1.3 .Về địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Lao động-việc làm
Khi người nông dân bị thu hồi đất, đặc biệt là đất nông nghiệp, tình trạng việc làm của các thành viên trong hộ gia đình bị tác động ít nhiều, phụ
thuộc vào mức độ đất bị thu hồi. Đối với những hộ bị mất toàn bộ đất nông nghiệp, các thành viên trong tuổi lao động buộc phải chuyển đổi nghề nghiệp hoàn toàn trong khi những thành viên sắp bước vào độ tuổi lao động phải xác
định làm những công việc phi nông nghiệp. Nếu các hộ gia đình nông dân vẫn muốn làm nông nghiệp thì họ phải thuê đất nông nghiệp, nhưng theo tiến trình đô thị hóa tại địa phương thì sản xuất nông nghiệp không phải là định hướng lâu dài. Sự chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm của thành viên trong và sắp bước vào tuổi lao động chịu những tác động không nhỏ bởi việc mất đất.
Đối với những người nông dân, việc chuyển đổi việc làm không phải là điều dễ dàng bởi họđã làm nông nghiệp mà chưa hề chuẩn bị kỹ năng, nghề nghiệp phi nông nghiệp. Tính từ năm 2000 đến nay, tại phường Lộc Vượng đã có 182,546 ha đất được thu hồi thực hiện các dự án trong đó có 133,268 ha đất nông nghiệp, với 2.121 lượt hộ bị thu hồi. Trong khi đó đến năm 2012, toàn phường có 3.307 hộ với 11.371 người. Như vậy, có thể thấy quy mô và mức
nông dân bị mất đất của đề tài cho thấy chỉ có 2,5% hộđược hỏi không bị thu hồi đất nông nghiệp và có đến 26,6% hộ được hỏi mất 100% đất nông nghiệp. Tỷ lệ hộ mất đất nông nghiệp được hỏi còn đất nông nghiệp chỉ là 70,9%.
Biểu 2.1. Tỷ lệ hộ theo mức độ đất nông nghiệp bị thu hồi
(Nguồn: Kết quảđiều tra bảng hỏi hộ nông nghiệp bị thu hồi đất)
Theo kết quả điều tra này, có đến ¼ hộ nông nghiệp được hỏi bị thu hồi đất đã phải chuyển đổi nghề nghiệp. Nhưng với ngay cả những hộ còn đất nông nghiệp cũng khó có thể canh tác trên đất ruộng. Đến năm 2012, trên địa bàn phường Lộc Vượng còn 76,39 ha đất nông nghiệp và 68,5 ha đất ao, đầm, kênh. Qua quan sát thực địa và phỏng vấn cán bộ, người dân, diện tích đất nông nghiệp hiện còn hầu như khó canh tác được vì trong quá trình thi công, xây dựng các dự án, hệ thống kênh mương tiêu, thoát nước bị phá hủy dẫn đến có những khu vực ruộng, vườn rau bị ứ đọng nước và khu vực lại không có
đường dẫn nước, bị khô cạn.
