Trang thiết bị an toàn trong cửa hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước trong kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện tiên du (Trang 75 - 76)

Chỉ tiêu Số lượng (cửa hàng) Tỷ lệ (%)

Có không gian thoáng mát 17 85,00

Cửa hàng làm bằng chất liệu dễ cháy nổ 0 0

Có trang thiết bị phòng chống cháy nổ 12 60,00

Có thiết bị sơ cứu 6 30,00

Có nơi nghỉ ngơi sinh hoạt tại cửa hàng 8 40,00

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Hầu hết các cửa hàng trên địa bàn đều thoáng mát, không làm bằng chất liệu dễ cháy nổ và không ngỉ ngơi sinh hoạt tại cửa hàng. Tuy nhiên, điều cần đáng lưu ý là việc thiếu trang thiết bị phòng cháy chữa cháy, thiếu dụng cụ sơ cứu trong trường hợp ngộ độc thuốc là chiếm đa số. Chỉ có 12 cửa hàng là có thiết bị phòng chống cháy nổ, chiếm 60,00%, có thiết bị sơ cứu thì còn ít hơn chỉ có 6 cửa hàng, chiếm 30,00% trong tổng số cửa hàng.

Các cửa hàng, kho thuốc đều được xây dựng vững chắc, thoáng mát, không làm bằng chất liệu dễ gây cháy nổ. Vì điều kiện về nguồn vốn cũng như quy mô mà việc trang bị thiết bị phòng cháy chữa cháy là vấn đề còn khá khó khăn cho các cửa hàng. Dù nhiều người vẫn biết về quy định trang thiết bị phòng chống cháy nổ cần phải có trong cửa hàng nhưng mà do điều kiện không cho phép nên vẫn không có. Trang thiết bị phòng chống cháy nổ cần phải có bao gồm bình xịt, bao cát để trong cửa hàng. Bình xịt thường có giá khoảng từ 500.000 – 700.000 đồng, nhưng bình chỉ được sử dụng trong vài tháng. Nếu quá hạn sử dụng thì cũng không sử dụng được. Do đó với doanh thu từ một cửa hàng bán thuốc nhỏ lẻ thì việc mua bình xịt là một việc khá khó khăn. Về trang thiết bị sơ cứu cũng là một vấn đề mà người ta ít quan tâm đến. Không có nhiều người nghĩ đến việc ngộ độc do thuốc trong cửa hàng, nhiều lúc họ chưa nhận thức được sự nguy hiểm của thuốc BVTV nên trong công tác phòng trừ nhiễm độc vẫn còn rất sơ sài. Có cửa hàng còn được xây sát nối liền với nhà ở từ đó sinh hoạt của gia đình như nấu ăn hay các công việc nhà gần như là ngay trong cửa hàng. Điều đó rất nguy hiểm ch chính bản thân người bán thuốc cũng như những người trong gia đình.

Một vấn đề cần quan tâm nữa là tình trạng người có chứng chỉ bán thuốc là một người mà người bán thuốc là một người khác. Có lúc người chồng là người có chứng chỉ hành nghề nhưng người bán là người vợ. Có nhiều lúc bất cứ

thành viên nào trong gia đình cũng có thể bán thuốc nếu như người bán chính bận việc. Điều này rất dễ dẫn đến tình trạng bán thuốc sai phạm cho người sử dụng, có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng khó tránh khỏi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước trong kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện tiên du (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)