai trò của chủ đầu tư các dự án tại địa phương

Thống kê các dự án thu hồi đất trên địa bàn phường từ năm 2000 đến nay có 4 dự án cơ sở đào tạo khiến 252 hộ BAH; 9 dự án cơ sở hạ tầng (đường, kè sông, khu đô thị) khiến 765 hộ BAH; 9 dự án trụ sở cơ quan khiến 206 hộ BAH; 10 dự án công ty, doanh nghiệp khiến 502 hộ BAH (Phụ lục III). Số liệu cũng cho thấy, tất cả các dự án đều thu hồi đất nông nghiệp và phần lớn là thu hồi đất nông nghiệp. Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và dự án xây dựng công ty, doanh nghiệp gây ảnh hưởng đến nhiều hộ nông dân nhất.

Thực tế, chỉ có 1,3% hộđược hỏi là được chủ dự án cam kết nhận thành viên của hộ gia đình vào làm việc nhưng qua tìm hiểu về phía chính quyền, không có một dự án nào trên địa bàn có văn bản cam kết nhận lao động địa phương vào làm việc mặc dù trong thời gian qua có 10 dự án là công ty, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sử dụng đất bị thu hồi trên địa bàn phường. Hơn nữa có đến 51,9% hộ mất đất được hỏi cho rằng chủ dự án cần có hành

động đối với những biểu hiện tâm lý xã hội tiêu cực nảy sinh trên địa bàn phường. Những đòi hỏi của hộ nông dân mất đất xoay quanh vấn đề: đền bù và giải quyết việc làm cho người dân và con em (40% hộ mất đất được hỏi), nhận thành viên của hộ gia đình vào làm việc (10,6%), hỗ trợ đào tạo nghề

cho nông dân và con em (20,3%), tổ chức họp mặt và thảo luận với người dân (5,3%), có mức đền bù cao hơn (30,1%)

Vai trò của các chủ dự án đối với hộ nông dân mất đất trong việc đáp

ứng nhu cầu về an sinh xã hội của nông dân mất đất như sau:

- Đối vi nhu cu về đào to nghề: các dự án cùng liên kết, phối hợp hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động địa phương, đặc biệt ưu tiên lao động trong độ tuổi lao động của hộ nông dân mất đất. Nội dung đào tạo không nhất thiết phải hướng đến vào làm việc cho các dự án lấy đất mà có thể

giúp người dân có hướng nghề nghiệp phi nông nghiệp phù hợp với năng lực, hoàn cảnh. Cần quan tâm hơn đến đối tượng nông dân mất đất trên 35 tuổi để có chương trình đào tạo nghề phù hợp với họ.

- Tư vn k năng xin vic: Từ kinh nghiệm tuyển dụng, các chủ dự án có thể mở các lớp tập huấn hoặc phát tài liệu phổ biến kỹ năng xin việc, tìm kiếm thông tin việc làm, những đòi hỏi của nhà tuyển dụng đối với các

ứng viên xin việc để người lao động chuẩn bị những kỹ năng cần thiết khi

- Cung cp thông tin vic làm: Các dự án có thể hỗ trợ thông tin tuyển dụng cho lao động trên địa bàn. Thông tin tuyển dụng có thể đăng trên bảng tin tại trụ sở của cơ quan, đơn vị hoặc đặt một bảng tin tuyển dụng tại trụ sở UBND phường, nhà văn hóa thôn/tổ dân phố. Thông tin tuyển dụng có thể được phát trên hệ thống loa truyền thanh của của phường.

- Tư vn hướng nghip: Phối hợp với cơ sởđào tạo (trường phổ thông trên địa bàn hoặc trường đào tạo nghề) thực hiện chương trình tư vấn hướng nghiệp cho lao động trong độ tuổi lao động mà con em dưới độ tuổi lao động cần được hỗ trợ thông tin hướng nghiệp. Chương trình này có thể

chỉ là một buổi tư vấn hoặc phổ biến trong những buổi họp tổ dân phố. Việc này cần được thực hiện định kỳ hàng năm trong khoảng 5-10 năm tiếp theo hoặc cho đến khi diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi hết.

- H tr thường xuyên, h trợ đột xut với đối tượng chính sách, đặc biệt là hộ nông dân mất đất nghèo, cận nghèo, hộ lao động trụ cột là người trung niên. Việc làm này nên phối hợp với Hội chữ thập đỏ, Hội phụ nữ, Hội nông dân hoặc tổ dân phố trên địa bàn cơ quan đóng trụ sở. Đây cũng

được xem là một trong những hành động thể hiện trách nhiệm xã hội của

đơn vị sử dụng đất của người dân tại địa phương và những hoạt động này cần được thực hiện sau khi quá trình thu hồi đất hoàn thành, nó không chỉ

thể hiện trách nhiệm xã hội của đơn vị cơ quan đóng trên địa bàn mà góp phần thắt chặt mối quan hệ gắn bó giữa cơ quan, đơn vị với địa phương

2.4.2. Vai trò của chính quyền địa phương

Cơ quan chính quyền hay thiết chế nhà nước có chức năng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước cũng như thực hiện, giám sát việc thực hiện các chính sách của nhà nước tại địa phương. Thiết chế nhà nước không chỉ thực hiện chức năng giám sát, thực thi chính sách mà còn cần lắng nghe nhu cầu

đề nghị chính quyền địa phương cần có hành động để giải quyết những vướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề an sinh xã hội cho nông dân mất đất trong quá trình đô thị hóa tại phường lộc vượng, nam định (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)