“ ..do ảnh hưởng của phát triển đô thị, hệ thống mương máng giao thông thủy lợi nội đồng bị phá vỡ, diện tích bị thu hẹp manh mún không chủđộng về tưới tiêu nên diện tích bỏ hoang trên 20ha chỉ còn lại 10 ha canh tác cây lúa tại sứ đồng cừ con cánh Phượng, còn lại là tận dụng trồng rau nên năng suất đạt thấp, ước đạt 25 tạ/ha” (Theo Báo cáo tổng kết phong trào thi đua năm 2012
Bảng 2.1. Những khó khăn của hộ nông dân mất đất STT Những khó khăn chính của hộ nông dân mất đất STT Những khó khăn chính của hộ nông dân mất đất
theo ý kiến của hộ mất đất
Hộ mất đất (%)
1 Thất nghiệp, thiếu việc làm 35.4 2 Phải đi nơi khác làm việc 2.5
3 Xoay sở tìm nghề mới 3.8
4 Mất ruộng nên chỉ có đi làm thuê nhưng không ổn
định 27.8
5 Tuổi cao quá tuổi đi học nghề và xin việc ở công ty 2.5 6 Không có trình độ chuyên môn 17.7 7 Thiếu vốn chuyển nghề, cho con cái đi học 8.9 8 Còn ruộng nhưng ruộng không canh tác được, đi
làm thuê 1.3
(Nguồn: Điều tra bảng hỏi hộ gia đình nông dân mất đất và không mất đất)
Cả hộ nông nghiệp mất đất lẫn không mất đất đều cho rằng vấn đề khó khăn nhất với người nông dân khi bị thu hồi đất chính là thất nghiệp, thiếu việc làm (35,4% hộ mất đất, 62% hộ không mất đất). Có 27,8% hộ mất đất cho rằng mất đất thì người nông dân chỉ có thể đi làm thuê, lao động tự do không ổn định và 17,7% hộ mất đất cho rằng không có trình độ chuyên môn là
điều khó khăn . Hệ quả kinh tế của việc thất nghiệp, thiếu việc làm do mất đất là khó khăn lớn đối với những hộ nông nghiệp bị thu hồi đấ mặc dù họ được bồi thường, đền bù. Nhưng qua phỏng vấn sâu hộ gia đình với 5 hộ nông dân mất đất cho thấy, họ sử dụng khoản bồi thường như sau: 1. Gửi ngân hàng để
sử dụng khi cần thiết (chi tiêu khi bệnh tật, đầu tư cho con cái đi học); 2. Đầu tư cải tạo nhà ở chứ không hềđược sử dụng để chuyển đổi nghề nghiệp.
vấn đề việc làm là nghề nghiệp cho nông dân trong độ tuổi từ sau trung niên trở lên (từ 35 tuổi trở lên). Có 2,5% ý kiến của hộ nông nghiêp mất đất cho rằng: “Tuổi cao quá tuổi đi học nghề và xin việc ở công ty”. Theo ý kiến của cán bộ địa phương: “90% là người nông dân trên địa bàn phường tuổi từ 35
đên 50, chuyển đổi nghề nghiệp cũng khó. Vào doanh nghiệp thì cần phải có trình độ, độ tuổi quy định, mắt kém thì làm sao mà làm được”. Mặt khác, chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án: “Đào tạo nghề
cho lao động nông thôn đến năm 2020” thực hiện tại địa phương lại giới hạn
độ tuổi tham gia chương trình đào tạo là từ 18 đến 35 tuổi. Như vậy, đối tượng trong độ tuổi 35-50 tuổi không được tham gia chương trình đào tạo nghề theo chương trình, đề án và họ cũng không có khả năng thuộc độ tuổi tuyển dụng của các doanh nghiệp. Thực tế tại địa phương, người lao động thuộc nhóm lứa tuổi này tự làm những công việc sau: 1. Đi làm công, làm thuê tại địa phương hoặc đi nơi khác; 2. Tăng gia, sản xuất tại nhà; 3. Bán hàng rong. 4. Một số ít
ở nhà không có nguồn thu. Đối với người nông dân, cho dù thu nhập từ nông nghiệp của họ không cao nhưng ít nhất đủ đảm bảo nhu cầu lương thực tối thiểu cho họ. Nhưng khi mất đất, họ phải đi làm công, làm thuê công nhật cho dù có thể cao hơn thu nhập từ nông nghiệp nhưng công việc bấp bênh, không
ổn định nhất là về lâu dài tuổi tác, sức khỏe kém nếu còn ruộng họ vẫn có thể
cho thuê hoặc khoán để có chút nguồn thu nhập nhưng khi làm thuê thì hết sức lao động là hết nguồn thu.
Như vậy, để người nông dân thích nghi với cơ cấu xã hội nghề nghiệp mới, những khó khăn vướng mắc nêu trên cần phải được giải quyết ổn thỏa. Kết quả điều tra bảng hỏi hộ gia đình đã cho thấy chính những người nông dân đã ý thức được rất rõ ràng về khó khăn mà họ gặp phải. Những nhận thức này nếu không được hỗ trợ tâm lý, giải quyết khó khăn sẽ dẫn đến hệ quả tâm